Cận 0.75 độ có nên đeo kính không?
Nhiều ý kiến cho rằng cận 0.75 độ chỉ là cận nhẹ, hoàn toàn không cần đeo kính. Vậy cận 0.75 độ có thực sự là cận nhẹ không? Và cận 0.75 độ có nên đeo kính không? vivision kid sẽ chia sẻ với bạn câu trả lời nhé!
Cận 0.75 độ là nặng hay nhẹ?
Cận thị là gì?
Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt. Người bị cận thị chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần mà không thể nhìn thấy rõ được các vật ở xa. Độ cận thị càng cao thì khả năng nhìn xa của mắt càng giảm.
Các mức độ cận thị
Tùy thuộc vào độ cận, mà cận thị được chia làm 4 mức độ như sau:
- Cận thị nhẹ: độ cận thị từ -0.25 Diop đến -3.00 Diop
- Cận thị trung bình: độ cận thị từ -3.25 Diop đến -6.00 Diop
- Cận thị nặng: độ cận thị từ -6.25 Diop trở lên
Như vậy, người bị cận 0.75 độ (-0.75 Diop) được xếp vào mức độ cận thị nhẹ.
Cận 0.75 có thị lực bao nhiêu, nhìn được bao xa?
Thị lực 10/10, 8/10 hay 1/10 là một trong những cách ghi kết quả đo thị lực khi bạn đi khám mắt, cho biết khả năng nhìn rõ những vật ở khoảng cách xa của mắt.
Thường trong các bảng thị lực, mỗi dòng chữ thị lực giảm sẽ tương ứng với 0.25 độ. Vì vậy, người bị cận 0.75 độ sẽ có thị lực tương ứng với 6 – 7/10.
Cận 0.75 độ có nên đeo kính không?
Người bị cận 0.75 độ có nên đeo kính không, nếu có thì nên đeo vào những thời điểm nào trong ngày. Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi của bạn, cụ thể như sau:
- Đối với trẻ nhỏ độ cận chưa ổn định, cận từ – 0.75 Diop trở lên khi nhìn xa thường sẽ bị mờ, vì vậy các bác sĩ khuyến khích nên đeo kính thường xuyên, nhằm bảo đảm quá trình học tập và sinh hoạt diễn ra bình thường.
- Việc không chỉnh kính có thể dẫn đến nguy cơ kích thích tăng độ
- Đối với những người lớn đã ổn định độ cận,việc đeo kính sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của mỗi người.
Cận 0.75 độ có nguy cơ tăng độ nữa không?
Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt không thể điều trị khỏi được. Các phương pháp điều trị chỉ giúp người cận thị không hoặc chậm tăng độ cận hơn, tránh tình trạng mỏi mắt và khô mắt.
Tuy cận 0.75 độ thuộc mức độ cận thị nhẹ, nhưng cận 0.75 độ hoàn toàn có thể tăng độ. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi, thói quen sinh hoạt của trẻ.
Một số trường hợp cận không đeo kính, không tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ có thể tăng độ cận nhanh chóng.
Với người lớn: thường độ cận sẽ dần dần ổn định lại và hầu như không còn bị tăng độ nữa. Do đó, với những người trường thành nguy cơ tăng độ khi cận 0.75 độ sẽ rất thấp. Tuy nhiên không vì thế mà được phép chủ quan, không tái khám định kỳ hoặc thực hiện một chế độ sinh hoạt, làm việc không hợp lý. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến triển của cận thị mà còn có thể dẫn tới những vấn đề khác tại mắt.
Cận 0.75 độ có cần đeo kính không?
Đeo kính gọng
Đeo kính gọng là phương pháp điều trị cận thị phổ biến. Kính gọng có nhiều kiểu dáng để lựa chọn, giảm nguy cơ khô mắt, kích ứng mắt hay chảy nước mắt… vì tròng kính không tiếp xúc trực tiếp với mắt.
Kính gọng dễ đeo, dễ mua, dễ lựa chọn và không có chống chỉ định. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như: Cảm giác bất tiện vướng víu khi hoạt động thể dục thể thao hoặc khi gặp trời mưa sẽ bị nhìn mờ, bị chói đèn,…
Vì vậy, khi cảm thấy không phù hợp với kính gọng, bạn có thể thay thế bằng một số phương pháp điều trị khác.
Kính Ortho-K
Ortho-K là kính tiếp xúc cứng nhằm chỉnh hình giác mạc, được đeo vào trước lúc ngủ (mỗi đêm đeo trung bình từ 6 đến 8 giờ). Do đó, điểm đặc biệt của kính Ortho-K là ban ngày bạn vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường mà không cần đeo kính. Ngoài ra, loại kính này còn làm hạn chế sự tiến triển của cận thị, tức là hạn chế tăng độ cận.
Phương pháp điều trị này được chỉ định cho những người có độ cận tăng nhanh; những người bị cận thị mà không muốn phẫu thuật hoặc chưa đủ tuổi để phẫu thuật (do đang dưới 18 tuổi).
Khuyết điểm của kính Ortho-K là giá thành thường cao và nếu vệ sinh, tháo lắp và bảo quản kính không đúng cách, có nguy cơ khả năng mắt bị viêm nhiễm, tổn thương.
Kính áp tròng ban ngày
Kính áp tròng ban ngày (kính tiếp xúc mềm) được dùng để điều trị cận thị tương đối phổ biến hiện nay. Loại kính này đặt trực tiếp lên mắt khi sử dụng. Nó được thiết kế mềm mại, có tính thấm nước và di chuyển cùng với mắt rất linh hoạt, tạo cảm giác dễ chịu khi đeo.
Khi lựa chọn kính áp tròng đeo ban ngày để sử dụng, bạn cần lưu ý đến độ cận hiện tại, vì độ kính áp tròng có thể sẽ khác với độ kính gọng ban đầu do sự chênh lệch về khoảng cách giữa mắt và thấu kính. Trong quy trình sử dụng kính áp tròng việc vệ sinh và sử dụng nước mắt nhân tạo là rất quan trọng.
Phẫu thuật
Phẫu thuật mắt cận là phương pháp điều chỉnh lại bề mặt cong của giác mạc nhờ tia laser hoặc đặt một thấu kính vào trong mắt để có thể nhìn rõ các vật mà không cần đeo kính nữa.
Mặc dù phẫu thuật mắt cận mang lại hiệu quả cao, có thể thực hiện khi cận còn nhẹ nhưng các chuyên gia Nhãn khoa khuyến cáo rằng độ cận thích hợp nhất để mổ thường từ – 4.00 Diop đến – 10.00 Diop.
Ngoài ra, độ cận cần ổn định ít nhất trong 1 năm.
Bên cạnh đó, tối thiểu là 18 tuổi mới đủ tiêu chuẩn phẫu thuật. Vì vậy, phẫu thuật cho mắt cận 0.75 độ thường không phải là phương pháp điều trị đầu tiên được khuyến khích.
Cách phòng tránh và kiểm soát cận thị tại nhà
- Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử
- Tăng cường hoạt động thể chất ngoài trời
- Bảo vệ mắt: Đeo kính râm, học tập làm việc dưới ánh sáng phù hợp, in giữ ẩm cho mắt
- Bổ sung dưỡng chất tốt cho thị lực: Vitamin A, Vitamin C, Lutein
Hãy liên hệ đặt lịch khám qua hotline 0334.141.213 để được nhận tư vấn cận thị ngay từ các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn cao tại vivision kid – Trung tâm mắt trẻ em tốt nhất Hà Nội!
Lời khuyên
Cận 0,75 độ là cận thị nhẹ. Tuy nhiên các bạn không nên chủ quan, lơ là với tình trạng cận thị này. Nếu không kiểm soát, cận thị ngày một nặng lên, có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho mắt. Để phát hiện sớm tình trạng cận thị cũng như các bệnh lý khác tại mắt, hãy tái khám định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi có dấu hiệu bất thường khác tại các cơ sở y tế uy tín nhé!
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: