Cận 0.75 độ có phải cận nặng không? Cận 0.75 độ có nên đeo kính chưa?
Với độ cận 0.75 độ nhiều người thắc mắc liệu rằng với độ cần này đã cần thiết đeo kính chưa? Hiện nay, số lượng người mắc tật khúc xạ ngày càng tăng. Hãy cùng vivision kid tìm hiểu thêm về 0.75 qua bài viết này nhé.
Bị cận 0.75 độ là nặng hay nhẹ?
Cận thị là gì?
Cận thị là tật khúc xạ ở mắt khiến người mắc nhìn mờ vật ở xa, do công suất giác mạc/ thể thủy tinh tại mắt hoặc do chiều dài trục nhãn cầu dài hơn bình thường.
Hiện nay số lượng người mắc tật khúc xạ ngày càng tăng. Từ 2010 đến năm 2020, tỷ lệ cận thị tăng trên toàn thế giới từ 28,3% lên 33,9%, và con số này dự kiến sẽ tăng lên 50% vào năm 2050.
Dân số toàn cầu năm 2020 là 7,79 tỷ người, trong đó 2,64 tỷ người (33,9%) mắc cận thị và 0,46 triệu người mắc cận thị cao. Đặc biệt, các nước châu Á có tỷ lệ cận thị và cận thị cao cao hơn các khu vực khác.
Phân loại cận thị
Cận thị được chia làm 3 mức độ (loại trừ yếu tố điều tiết của mắt):
- Cận thị nhẹ: từ -0.25D đến dưới -3.00D
- Cận thị trung bình: từ -3.25D đến -6.00D
- Cận thị cao: trên -6.00D
Theo phân độ trên, cận 0.75 độ ở mức cận thị nhẹ.
Biểu hiện thường gặp khi trẻ bị cận 0.75 độ
Trẻ bị cận 0.75 độ có các biểu hiện tại mắt như:
- Nhìn xa mờ, nhòe
- Đau nhức mỏi mắt khi nhìn gần nhiều
- Thường xuyên nheo mắt
Mắt chính thị, nhìn xa tốt có mức thị lực 10/10. Đối với người cận thị 0.75D, thị lực nhìn xa dao động từ 4-5/10 và tùy theo cá thể mỗi người, các bệnh tại mắt khác.
Để có thể nhận biết được thị lực của bệnh nhân tốt hay kém thì cần kiểm tra thăm khám cả thị lực nhìn xa và thị lực nhìn gần tại phòng khám hoặc bệnh viện.
Cận 0.75 độ có nên đeo kính không?
Theo các chuyên gia trên thế giới, cận thị nhẹ (-0.75D) có thể chưa cần thiết đeo kính thường xuyên, tùy vào nhu cầu mà môi trường nhìn của đối tượng đeo kính. Nhưng nên đeo kính khi hoạt động nhìn xa cần thiết như lái xe đi đường, xem tivi. …
Đặc biệt, trẻ em có thể có một số biểu hiện tại mắt như sau:
- Nhìn xa mờ, nhòe
- Đau nhức mỏi mắt khi nhìn gần nhiều
- Thường xuyên nheo mắt
Trẻ em nên được đi khám mắt ngay để được thăm khám, chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Các cách giúp giữ độ cận 0.75 để không cần đeo kính
Cận thị 0.75D chưa cần thiết đeo kính thường xuyên, nên đeo kính khi hoạt động nhìn xa cần thiết như lái xe đi đường, xem tivi, …. Bên cạnh đó, cận thị 0.75 độ mà không cần đeo kính có một số chú ý sau đây cần được tuân thủ:
Khám mắt định kỳ
Những người cận 0.75 độ cần chú ý trong việc khám mắt định kỳ để kiểm soát độ cận, theo dõi tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ. Thời gian được chuyên gia khuyến cáo từ 3 – 6 tháng tái khám mắt định kỳ 1 lần.
Ở trẻ, nếu không được theo dõi mắt thường xuyên, độ cận của trẻ tăng cao, có nguy cơ dẫn đến nhược thị – mắt không có khả năng nhìn 10/10.
Tăng thời gian hoạt động ngoài trời
Thời gian hoạt động ngoài trời rất cần thiết cho mỗi người, đặc biệt trên đối tượng là trẻ em, mặc dù chỉ cận thị nhẹ. Hạn chế sử dụng thiết bị điện từ như máy tính, điện thoại quá lâu khiến mắt nhức mỏi.
Mắt được thư giãn nhờ quy tắc 20-20-20. Quy tắc 20-20-20 nghĩa là sau 20 phút làm việc nhìn gần, cần nhìn xa 20 feet (tương đương 6 mét) trong vòng 20 giây. Cần áp dụng quy tắc này khi công việc nhìn gần nhiều, kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt (tăng hoạt động ngoài trời) sẽ giúp mắt được thư giãn tối đa.
Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và mắt
Các thực phẩm, thuốc bổ dưỡng cho mắt đều được khuyến khích sử dụng. Một số dưỡng chất bổ mắt được bào chế trong thuốc, có sẵn trong các thực phẩm hàng ngày:
- Vitamin A, E
- Lutein, Zeaxanthin
- Axit béo omega-3
Cận 0.75 độ là mức cận thị nhẹ nhưng cần được kiểm soát tốt nhờ việc khám mắt định kỳ và điều chỉnh chế độ sinh hoạt. Bố mẹ cần chú ý các biểu hiện của trẻ mắc cận thị để phát hiện và điều trị nhằm giảm nguy cơ nhược thị cho trẻ. Đặt lịch khám tại vivision kid để được các cô chú ý bác sĩ và chuyên gia tư vấn kiểm soát cận thị ngay nhé!
Các giải pháp kiểm soát độ cận thị
Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và mắt để kiểm soát độ cận thị:
- Các thực phẩm, thuốc bổ dưỡng cho mắt đều được khuyến khích sử dụng.
- Một số dưỡng chất bổ mắt được bào chế trong thuốc, có sẵn trong các thực phẩm hàng ngày: Vitamin A, E, Lutein, Zeaxanthin, Axit béo omega-3
Cận 0.75 độ là mức cận thị nhẹ nhưng cần được kiểm soát tốt nhờ việc khám mắt định kỳ và điều chỉnh chế độ sinh hoạt. Bố mẹ cần chú ý các biểu hiện của trẻ mắc cận thị để phát hiện và điều trị nhằm giảm nguy cơ nhược thị cho trẻ.
Đặt lịch khám qua form đặt lịch để được các cô chú ý bác sĩ và chuyên gia tư vấn kiểm soát cận thị ngay nhé!
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: