Cận loạn nặng và những nguy cơ tiềm ẩn

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Cận loạn nặng là một trong những vấn đề liên quan đến thị lực phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh hay người già… Người bị cận loạn nặng luôn cảm thấy khó chịu, đồng thời sẽ tiềm ẩn nguy cơ biến chứng tại mắt  

Cận loạn thị là gì?

Hiểu một cách đơn giản, cận loạn thị chính là tình trạng mắt vừa bị cận thị vừa bị loạn thị. Trong đó, loạn thị sẽ làm cho mắt nhìn vật bị mờ hoặc nhòe dù ở gần hay xa, còn cận thị chỉ có thể nhìn rõ vật ở cự ly gần. 

Tật khúc xạ này còn được biết đến là kiểu loạn thị xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể ở bên trong mắt gặp vấn đề như cong không đều, trục nhãn cầu quá dài, khiến cho tia sáng đến mắt hội tụ thành nhiều điểm, thay vì một điểm trên võng mạc như mắt bình thường. Hậu quả của cận loạn là mắt trở nên mờ nhòe ở mọi khoảng cách xa hay gần.

Tìm hiểu về cận loạn nặng

Tìm hiểu về cận loạn nặng

Bao nhiêu độ thì là cận loạn nặng?

Bị cận loạn luôn khiến nhiều người lo lắng, hoang mang. Đặc biệt, tình trạng bệnh càng nặng càng ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực của người bệnh. Vậy cận loạn nặng là bao nhiêu độ?

Phân loại cận thị

Dưới đây là phân loại cận thị chi tiết và tùy vào từng mức độ, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp.

  • Phân loại cận thị do trục và khúc xạ: Cận thị trục và Cận thị do khúc xạ.
  • Phân loại cận thị theo nguyên nhân: Cận thị do nguyên phát và Cận thị do thứ phát.
  • Phân loại cận thị theo định lượng: Tật cận thị được xác định khi mắt có số độ là -0.50 D.
  1. Cận thị cao: tật khúc xạ cầu tương đương của mắt ≤ –6.00 D khi điều tiết được giãn
  2. Cận thị thấp: tật khúc xạ cầu tương đương của mắt ≤ -0.50 và > -6.00 D khi điều tiết được giãn.

Đánh giá mức độ loạn thị

Tương tự như cận thị, mức độ nghiêm trọng của loạn thị sẽ được đo lường bằng đi ốp (diopters) – đơn vị đo công suất quang học của thấu kính. Cụ thể:

  • Bị loạn thị nhẹ: dưới 1.00 đi ốp.
  • Bị loạn thị vừa: khoảng 1.00 – 2.00 đi ốp.
  • Bị loạn thị nặng: từ 2.00 – 3.00 đi ốp.
  • Bị loạn thị rất nặng: hơn 3.00 đi ốp.
Cận loạn nặng là vừa bị cận thị nặng và vừa bị loạn thị nặng

Cận loạn nặng là vừa bị cận thị nặng và vừa bị loạn thị nặng

Nguy hiểm tiềm ẩn khi bị cận loạn nặng

Bị cận loạn nặng thì tức là, mức độ cận thị và loạn thị đều nặng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến thị giác cũng như cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời thì tiến triển cận nặng sẽ rất nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho đôi mắt.

Biến chứng của cận nặng

Cận thị nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thị lực. Có thể kể đến như là nhược thị, vẩn đục dịch kính, glocom, rách hoặc bong võng mạc… Cuối cùng là gây mù lòa vĩnh viễn.

Biến chứng của loạn nặng

Hầu hết bị loạn thị nhẹ (cấp độ dưới 1.00 đi ốp) sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng thị lực và không cần can thiệp, chữa trị. Còn ở cấp độ cao hơn, loạn thị sẽ gây khó chịu, nhìn mờ… Đặc biệt, loạn thị nặng từ 2.00 đi ốp trở lên mà không được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ bị nhược thị.

Tóm lại, biến chứng của cận loạn nặng là người bệnh có nguy cơ mắc phải biến chứng của cả 2 tật khúc xạ cận thị và loạn thị. Ngoài ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như bong võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, mất thị lực vĩnh viễn…

Lưu ý kiểm soát tiến triển cận loạn nặng

Cận loạn nặng làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cảm nhận cuộc sống bằng thị giác. Do đó, việc kiểm soát tiến triển của tật khúc xạ này là một vấn đề rất quan trọng.

Đeo kính gọng

Đây là 1 phương pháp đơn giản, phổ biến và mang lại hiệu quả cao, phù hợp với mọi đối tượng. Bệnh nhân nên tìm hiểu rồi đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn loại kính gọng phù hợp với mức độ và nhu cầu của mình. Kính gọng sẽ có kính bình thường và kính có thiết kế đặc biệt nhằm hạn chế tăng độ cận cho các bé.

Đeo kính áp tròng mềm

Kính áp tròng mềm là một loại kính được sử dụng để cải thiện tật cận loạn và sản phẩm ngày càng được ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ cũng như tiện lợi trong quá trình sinh hoạt. Thế nhưng, nếu kính không được vệ sinh đúng cách có thể gây viêm nhiễm mắt. Đồng thời phải đổi kính khi hết hạn sử dụng và chi phí thay tương đối cao.

Sử dụng kính áp tròng ban đêm

Kính áp tròng ban đêm (Ortho-K) được đánh giá là phương pháp tiên tiến và mang lại hiệu quả trong việc điều trị cận thị. Sản phẩm được thiết kế đặc biệt, hoàn toàn có thể chỉnh hình giác mạc khi ngủ vào ban đêm. Nhờ vậy, không cần dùng kính gọng hay phẫu thuật tại mắt, bé vẫn nhìn rõ mọi vật, lên đến 10/10.

Phẫu thuật

Trên thực tế, một số kỹ thuật laser tân tiến có thể khắc phục được các tật khúc xạ. Những biện pháp được áp dụng phổ biến, đó là:

  • Phẫu thuật Lasik: Thủ thuật chữa tật cận loạn thị an toàn và luôn được đánh giá cao nhờ khả năng hồi phục nhanh cũng như nguy cơ tái phát thấp. Người bệnh có thể sử dụng phương pháp mổ Lasik cơ bản hoặc mổ Femto Lasik.
  • Phẫu thuật Lasek: Kỹ thuật thay đổi độ cong của giác mạc, đồng thời định vị lại biểu mô lỏng lẻo bằng tia laser excimer. Từ đó điều trị hiệu quả các tật khúc xạ thị giác.
  • Phẫu thuật Relex Smile: Được đánh giá là phương pháp tân tiến hiện đại nhất. Kỹ thuật này sẽ giúp định hình giác mạc hiệu quả, an toàn thông qua tia laser đời mới. Nhất là, Relex Smile còn có thể áp dụng cho những bệnh nhân bị cận loạn nặng, lên tới 8 hoặc 9 độ.
  • Phẫu thuật PRK: Kỹ thuật mổ phù hợp cho người bệnh sở hữu giác mạc mỏng và khô mặt. Phương pháp thường được tiến hành bằng cách loại bỏ biểu mô ngoài cùng của giác mạc, để chúng phát triển lại một cách tự nhiên và phù hợp.
  • Phẫu thuật Phakic ICL: Biện pháp được khuyến khích dành cho bệnh nhân bị cận loạn cao tới 6 đi ốp. Phakic ICL sẽ dùng tia laser tạo vạt giác mạc mỏng rồi đặt thấu kính vào bên trong mắt, để đúng chính giữa mống mắt và thủy tinh thể. 
Phẫu thuật Lasik để điều trị cận loạn

Phẫu thuật Lasik để điều trị cận loạn

Phòng tránh cận loạn

Như đã nói, cận loạn nặng là tật khúc xạ nguy hiểm, gây ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực trong cuộc sống, sinh hoạt. Do đó, các bạn nên tự bảo vệ đôi mắt của mình theo những cách sau:

  • Luôn học tập, làm việc ở nơi đủ ánh sáng. Bên cạnh đó, cần hạn chế lướt điện thoại trong bóng tối và hãy luôn đeo kính khi tiếp xúc với ánh sáng quá chói.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Đặc biệt, cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin có lợi cho mắt như cà rốt, bí đỏ, đu đủ…
  • Điều trị dứt điểm. Tức là, khi cảm thấy bản thân gặp các vấn đề về mắt thì bạn nên điều trị ngay và luôn. Không để quá lâu, có thể gặp biến chứng nguy hiểm khác như mù lòa…
  • Nên có thói quen sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể, rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày. Tránh xa điện thoại và thiết bị công nghệ trước khi ngủ để đôi mắt luôn được nghỉ ngơi.
  • Áp dụng quy tắc 20 – 20. Đó là, sau 20 phút làm việc, đọc sách, nhìn máy tính… cần để mắt nghỉ ngơi, thư giãn khoảng 20 giây.
  • Thăm khám mắt thường xuyên. Khi thấy đôi mắt có dấu hiệu bất thường, đừng chủ quan, hãy đi khám ngay! Tốt nhất là mỗi năm, bạn nên khám mắt 1 lần để sớm phát hiện nguy cơ mắc các tật ở mắt và được điều trị kịp thời.

Mong rằng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ thì các bạn sẽ “nạp” được thêm nhiều kiến thức hữu ích về nguy cơ của cận loạn nặng để có phương pháp điều trị, phòng tránh phù hợp. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ và đặt lịch khám tại vivision nhé! Sở hữu đội ngũ nhân viên y tế dày dặn kinh nghiệm cùng các chuyên gia có chuyên môn cao, vivision sẽ giúp bạn luôn có đôi mắt tinh anh nhất.

Lời khuyên

Cận loạn nặng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Vì vậy hãy thăm khám mắt định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện sớm và có phương án điều trị cận loạn phù hợp và hiệu quả nhất nhé!

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

biến chứng của cận loạn nặng

cận loạn nặng

tiến triển cận loạn

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý