Cận thị giả có cần đeo kính không?
Cận thị giả có cần đeo kính không và ảnh hưởng thế nào cũng là câu hỏi của nhiều người. Cận thị giả là một tình trạng thị giác tạm thời, thường xảy ra khi mắt phải làm việc quá sức trong thời gian dài. Điều này xảy ra thường do sự co cơ thể mi.
Giới thiệu chung về cận thị giả
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tổng quát về tật cận thị này.
Cận thị giả là gì?
Cận thị giả (pseudomyopia khác với myopia) là một tình trạng thay đổi khúc xạ của mắt một cách tạm thời với những triệu chứng giống như cận thị nhưng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sau đó có thể lấy lại thị lực bình thường mà không cần biện pháp điều trị đặc hiệu.
Như vậy, cận thị giả cũng là ảnh hưởng của tật khúc xạ của mắt nhưng không mang tính liên tục. Thường không liên quan đến giác mạc mà do sự co thắt tạm thời của cơ thể mi. Cận thị giả được phân loại làm 2 dạng chính:
- Cơ năng: Cận thị giả cơ năng xảy ra do nguyên nhân cơ năng như sự căng thẳng hoặc mệt mỏi của mắt khi phải hoạt động trong thời gian dài.
- Thực thể: Dạng cận thị giả này xuất phát từ hệ thân kinh phó giao cảm, khi hệ thần kinh phó giao cảm bị tác động quá mức
Nguyên nhân gây cận thị giả
Như đã nói trên, cận thị giả được cho là do sự co thắt tạm thời của cơ thể mi. Sự có thắt này thường do mắt phải điều tiết và hoạt động quá lâu ( như ghi chép, đọc sách gần) khiến các cơ của mắt phải làm việc và mắt điều tiết nhiều. Khi đó sẽ kích thích hệ thần kinh phó giao cảm hay làm mắt khó chịu gây ra sự co tạm thời của cơ thể mi dẫn đến cận thị giả.
Sự khác biệt giữa cận thị thật và cận thị giả
Sự khác biệt cơ bản giữa cận thị thật và cận thị giả là với tình trạng cận thị giả, bệnh nhân có thể lấy lại thị lực bình thường sau một thời gian mà không cần biện pháp điều trị đặc hiệu trong khi cận thị thật thì không thể.
Nhiều trường hợp bị cận thị giả nhưng không được chẩn đoán đúng mà được chỉ định đeo kính cận ngay, việc đeo kính không đúng độ lâu ngày sẽ dẫn đến cận thị thật.
Sự khác biệt thứ 2 là về nguyên nhân gây ra hai tình trạng này. Trong khi nguyên nhân của cận thị thật thường do di truyền hoặc sự thay đổi cấu trúc của mắt, trong khi cận thị giả chỉ là sự co quá mức của cơ thể mi.
Để phân biệt hai trường hợp này có một biện pháp là sử dụng thuốc nhỏ mắt atropine để làm giãn cơ thể mi. Nếu sau khi giãn cơ thể mi mà mắt vẫn không thể nhìn rõ thì có thể bệnh nhân bị cận thị thật. Còn nếu là cận thị giả do co cơ thể mi thì sau khi nhỏ atropine, thị lực của mắt sẽ trở lại bình thường.
Cận thị giả có ảnh hưởng đến sức khỏe mắt không?
Theo bác sĩ chuyên khoa, cận thị giả không khó chữa và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mắt, nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách, nó có thể dẫn đến một số biến chứng gây ảnh hưởng đến thị lực. Khi bị cận thị giả, bệnh nhân sẽ cảm thấy mắt nhức mỏi, khó chịu, và khó khăn khi nhìn vật ở xa.
Những triệu chứng này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, từ việc đọc sách đến việc lái xe. Nếu không chú ý và chăm sóc mắt đúng cách, cận thị giả có thể trở thành cận thị thật, dẫn đến phải sử dụng các phương pháp chuyên dụng để điều trị và cũng những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe mắt.
Cận thị giả có cần đeo kính không?
Một câu hỏi thường gặp là liệu người bị cận thị giả có nên đeo kính hay không. Câu trả lời là không. Cận thị giả tuyệt đối không nên đeo kính, vì việc này có thể làm tình trạng mắt trở nên tồi tệ hơn.
Chỉ nên đeo kính khi đã được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp chỉnh kính. Thông thường khi cận thị giả, các giải pháp như để mắt nghỉ ngơi và thực hiện các bài tập mắt thường là giải pháp hiệu quả hơn để phục hồi thị lực.
Phương pháp điều trị và phòng tránh cận thị giả
Để điều trị cận thị giả, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Đầu tiên, bạn nên để cho mắt được nghỉ ngơi một cách hợp lý. Sau mỗi giờ làm việc hay học tập, nên dành khoảng 5-10 phút để mắt được thư giãn. Ngoài ra, các bài tập thể dục cho mắt cũng sẽ giúp giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng thị lực.
Trong những trường hợp cận thị giả nặng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kính chuyên dụng hoặc thuốc nhỏ mắt theo chỉ định để giúp mắt điều tiết dễ dàng hơn, nhưng cần ngưng đeo kính sau khi thị lực được cải thiện.
Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ vitamin A, B, D, E cũng sẽ góp phần cải thiện sức khỏe mắt. Đặc biệt, cần phải làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng và tránh sử dụng các thiết bị điện tử hoặc đọc sách trong thời gian dài.
Cuối cùng, để bảo vệ sức khỏe mắt, người lớn và trẻ em nên thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ, đặc biệt là những người có triệu chứng cận thị tạm thời. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề về mắt và có biện pháp điều trị kịp thời.
Cận thị giả là tình trạng xảy ra khi mắt phải điều tiết trong một thời gian dài dẫn đến căng thẳng và mỏi mắt. Cận thị giả là tình trạng tạm thời nên có thể lấy lại thị lực bình thường sau một thời gian.
Cận thị giả có cần đeo kính không còn tùy vào tình trạng nhưng thường không cần đeo kính. Điều cần thiết trong trường hợp này là để mắt được nghỉ ngơi một cách hợp lý. Nếu bạn có những triệu chứng nghi ngờ cận thị và muốn kiểm tra cận thị giả, hãy đặt lịch khám tại vivision ngay!
Lời khuyên
Hãy bảo vệ mắt bạn ngay khi phát hiện những biểu hiện đầu tiên của cận thị. Cận thị nặng sẽ biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống. Vì vậy, bạn nên nhớ khám mắt định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để luôn có một sức khỏe thị lực tốt nhất nhé!
Chuyên môn: Chuyên gia thị giác hai mắt và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Ngọc Huế ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: