Cận 0.75 độ – Có nên sử dụng kính khi bị cận 0.75 độ?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Cận 0.75 độ có nên đeo kính không là một trong những câu hỏi được mọi người nhắn hỏi vivision trong thời gian vừa qua vì nhiều người vẫn thấy khó chịu khi đeo kính ở độ cận nhẹ. Ngày hôm nay vivision sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!

Những biểu hiện thường gặp ở người bị cận 0.75 độ

Can-thi-0.75-do

Mọi thứ ở xa mờ hơn

Cận thị là gì? Các mức độ cận thị 

Cận thị là một tật khúc xạ gây giảm khả năng nhìn các vật ở xa, trong khi vẫn có thể nhìn rõ các đối tượng gần. Các mức độ phổ biến của cận thị bao gồm:

  • Cận thị nhẹ: Thường được xem là từ 0.25 đến 3.00 độ.
  • Cận thị trung bình: Thường là từ 3.25 đến 6.00 độ.
  • Cận thị nặng: Thường là trên 6.00 độ.

Do đó, cận 0.75 độ là cận thị nhẹ.

Biểu hiện của cận 0.75 độ

Khác với số độ cận 0.50 thì bị cận thị 0.75 độ thị lực người bị cận đã giảm đi và bắt đầu gặp một số khó khăn trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.

  • Vào chiều tối, người cận 0.75 độ sẽ cảm thấy khó nhìn xa hơn ban ngày.
  • Thường xuyên phải nheo mắt khi làm việc, đọc sách hay xem tivi.
  • Khi lái xe đường xa thường nheo mắt hay căng mắt để nhìn biển báo.

Cận 0.75 nhìn được bao xa? 

Khi mức độ cận thị là 0.75 độ, người mắc cận thị có thể nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách gần, nhưng có thể gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách xa, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc mờ. Đối với một số người, mức độ cận thị này có thể không gây ra quá nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, nhưng có thể cần đến kính cận khi thực hiện các hoạt động yêu cầu phải nhìn rõ các vật thể ở xa.

Cận 0.75 độ có nên đeo kính không?

Việc quyết định liệu cần đeo kính cận thị ở mức độ 0.75 độ hay không thường phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của cận thị đó đối với cuộc sống hàng ngày của bạn và cách bạn cảm thấy khi không đeo kính. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm khi quyết định có đeo kính hay không:

Ưu điểm:

  • Sử dụng khi cần thiết: Đeo kính cận thị có thể giúp bạn nhìn rõ hơn ở khoảng cách xa và giảm mệt mỏi, căng thẳng cho mắt, đặc biệt là khi thực hiện các hoạt động yêu cầu phải nhìn rõ ở khoảng cách xa trong thời gian dài.
  • Giảm sự tiến triển của cận thị: Đeo kính cận thị có thể giúp giảm sự tiến triển của cận thị bằng cách cung cấp sự hỗ trợ cho mắt và giảm áp lực lên thị giác.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào kính: Đeo kính có thể làm cho bạn phụ thuộc vào chúng, có nghĩa là khi nhìn xa bạn sẽ luôn cần 1 chiếc kính để đeo, nếu không việc nhìn mờ sẽ rất khó chịu.
  • Sự thoải mái: Một số người có thể cảm thấy không thoải mái khi đeo kính, đặc biệt là ở những người chưa quen với việc đeo kính.

Các loại kính phổ biến hiện nay

Hiện nay có 3 dòng kính phổ biến nhất bạn có thể tham khảo. Cận 0.75 có thể sử dụng cả 3 loại. Tuy nhiên, bạn nên đi khám mắt và tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại kính phù hợp nhất nhé!

Kính gọng cho người cận thị 0.75 độ

Can-thi-075-do-deo-kinh-gong

Kính gọng cho người cận 0.75 độ khá tiện

Kính gọng là loại kính được mọi người sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì ưu điểm giá thành phải chăng, tiện lợi, dễ sử dụng và vẫn giúp bạn đạt được thị lực tốt. 

Kính áp tròng cận thị (Contact lens)

Kinh-ap-trong-can-075-do

Kính áp tròng cận

Kính áp tròng cận thị hay còn Lens là 1 loại kính tiếp xúc mềm, được sử dụng thay thế cho kính gọng. Ưu điểm của loại kính này là tính thẩm mỹ, tiện lợi và gọn nhẹ nhưng nhược điểm là khó sử dụng và cần phải lưu ý nhiều điều khi sử dụng loại kính này. Ưu điểm của lens là tính thẩm mỹ, sự tiện lợi và gọn nhẹ.

Kính áp tròng đeo ban đêm Ortho-K

Kinh-ortho-k-chua-can-thi

Nguyên lý điều trị của kính Ortho-K

Cũng là một loại kính áp tròng nhưng khác với dòng kính áp tròng mềm thì Ortho-K là dòng kính áp tròng cứng chỉnh hình giác mạc và chỉ sử dụng vào ban đêm khi đi ngủ.

  • Ưu điểm của dòng kính này là bạn không cần phải đeo kính gọng  nhưng vẫn có thể nhìn rõ cả ngày.
  • Nhược điểm của loại kính này là giá thành cao, quy trình bảo quản và vệ sinh nghiêm ngặt, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên nhãn khoa.

Đặt lịch khám tại vivision để được tư vấn kiểm soát cận thị bởi các chuyên gia nhé!

Lời khuyên

Ở trẻ em, cận thị có thể tiến triển rất nhanh. Tuy nhiên bố mẹ cũng có thể bớt lo lắng với các phương pháp kiểm soát cận thị hiện nay đang cho hiệu quả tích cực. Đặc biệt kể đến là phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K.

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

cận 0.75 độ

cận thị

cắt kính

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý