Cận nặng có bị mù không? 3 lưu ý khi bị cận nặng
Dưới sự tác động của nhiều yếu tố, cận thị ngày càng có tỉ lệ mắc cao. Điều đáng nói là cận nặng có thể gây ra biến chứng mù đặc biệt nguy hiểm đến thị giác.
Thực trạng về cận thị nặng:
Thực trạng tỉ lệ cận thị ở Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt là sau mùa dịch, tỉ lệ người mắc tật khúc xạ ngày càng nhiều, nhất là độ tuổi học đường, con số tăng lên một cách nhanh chóng. Theo thống kê mới nhất tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh cận thị chiếm từ 15-40% tương ứng từ 14-36 triệu người. Đây là một tình trạng đáng báo động và ngày càng tăng cao trong xã hội hiện đại.
Cận bao nhiêu độ được gọi là cận nặng?
Theo tiêu chuẩn của IMI, cận thị được chia làm 3 mức:
Cận thị nhẹ-trung bình: tật khúc xạ cầu tương đương của mắt ≤ -0.5 và > -6.00 D khi điều tiết được giãn.
Cận thị cao: tật khúc xạ cầu tương đương của mắt ≤ –6.00 D khi điều tiết được giãn.
Biến chứng tại mắt khi bị cận nặng có gây mù không?
Cận nặng có thể gây ra một số các biến chứng gây nguy hiểm cho thị giác. Cùng đọc để tìm hiểu về các mối nguy cơ có thể xảy ra của những biến chứng này nhé!
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (thoái hóa điểm vàng) được hiểu là sự tổn thương của các tế bào điểm vàng nằm giữa võng mạc mắt – bộ phận giúp hình ảnh được nhìn thấy một cách rõ nét hơn. Khi bị thoái hóa hoàng điểm tuổi già, thị lực của người bệnh sẽ bị suy giảm nặng nề với các biểu hiện đặc trưng như:
- Nhìn mờ như có màn khói che trước mắt
- Nhìn hình ảnh sẽ bị méo mó, đường thẳng thành đường cong, gấp khúc hay uốn lượn.
- Không nhìn rõ hoặc mất hẳn thị lực vùng trung tâm hình ảnh.
- Nhìn thấy hình ảnh như bị thu bé lại.Bệnh nhân khó phân biệt màu sắc và khoảng cách.
- Bệnh nhân khó nhìn khi ánh sáng yếu.
Thoái hóa điểm vàng là một biến chứng của cận thị nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mất hẳn thị lực và khiến người bệnh bị mù.
Đục thể thủy tinh
Theo nghiên cứu, có tới 70% người có đục thể thủy tinh từ 50 tuổi trở lên. Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt của mắt, nó có vai trò hội tụ ánh sáng lên võng mạc, giúp chúng ta nhìn rõ sự vật. Đục thể thủy tinh là tình trạng khi các protein trong thủy tinh thể kết tụ lại thành đám sẽ gây đục thủy tinh thể, khiến thị lực bị suy giảm. Các triệu chứng thường gặp của đục thể thủy tinh:
- Nhìn mờ, cảm giác như có một màn sương, màn khói mờ che phủ trước mắt.
- Nhìn đôi (song thị), có thể nhìn thấy 2 hình ảnh cùng một lúc do ánh sáng đi qua thủy tinh thể bị tán xạ.
- Thấy xuất hiện chấm nhỏ hoặc vệt đen trước tầm nhìn (hiện tượng ruồi bay).
- Các hình ảnh đều có thể có thêm màu vàng nhạt trong khi các màu sắc bắt mắt khác như đỏ, cam… có thể bị giảm bớt.
- Việc đọc sách có thể khó khăn hơn do mắt nhìn mờ, giảm sự tương phản với chữ, đồng thời, mắt sẽ rất nhanh bị nhức mỏi khi đọc sách báo quá lâu.
- Sự tăng nhạy cảm với ánh sáng có thể khiến bạn khó khăn hơn trong việc lái xe vào ban đêm do ánh sáng từ đèn pha của của các xe đi ngược chiều, triệu chứng đục thủy tinh thể này thường gặp hơn khi bị đục thủy tinh thể bao sau.
- Trong một số ít các trường hợp, phần màu mống mắt bình thường thay vì đen hoặc nâu thì sau khi thủy tinh thể bị đục, mống mắt có thể bị một vết trắng đục hoặc hơi vàng. Tầm nhìn của người bệnh bị giảm nghiêm trọng có thể chỉ còn phân biệt được sáng và tối. Đây là triệu chứng đục thủy tinh thể rất nặng, cần có hướng can thiệp ngay
Đục thể thủy tinh là một trong những biến chứng phổ biến của cận thị nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa
Glaucoma:
Mắt người cận thị nặng hoặc rất nặng, có trục nhãn cầu dài kéo căng các lớp sợi thần kinh thị giác khiến lớp liên kết này mỏng và yếu đi.
Trường hợp người bệnh có triệu chứng mất thị trường một phần tương ứng với nơi tổn thương trên lớp sợi thần kinh này, có khả năng đã mắc glaucoma. Trong giai đoạn sớm, người bệnh có thể không có triệu chứng gì, không gây đau, tầm nhìn vẫn bình thường.
Chứng tăng nhãn áp có thể phát triển ở một hoặc cả hai mắt với các triệu chứng: nhức mắt, nặng mắt thoáng qua đau nhức mắt, trong một số trường hợp đôi khi thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhức quanh hốc mắt; mờ mắt thoáng qua.
Ở giai đoạn sớm khi tình trạng nhãn áp tăng lên có thể làm nhìn mờ như sương mù hoặc nhìn nhòe; bệnh nhân có thể nhìn thấy hào quang, khi nhãn áp tăng, bệnh nhân đôi khi sẽ thấy quầng sáng xanh đỏ khi nhìn vào đèn; có thể thấy triệu chứng như nhức đầu, nôn hoặc buồn nôn.
Glaucoma là một bệnh tổn thương không hồi phục thần kinh thị giác, có thể dẫn tới mất thị lực và mù lòa.
Bong võng mạc
Võng mạc được biết lớp màng thần kinh ở đáy mắt, giữ vai trò hấp thu ánh sáng và chuyển chúng thành tín hiệu thần kinh truyền lên não bộ phân tích.
Khi người bị cận thị nặng, nhãn cầu lồi ra phía trước sẽ kéo cong võng mạc, khiến vùng chu biên võng mạc mỏng hơn và thoái hóa dần dần. Nếu tình trạng này kéo dài, các tế bào thần kinh sẽ mất kết dính và gây ra biến chứng nặng hơn là bong võng mạc và dẫn tới mù lòa.
vivision kid tự hào là một cơ sở khám và điều trị hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ với nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn các vấn đề mắt một cách tốt nhất.
Hãy đến với vivision kid kiểm tra sức khỏe mắt định kì và phát hiện các biến chứng nhé!
Lời khuyên
Cận thị là một bệnh chiếm tỉ lệ cao hiện nay ở Việt Nam, chúng ta đã cùng tìm hiểu một số các biến chứng thường gặp ở người cận thị nặng có thể dẫn tới mù lòa. Vì vậy, người dân cần kiểm tra sức khỏe mắt thường xuyên để giúp phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời những biến chứng của cận thị nặng gây ra.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: