Cận 10 độ là gì? Người cận thị 10 độ có điều trị được không?
Hiện nay, số người mắc cận thị ngày càng tăng lên, độ cận lên tới 10 độ hoặc lớn hơn là chuyện không quá hiếm gặp. Khi bị cận 10 độ trở lên được đánh giá là cận nặng, do đó cần phải khắc phục kịp thời nếu không sẽ để lại những di chứng khó kiểm soát.
Cận thị là gì? Mắt cận 10 độ là nặng hay nhẹ?
Cận thị là gì?
Cận thị là một trong các tật khúc xạ ở mắt, đặc trưng bằng việc hình ảnh của vật thể khi quan sát sẽ hội tụ ở phía trước thay vì ở trên võng mạc, khi đó hình ảnh nhận thấy sẽ mờ hơn so với người bình thường. Nguyên nhân có thể do nhãn cầu bị dài ra hoặc những sai sót tại giác mạc, thể thủy tinh,…
Phân loại mức độ cận
Dựa theo mức độ cận thị, có thể chia thành các mức độ sau:
- Cận thị nhẹ: Độ cận nhỏ hơn đến 3 đi-ốp.
- Cận thị trung bình: Độ cận từ trên 3 đi-ốp đến 6 đi ốp.
- Cận thị nặng: Độ cận từ trên 6 đi-ốp trở lên.
Như vậy, cận 10 độ là cận thị nặng, có thể kèm theo những thoái hóa ở phần sau nhãn cầu gây nên những biến chứng khác. Vậy cận 10 độ có điều trị được không?
Cận 10 độ có nguy hiểm không?
Bạn đã hiểu về các rủi ro của cận thị cao có thể mắc phải? Cận thị ở mức nghiêm trọng hoặc “cao” khi thị lực từ -6,00 diop trở lên. Cận thị nặng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về mắt của trẻ, bao gồm:
Rách võng mạc, bong võng mạc
Võng mạc là lớp lót bên trong cùng của nhãn cầu, là nơi tiếp nhận các thông tin từ môi trường ngoài như ánh sáng và hình ảnh. Khi rách võng mạc trẻ có thể nhìn thấy các đốm đen hoặc hình ảnh như ruồi bay trước mắt. Một vết rách ở võng mạc tạo ra nguy cơ bong võng mạc và mất thị lực nghiêm trọng.
Bong võng mạc là một trường hợp cấp cứu khi võng mạc bong ra khỏi vị trí bình thường của nó ở phía sau mắt. Khi đó võng mạc trở nên thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết từ các mạch máu trong mắt. Bệnh nhân bị bong võng mạc càng lâu thì nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn càng cao. Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay nếu trẻ đột ngột nhìn thấy hình ảnh ruồi bay, ánh sáng nhấp nháy trước mắt hoặc thị lực giảm.
Bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Tổn thương này thường xảy ra do sự tích tụ áp lực lên dây thần kinh thị giác, gây ra sự phát triển của các điểm mù trong tầm nhìn. Theo thời gian, bệnh tăng nhãn áp có thể gây mất thị lực không thể phục hồi. Bệnh tăng nhãn áp có thể tiến triển một cách âm thầm đến khi có triệu chứng rõ ràng. Trong một số trường hợp trẻ có thị lực bình thường không có nghĩa là trẻ không mắc phải bệnh lý này.
Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể xảy ra khi thủy tinh thể trong suốt của mắt bắt đầu cứng lại và trở nên đục. Bị đục thủy tinh thể cũng giống như việc nhìn qua kính chắn gió đầy bụi, khiến trẻ khó đọc sách, hoặc nhìn rõ vật. Đục thủy tinh thể thường xảy ra do những thay đổi tự nhiên bên trong mắt đặc biệt là sau tuổi 40, cuối cùng có thể gây mất thị lực nghiêm trọng. Nhiều người cần phẫu thuật thay thủy tinh thể để nhìn rõ trở lại.
Người cận 10 độ CÓ THỂ điều trị được. Có nhiều phương pháp mà người cận thị 10 độ có thể quan tâm đến:
Kiểm soát cận 10 độ bằng đeo kính gọng với mắt kính chiết suất cao
Thông thường, với độ cận càng cao thì người cận thị phải đeo mắt kính càng dày. Người cận thị 10 độ thường sẽ gặp nhiều khó khăn và nản chí nếu đeo một chiếc kính dày cộp ở trước mắt. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học tập và làm việc. Một giải pháp dành cho người cận 10 độ là sử dụng mắt kính chiết suất cao. Mắt kính sẽ mỏng hơn với chất liệu có chiết suất cao hơn. Kính cận siêu mỏng sẽ phù hợp cho đối tượng này, tròng kính sẽ nhẹ hơn và đem lại sự thoải mái và thuận tiện cho người sử dụng. Thị lực đem lại cũng sẽ tốt do độ truyền quang cao.
Cận 10 độ có đeo kính áp tròng được không?
Một giải pháp khác dành cho người có mắt cận 10 độ là sử dụng kính áp tròng. Kính sẽ được đeo ở trên mắt để giúp người dùng nhìn rõ. Kính áp tròng có nhiều ưu điểm hơn so với kính gọng khi hạn chế được sự tác động của gió bụi, sương mù khi di chuyển, hay những bất tiện khi chơi thể thao. Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng kính áp tròng như kính áp tròng cứng, kính áp tròng mềm,… Mỗi loại kính đều có những ưu và nhược điểm riêng, người cận 10 độ nên cân nhắc trước mỗi loại kính trước khi sử dụng.
Mắt cận 10 độ có mổ được không?
Thực tế, phẫu thuật không phải lúc nào cũng là phương pháp duy nhất để sửa chữa các vấn đề về thị lực. Người mắc cận thị ở mức độ 10 độ có thể sử dụng kính để cải thiện thị lực. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc đeo kính có thể không phải là giải pháp lý tưởng. Có thể bệnh nhân không thể đeo kính do yêu cầu công việc hoặc do các yếu tố khác như không thoải mái khi sử dụng kính.
Để có thể thực hiện phẫu thuật cận thị một cách thuận lợi, cần phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể như sau:
- Tuổi đủ 18 tuổi trở lên với thị lực ổn định.
- Giác mạc không có bất thường về hình dạng.
- Độ dày của giác mạc phải đủ để thực hiện phẫu thuật.
- Không có các bệnh lý nặng về mắt như nhược thị, các viêm nhiễm ở mắt và các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật và kết quả sau này.
Các phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay bao gồm CLEAR, Femto Lasik, SmartSurfACE, Lasik và Phakic. Mỗi phương pháp này đều có những ưu điểm và điểm yếu riêng, và việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo kết quả tốt nhất cho mắt của trẻ.
Hãy cùng các bác sĩ chuyên gia vivision bảo vệ đôi mắt của bạn nhé! Đến với vivision ngay để được tư vấn và điều trị bởi các chuyên gia về lĩnh vực nhãn khoa.
Lời khuyên
Như vậy qua bài viết trên hi vọng các bạn đã có thêm thông tin về tổng quan, mức độ nguy hiểm và các phương pháp điều trị với mắt cận 10 độ. Hơn hết, để ngăn ngừa tình trạng độ cận tiến triển nhanh gây ra những biến chứng nặng nề, bạn nên đi khám mắt thường xuyên ở những cơ sở uy tín.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.
Gắn thẻ: