Cận 5 độ có đeo kính áp tròng mềm được không?
Độ cận cao có sử dụng được kính áp tròng mềm hay không là câu hỏi được nhiều người đặt ra, bởi vậy hãy cùng vivision kid khám phá: Cận 5 độ có đeo kính áp tròng mềm không và cách chọn kính ra sao nhé!
Kính áp tròng mềm là gì?
Kính áp tròng (còn gọi là kính tiếp xúc hay lens) là loại thấu kính mỏng, dẹt, được làm từ chất liệu đặc biệt và được đặt trực tiếp lên mắt khi sử dụng. Kính áp tròng có chức năng như kính cận thông thường, giúp mắt nhìn rõ các vật ở xa. Kính áp tròng mềm là một loại kính áp tròng có thiết kế mềm mại, ôm sát vào giác mạc và có thể di chuyển theo mắt một cách linh hoạt, ít gây cảm giác khó chịu khi đeo.
Hiện nay, kính áp tròng mềm được tạo nên bởi 2 loại chất liệu chính, đó là Hydrogel và Silicone Hydrogel. Loại kính này còn gọi là kính thấm nước vì nó chứa 40-80% nước, có tác dụng ngậm nước và thẩm thấu oxygen. Vì vậy, kính thường rất mỏng, mềm, êm dịu, ít gây kích ứng khi đeo. Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn các địa chỉ chính hãng để mua kính áp tròng, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số hãng phân phối kính uy tín tại Việt Nam như sau: SEED Việt Nam, Caras Lens, Doll Eyes, Acuvue,…
Liệu cận 5 độ có đeo kính áp tròng được không?
Cận <15 độ có thể sử dụng và đặt kính áp tròng mềm tương đối dễ dàng. Nếu bạn đang quan tâm đến câu hỏi “Cận 5 độ có đeo kính áp tròng được không?” Hay các câu hỏi tương tự như cận 4 độ, 6 độ, hay 8 độ có đeo được kính áp tròng không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể nhé!
Để giải thích rõ hơn cho câu trả lời này, hãy cùng vivision kid tìm hiểu kính áp tròng mềm phù hợp với những người cận thị ở khoảng độ cận bao nhiêu? Hiện nay, các hãng kính áp tròng chính hãng tại Việt Nam khuyến cáo rằng kính áp tròng mềm có thể được sử dụng cho người cận thị từ 0.5 độ tới 15 độ.
Ưu điểm của loại kính này là rất tiện lợi với những người thích hoạt động thể dục thể thao, với những trẻ thích vui chơi, chạy nhảy. Ngoài ra, kính áp tròng sẽ không bị nhòe khi đi mưa hoặc gặp sương mù và nó thường có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, loại kính này giúp tăng góc nhìn hơn so với kính gọng do tính chất áp sát giác mạc của lens. Vì vậy, kính áp tròng được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Cận 5 độ nên đeo kính áp tròng bao nhiêu độ?
Liệu cận 5 độ có nên đeo chính xác lens 5 độ hay nên giảm hoặc tăng độ một chút để nhìn rõ hơn, dễ chịu hơn không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia Nhãn khoa, nếu bạn chỉ bị cận thị 5 độ mà không kèm theo loạn thị, hãy đeo kính có độ cận 4.75 ( dưới 5 độ ) . Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đeo, tránh tình trạng choáng, hoa mắt, nhức đầu có thể xảy ra.
Nếu trường hợp bạn bị loạn thị kết hợp với cận thị, bạn cần được thăm khám bởi các bác sĩ ở cơ sở y tế uy tín để xem liệu bạn có đủ điều kiện đeo kính áp tròng hay không và đeo loại kính nào là phù hợp, với độ kính là bao nhiêu. Đây là một giải pháp an toàn đối với đôi mắt của bạn.
Cách lựa chọn kính áp tròng cho người cận thị
Sau khi trả lời được câu hỏi “Cận 5 độ có đeo kính áp tròng mềm được không?” thì chắc hẳn bạn sẽ muốn biết lựa chọn kính áp tròng cho người cận thị dựa vào những yếu tố nào? Liệu kính áp tròng mà mình đang đeo có phù hợp với đôi mắt của mình không?
Lựa chọn kính áp tròng mềm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:
Phụ thuộc vào độ cận
So với các loại kính mắt thông thường như kính gọng, độ cận của kính áp tròng thường thấp hơn. Điều này được lý giải dựa trên nguyên nhân sau: Khoảng cách từ mắt đến kính áp tròng sẽ ngắn hơn so với khoảng cách từ mắt đến kính gọng thông thường (do lens được đặt trực tiếp lên giác mạc).
Vì thế, khi mắt đeo kính áp tròng có độ cận đã được điều chỉnh sẽ dễ thích nghi hơn, tránh tình trạng bị nhức đầu, hoa mắt. Cách chọn độ cận hợp lý đối với kính áp tròng là giảm từ 0.25 đến 0.5 độ so với độ cận thực sự hoặc so với độ cận của kính mắt đang sử dụng.
Phụ thuộc vào sở thích
Ngoài độ cận, cách chọn kính áp tròng tùy theo sở thích, theo màu sắc cũng rất quan trọng. Tùy vào phong cách trang điểm của bạn cũng như các đường nét trên gương mặt mà bạn có thể lựa chọn gam màu phù hợp như tông màu nâu, màu đen, màu xám hay màu xanh,… Việc lựa chọn một tông màu phù hợp sẽ giúp bạn trông quyến rũ và tự tin hơn. Ví dụ, tông màu nâu thường được rất nhiều người châu Á chọn bởi vì màu mắt của phần lớn người châu Á có nền nâu hoặc nền đen.
Phụ thuộc vào kích thước của kính
Một vấn đề cực kỳ quan trọng khi chọn kính áp tròng là chọn được kích thước kính phù hợp với mắt. Thông thường, khi bạn tìm hiểu các size kính áp tròng ở một số cửa hàng hoặc trên Internet, bạn có thể bắt gặp các loại kính được chia size theo mm, ví dụ 14.5mm, 14.7mm, 14.8mm,…
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các nhãn hàng kính áp tròng chính hãng, việc đo kích thước lens dựa vào số mm có thể không chính xác, gây nhìn mờ hoặc khó chịu khi đeo. Thay vào đó, các cửa hàng kính áp tròng uy tín khuyến cáo nên chọn kích thước kính dựa vào bảng size X, S, M, L. Ở mỗi size, đường kính lens sẽ giao động ở một phạm vi phù hợp với kích thước đôi mắt của bạn.
Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mắt
Một lưu ý rất quan trọng nếu bạn đang chuẩn bị sử dụng kính áp tròng là hãy đảm bảo bạn đang không mắc các tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ hay ngứa mắt. Bởi vì kính áp tròng được đặt trực tiếp lên giác mạc, nếu bạn đang bị viêm nhiễm tại mắt hoặc một số bệnh lý liên quan, việc đeo kính áp tròng có thể làm nặng hơn tình trạng viêm nhiễm này, gây các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới mù lòa.
Nếu bạn có các thắc mắc thêm về kính áp tròng mềm và các biện pháp không cần dùng kính gọng mà vẫn nhìn rõ có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tại vivision kid qua Zalo …. và thăm khám trực tiếp.
Lời khuyên
Kính áp tròng mềm là một dòng kính đem lại nhiều ưu điểm và thuận tiện cho người sử dụng, tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng cần cân nhắc sao cho đảm bảo an toàn với sức khỏe mắt của mình. Đặc biệt nên lựa chọn kính áp tròng đảm bảo chất lượng và thăm khám định kỳ để giữ gìn một đôi mắt sáng khỏe.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: