Cận 0.5 độ làm sao để chữa hết cận?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Nhiều bố mẹ vì không muốn con đeo kính và đặt ra các câu hỏi như: cận 0.5 độ có chữa được không, cận 0.5 độ có cần đeo kính không, hay ngay cả cận 0.25 có nên đeo kính không. Mong rằng bài viết này có thể giúp các bố mẹ hiểu rõ hơn về cận thị nhẹ.

Cận thị, cận 0.5 độ và cận thị giả

Những kiến thức về các loại cận thị bao gồm:

Cận thị là gì?

Cận thị là một tình trạng thị giác phổ biến trong đó khi nhìn các vật ở gần trông rõ ràng nhưng khi nhìn các vật ở xa lạ mờ, không rõ. Các cấu trúc của mắt gây cận thị thường có hai đặc điểm: 

  • Chiều dài trục nhãn cầu(hay kích thước mắt) lớn 
  • Thể thuỷ tinh quá cong(phồng)

Cận 0.5 độ

Cận 0.5 độ được coi là cận nhẹ và mắt vẫn có thể nhìn được khoảng 6-7/10. Nếu không có loạn thị (hoặc loạn thị nhỏ, không ảnh hưởng đến thị lực). Với độ cận này, bạn có thể cảm thấy mắt hơi mờ khi nhìn xa, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi nhìn các vật nhỏ, chữ viết nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người không cảm nhận rõ ràng sự khác biệt này và có thể không cần đeo kính.

Cận thị giả

Cận thị giả là 1 cách nói khác về sự quá độ điều tiết của thể thuỷ tinh. Việc này gây ra các triệu chứng tương tự như cận thị, nhưng lại không phải.

Làm sao để biết mình bị cận thị thật hay cận thị giả?

Cận thị và cận thị giả như nói ở trên thì có có sự khác biệt về cơ chế, trong đó:

  • Cận thị “thật”: Khi chiều dài của mắt lớn, phần ánh sáng, hình ảnh của vật ở xa hội tụ trước võng mạc(đáy mắt) thay vì trên võng mạc. Điều này khiến mắt nhìn mờ ở xa.
  • Cận thị giả: Trường hợp này xảy ra khi nhìn gần quá nhiều, thể thuỷ tinh phải phồng liên tục và không kịp xẹp lại khi nhìn xa.

Các cơ điều chỉnh thể thủy tinh cũng vì thế phải hoạt động nhiều gây co rút, mỏi cơ cũng gây hiện tượng ảnh bị hội tụ trước võng mạc.

Can-0.5-do-co-can-deo-kinh

Cận thị

Có thể thấy, cận thị giả là tình trạng tạm thời của cơ ở mắt do hoạt động nhiều gây phồng thể thủy tinh, do đó có khả năng hết khi cơ này trở lại bình thường.

Một số nguyên nhân gây nên cận thị giả: 

  • Phổ biến nhất là tình trạng nhìn gần liên tục, khiến các cơ mắt mỏi, khó  thư giãn
  • Đeo kính với độ không chính xác, khiến các cơ mắt hoạt động nhiều hơn.

Làm sao để biết bạn đang cận thị thật hay cận thị giả

Cận thị thật hay cận thị giả đều khiến cho mắt có tình trạng nhìn mờ ở xa. Tuy nhiên khi có triệu chứng của cận thị giả, thường kèm theo một số đặc điểm: đau đầu, mỏi mắt nhiều, một số khó nhìn cả ở gần.

trieu-chung-moi-mat-o-can-thi-gia

Cận 0.5 độ có thể gây mỏi mắt khi nhìn máy tính nhiều

Một số trường hợp, do không rõ về tình trạng cận thị đã cắt kính, mặc dù ban đầu đỡ mờ ở xa nhưng một thời gian sau tình trạng nhìn mờ, mỏi mắt khó chịu tăng lên. Do đó, mức độ mờ tăng khiến bệnh nhân lầm tưởng mình tăng cận.

Để biết bạn đang có cận thị giả hay cận thị thật, bạn cần được khám với thuốc chuyên dụng (thuốc liệt điều tiết) để kiểm tra chính xác độ khúc xạ của mình. Nếu cận thị thật, độ cận trước và sau khi nhỏ thuốc sẽ không thay đổi. Trong trường hợp cận thị giả, sau khi nhỏ thuốc, số cận ban đầu có thể không còn – có thể thấp hơn hoặc hết.

Cận thị 0.5 độ cần đeo kính không có nên đeo kính không? 

Khi bị cận 0.5 độ thì thị lực khoảng 6-7/10 – đủ để sinh hoạt và thực hiện các công việc trong phạm vi nhất định nên không bắt buộc phải đeo kính. Tuy nhiên, với những nhu cầu cần nhìn xa, cần sự rõ nét như học, xem ti vi… thì vẫn cần phải đeo kính.

Ngoài ra, cận thị 0.5 nhưng đi kèm đó là loạn thị, và độ loạn thị này gây ảnh hưởng trực tiếp, làm giảm thị lực thì bắt buộc phải đeo kính mới có thể đảm bảo nhìn rõ.

Cận 0.5 độ có chữa được không?

Cận 0.5 độ mặc dù là độ cận thấp, tuy nhiên không đeo kính thì thị lực vẫn không đảm bảo được 10/10. Bố mẹ không muốn cho con đeo kính gọng, đây là tâm lý chung của nhiều phụ huynh. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có phương pháp nào có thể làm hết hay giảm độ cận. Phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K lại là 1 lựa chọn tối ưu cho việc không cần đeo kính gọng ở trẻ nhỏ. 

Cận thị giả làm sao để chữa?

Cận thị giả bản chất do tình trạng các cơ tại mắt hoạt động quá mức khiến thể thủy tinh phồng liên tục. Do đó, chữa cận thị giả sẽ dễ dàng nếu bạn được phát hiện kịp thời. Các bác sĩ tại vivision kid đưa ra cho bạn một số điều cần chú ý:

  • Tùy theo mức độ cận thị giả của bạn và thông số khúc xạ sau nhỏ thuốc, có thể cần sử dụng kính hỗ trợ công việc nhìn gần giúp giảm hoạt động quá mức của các cơ mắt.
  • Đối với trường hợp phát hiện muộn, việc điều trị sẽ khó hơn do mắt khó thích nghi, bạn cần phải tập các bài tập thị giác giúp cho mắt được thư giãn dần. Việc nhìn mờ ở xa cũng như tình trạng mỏi sẽ dần cải thiện.
  • Điều quan trọng là bạn phải cho mắt nghỉ ngơi trong ngày làm việc. Nghỉ ngơi 20 giây sau 20 phút làm việc bằng cách nhìn xa 20 feet (6 mét) trở lên ( quy tắc này được gọi là 20-20-20. 
  • Đảm bảo khoảng cách làm việc không quá gần, cự ly làm việc trong khoảng cách hợp lý : 35cm đối với đọc sách báo, 40-50cm với sử dụng màn hình điện thoại, 50-70cm đối với làm việc máy tính.
quy-tac-20-20-20

Quy tắc 20-20-20

Nếu là cận thị thật, cận 0.5 độ cần đeo kính không? 

Nếu sau nhỏ thuốc, số cận sau khi nhỏ thuốc vẫn ở mức 0.5D, tức là độ cận 0.5 độ là thật. Việc sử dụng kính sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng:

  • Đối với người lớn, những người thường xuyên làm việc ở gần, sử dụng kính có thể gây ra tình trạng mỏi mắt có thể không cần kính.
    Trong trường hợp gây nhìn mờ xa ảnh hưởng nhiều, cần sử dụng kính để hỗ trợ nhìn xa.
  • Đối với trẻ nhỏ, các bé còn trong lứa tuổi phát triển, khả năng tăng cận thị sẽ lớn do mắt có thể dài hơn, việc sử dụng kính đúng số đảm bảo ánh sáng luôn hội tụ tại mắt, giúp hạn chế sự kéo dài của trục mắt.

Có thể thấy, việc điều trị cận thị phụ thuộc rất nhiều vào việc có cận thị nào. Khi có dấu hiệu cận thị, cần được thăm khám chuyên sâu để xác định chính xác loại cận và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cận 0.5 độ không bắt buộc phải đeo kính nếu như thị lực không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể cắt kính để nhìn xa rõ hơn, để bảo vệ mắt bởi các yếu tố từ môi trường như gió, bụi. dị vật… Đặc biệt, ở trẻ nhỏ thì cận 0.50 không được phép chủ quan như người lớn vì độ cận ở trẻ tăng rất nhanh.

Gọi hotline 033 41401213 của vivision kid ngay để được tư vấn về hạn chế tăng độ cận thị ở trẻ nhỏ bởi các chuyên gia kiểm soát cận thị.

Lời khuyên cho trẻ bị cận 0.5 độ

Cận 0.5 độ mặc dù là độ cận thấp, tuy nhiên không đeo kính thì thị lực vẫn không đảm bảo được 10/10. Bố mẹ không muốn cho con đeo kính gọng, đây là tâm lý chung của nhiều phụ huynh. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có phương pháp nào có thể làm hết hay giảm độ cận. Phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K lại là 1 lựa chọn tối ưu cho việc không cần đeo kính gọng ở trẻ nhỏ. 

vivisionkid
Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

Cận 0.5 độ

cận thị