Cận thị bao nhiêu độ thì cần đeo kính?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Cận thị là nguyên nhân gây mờ mắt ngày càng phổ biến. Nhưng cận bao nhiêu độ thì nên đeo kính, hay đeo kính như thế nào cho đúng để giảm tiến triển của cận thị thì lại rất ít người biết được. Hãy cùng vivision kid tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Tổng quan về cận thị

Cận thị (myopia) là một loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất không chỉ vì tính phổ biến mà còn vì nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tại mắt như bong, thâm chí rách võng mạc. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, cận thị sẽ gây những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.

Can-thi-bao-nhieu-do-thi-can-deo-kinh

So sánh mắt bình thường và cận thị

Phân loại cận thị

Cận thị có thể được chia thành những dạng sau:

  • Cận thị đơn thuần: Là cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong, khiến ánh sáng đi vào mắt không thể tập trung chính xác trên võng mạc mà ở trước võng mạc khiến các vật ở xa trông mờ đi;
  • Cận thị ban đêm: Loại cận thị thường xảy ra về đêm hoặc khi có ánh sáng yếu, khi đó độ tương phản giảm làm cho mắt không được kích thích điều tiết khiến cho hình ảnh bị mờ;
  • Cận thị giả: Là cận thị tạm thời xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết hay do co quắp thể mi làm cho mắt có những hiện tượng nhìn gần rõ, nhìn xa mờ giống với cận thị thật;
  • Cận thị thoái hóa: Cận thị nặng đa số kèm theo sự thoái hóa đáy mắt, hay còn gọi là cận thị bệnh lý. Ảnh hưởng nghiêm trọng của loại cận thị này đó là giảm thị lực tối đa sau chỉnh kính hoặc giảm vùng nhìn thấy của bệnh nhân.

Ngoài ra, cận thị được chia dựa theo mức độ:

  • Mức độ nhẹ: Cận từ – 0.25 Diop đến – 3.00 Diop;
  • Mức độ trung bình: Cận từ – 3.25 Diop đến – 6.00 Diop;
  • Mức độ nặng: Cận từ – 6.25 Diop đến – 10.00 Diop;
  • Mức độ rất nặng: Cận trên – 10.25 Diop.

Cận thị bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

Có một suy nghĩ rất nguy hiểm là nghĩ rằng chỉ khi cận thị nặng mới cần đeo kính. Tuy nhiên đây là một quan điểm chưa đúng. Vậy nên đeo kính với độ cận bao nhiêu?

  • – 0.25 Diop: Đây là độ cận nhỏ nhất có thể đo được, thường ít gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, ở độ này hầu như không cần phải đeo kính;
  • – 0.50 Diop: Tại độ cận này, mắt đã bắt đầu cảm thấy hơi mờ ở xa tuy nhiên mức độ không kém quá nên chưa cần sử dụng kính;
  • – 0.75 Diop: Bạn nên đeo kính cận khi nhìn xa để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày;
  • – 1.00 Diop: Nếu không đeo kính bạn sẽ thấy nhìn mờ ở xa, gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt, gây nguy hiểm khi lái xe và tham gia giao thông;
  • – 1.50 Diop: Bạn cần đeo kính để đảm bảo công việc và đời sống;
  • Từ – 2.00 Diop trở lên: Bạn bắt buộc phải đeo kính mới có thể học tập và làm việc thuận lợi. 

Tuy nhiên không phải ai cũng có chế độ đeo kính như nhau mà còn phụ thuộc vào thời gian và nhu cầu làm việc của mỗi người. Vậy nên bạn hãy xin ý kiến tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia để có lời khuyên bổ ích và phù hợp nhất cho chính mình nhé.

Can-thi-bao-nhieu-do-thi-can-deo-kinh

Cận thị bao nhiêu độ thì cần đeo kính?

Những hậu quả nghiêm trọng nếu không kiểm soát cận thị đúng cách

Cận thị nếu không được kiểm soát đúng cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thị lực về lâu dài. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến:

  • Nhược thị: Là khi thị lực chỉnh kính tối đa của một hoặc cả hai mắt không đạt 8/10 hoặc chênh lệch giữa hai mắt trên 2 dòng. Do các cản trở, não nhận được ít tín hiệu hơn bình thường nên đường thần kinh thị giác kém phát triển. 
  • Lác: Là tình trạng mắt lệch khỏi trục nhãn cầu khi nhìn thẳng. Lác mắt có thể gặp ở những người có cận thị hai mắt chênh lệch nhau. Hậu quả của nó là ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thị giác hai mắt như khả năng điều tiết, quy tụ,… 
  • Glocom: Có tên gọi khác là thiên đầu thống. Ở những người cận thị cao, trục nhãn cầu bị kéo dài tạo áp lực lên dây thần kinh thị giác, nguy cơ tăng nhãn áp. Bệnh này nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây mất khả năng nhìn vĩnh viễn.
  • Thoái hóa điểm vàng: Cùng với thoái hóa đáy mắt do cận thị, các mạch máu và võng mạc cũng bị thay đổi, trở nên yếu đi. Người cận thị cao sẽ mắc thoái hóa điểm vàng sớm hơn so với tuổi.
  •  Đục thủy tinh thể: Trục nhãn cầu bị kéo dài ở người cận thị đồng nghĩa với việc kéo giãn các thành phần quang học, từ đó gây thiếu nuôi dưỡng các thành phần của mắt gây đục thủy tinh thể sớm.

Các loại kính cho người cận thị

Với sự phát triển của công nghệ, kính cận không chỉ đơn thuần là vật dụng để hỗ trợ thị lực mà còn trở thành một phụ kiện thời trang. Có nhiều loại kính cận khác nhau, mỗi loại có những ưu điểm và phù hợp với nhu cầu của từng người. Dưới đây là một số loại kính cận phổ biến:

Kính gọng

Là một lựa chọn phổ biến thường được đa số người bệnh sử dụng để điều chỉnh tật khúc xạ cận thị với các ưu điểm:

  • Chi phí hợp lý, bảo quản dễ dàng;
  • Là phương pháp không xâm lấn tại mắt nên ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vì không cần chạm trực tiếp vào mắt;
  • Dễ sử dụng, thoải mái khi đeo;
  • Có thể lựa chọn gọng kính theo sở thích, biến thành một trang sức phụ kiện.

Bên cạnh đó, kính gọng cũng gặp phải một số nhược điểm:

  • Gọng kính không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ;
  • Gây vướng víu hoặc không thể sử dụng khi tham gia một số môn thể thao như đấu vật, đấm bốc…
  • Kính gọng đeo gần mắt khiến che lấp một phần không gian, gây khó khăn cho người mới đeo kính.
Can-thi-bao-nhieu-do-thi-nen-deo-kinh

Cận thị thì nên đeo kính gì?

Kính áp tròng

Có 2 loại kính áp tròng: Kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm. 

Một số ưu điểm của việc sử dụng kính áp tròng như:

  • Tính thẩm mỹ cao;
  • Khác với kính gọng, kính áp tròng không bị hạn chế tầm nhìn; 
  • Không gây cản trở khi hoạt động thể dục thể thao.

Nhược điểm của kính áp tròng:

  • Có khả năng khô mắt, kích ứng mắt, đỏ mắt;
  • Có thể nhiễm trùng, xước giác mạc nếu không vệ sinh kính và đeo tháo đúng cách.

Kính áp tròng Ortho-K 

  • Ban ngày không cần đeo kính gọng mà vẫn có thị lực tốt;
  • Hạn chế độ cận tăng, giảm nguy cơ từ cận thị cao.

Cách chăm sóc đúng cho mắt cận thị

Bạn nên bảo vệ và chăm sóc đôi mắt của mình bằng cách:

  • Sinh hoạt hợp lý, giảm thiểu thời gian sử dụng các thiết bị điện tử;
  • Áp dụng quy tắc 20-20-20 cho mắt thư giãn: cứ 20 phút làm việc nhìn gần liên tục thì hãy nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây;
  • Học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng, điều chỉnh vị trí màn hình máy tính phù hợp cách 50-60 cm;
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, D như thịt bò, cà rốt, súp lơ, hạnh nhân,…
  • Đến khám mắt định kỳ từ 3-6 tháng/lần để kịp thời điều chỉnh, kiểm soát độ cận.

Tất cả các trường hợp cận thị đều nên được thăm khám kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa để đưa ra phương pháp điều trị và kiểm soát độ cận hợp lý. Kể cả các trường hợp cận thị nhẹ cũng cần phải quan tâm và chăm sóc mắt kỹ lưỡng.

Với đội ngũ nhân viên y tế ưu tú kinh nghiệm hàng đầu, chuyên môn cao, vivision kid sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng mắt của mình và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Hãy liên hệ với vivision kid đặt lịch khám được tư vấn và giải đáp kĩ hơn nhé!

Lời khuyên về cận thị bao nhiêu độ thì nên đeo kính

Tất cả các trường hợp cận thị đều nên được thăm khám kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa để đưa ra phương pháp điều trị và kiểm soát độ cận hợp lý. Kể cả các trường hợp cận thị nhẹ cũng cần phải quan tâm và chăm sóc mắt kỹ lưỡng.

vivision kid
Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

cận thị

Kiểm soát cận thị

Kính cận