Cận thị có khỏi được không? Cách điều trị cận thị tốt nhất?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Cận thị có khỏi được không hay cận thị có thể chữa được không là câu hỏi của rất nhiều người. Từ đó có rất nhiều người lợi dụng điểm này để bán thuốc chữa cận. Vậy cách điều trị cận thị như thế nào mới đúng?

Vậy cận thị là gì? Cận thị có khỏi được không?

Can-thi-2

Cận thị

Cận thị là 1 tật khúc xạ rất phổ biến khiến mắt ta nhìn xa bị mờ mà thường nhìn gần vẫn rõ (khi độ cận còn ở mức thấp) do trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất của thể thuỷ tinh, giác mạc lớn hơn bình thường khiến cho hình ảnh được hội tụ ở phía trước võng mạc – nơi thu nhận hình ảnh để truyền lên não.

Nguyên nhân của cận thị thường do 2 yếu tố:

  • Di truyền: Bố hoặc mẹ hoặc cả có cận thị thì tỉ lệ con bị cận thị càng cao
  • Do môi trường sống: Việc nhìn gần quá nhiều sẽ giúp cho cận thị dễ tăng lên

Ngoài ra, cận thị bẩm sinh cũng là 1 bài toán khó khăn cần giải quyết sớm vì thường khi đó độ cận khá cao, nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến nhược thị. Nguyên nhân tăng độ cận chính là trục nhãn cầu ngày càng dài ra.

Dùng thuốc có phải là 1 cách điều trị cận thị hiệu quả không?

Dieu-tri-can-thi

Nhỏ thuốc có điều trị cận thị được không?

Một số nhà thuốc có quảng cáo công dụng của thuốc nhỏ mắt có thể chữa được cận thị, tuy nhiên không có ai nói thuốc tác dụng như thế nào đến mắt và làm hết được, hay giảm độ cận. Để hạn chế tăng độ cận ở các bé thì hiện nay Atropine nồng độ thấp đang được sử dụng rất nhiều. Đây là 1 trong những phương pháp kiểm soát cận thị tiến triển cho hầu hết các bé có cận thị và đang trong độ tuổi phát triển sử dụng(thường là từ 6-13 tuổi).

Nguyên lý của Atropine nồng độ thấp là làm dày hoá lớp củng mạc – vỏ của nhãn cầu, từ đó làm tăng độ cứng của củng mạc khiến cho khả năng dài ra của trục nhãn cầu bị chậm lại, do đó sự tăng độ của cận thị cũng chậm hơn. Nhược điểm là cần phải nhỏ thuốc liên tục mỗi ngày, mỗi mắt 1 giọt trước khi đi ngủ và trong thời gian ít nhất khoảng 6 tháng thì thuốc mới có thể đạt hiệu quả. Lưu ý, không tự ý mua thuốc ở ngoài các cửa hàng bán thuốc và tự dùng khi không có chỉ định của bác sĩ.

Hiện nay có những cách điều trị cận thị nào?

Tat-khuc-xa-2

Điều trị cận thị

Các cách điều trị cận thị hiện nay bao gồm:

  • Sử dụng kính gọng: Phương pháp tốn ít chi phí nhất, tiện dụng, đơn giản, gần như ai cũng dùng được.
  • Sử dụng kính áp tròng: Thường được khuyên dùng cho các bạn có cận thị lệch, cận thị cao. Lưu ý khâu vệ sinh cần đảm bảo làm theo lời dặn của bác sĩ, chuyên gia. Chống chỉ định trên các trường hợp khô mắt nặng, viêm kết – giác mạc, mắt quá nhạy cảm…
  • Mổ cận: Chỉ áp dụng được trên các đối tượng trưởng thành, từ 18 tuổi trở lên, đủ các tiêu chuẩn như sứac khoẻ, độ dày giác mạc…

Tuy nhiên, điều trị cận thị không chỉ là cấp kính cho mắt nhìn rõ là xong. Như đã nói ở trên, việc cấp kính đúng số rất quan trọng nhưng việc làm sao cho mắt không bị tăng số, giảm tốc độ tăng số còn quan trọng hơn. Vì thế, kiểm soát cận thị tiến triển ở trẻ là sự ưu tiên và rất quan trọng trong việc điều trị cận thị.

Hiện nay, 1 vài phương pháp kiểm soát cận thị đang được vivision dùng như:

  • Sử dụng Atropine nồng độ thấp.
  • Kính đa tròng kiểm soát cận thị.
  • Kính áp tròng ban đêm Ortho-K.
  • Kết hợp.

Điều trị cận thị ở đâu thì tốt?

Để được khám, cấp kính cũng như có 1 phác đồ điều trị cận thị chuẩn và hiệu quả thì tất nhiên bạn phải chọn được 1 cơ sở khám mắt uy tín, chất lượng, chuyên môn cao và quan trọng là được đánh giá tốt bởi chính bệnh nhân. Đặc biệt, với trẻ em thì cần được khám bởi các bác sĩ, chuyên gia về điều trị mắt, tật khúc xạ trẻ em để nhận tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất bởi họ có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Tại vivision kid, các bác sĩ, chuyên gia luôn luôn vì sức khoẻ mắt của các bé cũng như mọi người mà thường xuyên trau dồi, cập nhật kiến thức mới để có những phương pháp mới, hữu ích cho việc điều trị cận thị và các bệnh mắt khác.

Lời khuyên

Hãy giữ gìn đôi mắt khoẻ mạnh của con bạn từ rất sớm, phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra ngay từ trước khi nó bắt đầu ủ mầm. Đừng quên khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần ngay cả khi mắt bạn không thấy bất thường nhé.

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

Cận thị có khỏi được không

Kính cận cho trẻ em: Nên chọn gọng nhựa hay kim loại?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

So sánh kính cận phân cực và kính chống UV

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Kính cận phân cực: khi nào cần thiết?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy