Cách kiểm tra cận thị loạn thị viễn thị tại nhà cho trẻ

Optom-nguyen-huyen-trang

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Huyền Trang

vào ngày 07/05/2024

Cận thị loạn thị viễn thị không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. VIVISION KID gợi ý đến cha mẹ một số cách kiểm tra thị lực tại nhà trong bài viết hôm nay.

Cận thị loạn thị viễn thị là gì?

Cận thị loạn thị viễn thị là những tật khúc xạ phổ biến của mắt, mỗi loại đều có nguyên nhân và triệu chứng riêng biệt, cụ thể như sau:

Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến của mắt. Khi mắc cận thị, người bệnh có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng gặp khó khăn khi nhìn các vật ở xa.

Nguyên nhân chính của cận thị là do trục nhãn cầu của mắt quá dài hoặc giác mạc (phần trong suốt ở phía trước mắt) quá cong, khiến ánh sáng đi vào mắt hội tụ trước võng mạc thay vì trên võng mạc.

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một tật khúc xạ của mắt, do bề mặt của giác mạc hoặc thể thủy tinh không đồng đều. Kết quả là ánh sáng đi vào mắt không hội tụ đồng đều trên võng mạc. Điều này dẫn đến hình ảnh nhìn thấy bị mờ hoặc biến dạng ở mọi khoảng cách.

Viễn thị là gì

Viễn thị là một tật khúc xạ của mắt khiến cho các vật ở gần bị mờ trong khi các vật ở xa lại rõ hơn. Đối với viễn thị trung bình đến cao, người bệnh sẽ nhìn mờ ở cả xa và gần. Tình trạng này xảy ra khi trục nhãn cầu quá ngắn hoặc giác mạc không đủ cong, làm cho ánh sáng hội tụ sau võng mạc thay vì trên võng mạc.

Kiểm tra cận thị loạn thị viễn thị tại nhà cho trẻ

Kiểm tra cận thị loạn thị viễn thị tại nhà cho trẻ

Cơ chế tạo ảnh của các tật khúc xạ

Cơ chế tạo ảnh của các tật khúc xạ – cận thị loạn thị viễn thị liên quan đến cách mà ánh sáng đi qua mắt đến võng mạc để tạo ra hình ảnh. Dưới đây là cách mà mỗi tật khúc xạ ảnh hưởng đến việc tạo ảnh trong mắt:

Cận thị

Trong trường hợp cận thị, trục nhãn cầu của mắt quá dài hoặc giác mạc quá cong, làm cho ánh sáng hội tụ trước võng mạc thay vì trên võng mạc như bình thường.

Khi ánh sáng hội tụ trước võng mạc, hình ảnh của các vật sẽ được tạo ra trước võng mạc, dẫn đến khó khăn trong việc nhận biết và nhìn các vật ở xa.

Loạn thị

Loạn thị xảy ra khi bề mặt của giác mạc hoặc thể thủy tinh không đều, dẫn đến trên võng mạc không hội tụ đồng đều ánh sáng. Điều này dẫn đến hình ảnh nhìn thấy bị mờ hoặc méo mó ở mọi khoảng cách.

Viễn thị

Viễn thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá ngắn hoặc giác mạc không đủ cong, dẫn đến việc ánh sáng hội tụ sau võng mạc thay vì trên võng mạc.

Khi ánh sáng tập trung sau võng mạc, hình ảnh của các vật sẽ được tạo ra sau võng mạc. Tình trạng này gây ra hậu quả việc nhìn các đồ vật ở gần trở nên hạn chế.

Trong cả ba tình trạng này, cơ chế tạo ảnh của mắt bị ảnh hưởng do sự thay đổi về cấu trúc hoặc hình dạng của mắt, làm cho ánh sáng không tập trung vào một điểm trên võng mạc như bình thường. Kết quả là hình ảnh bị biến dạng hoặc mờ đi, ảnh hưởng đến thị lực.

So sánh các đặc điểm cận thị loạn thị viễn thị 

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết các đặc điểm của ba tật khúc xạ này:

Đặc điểm Cận thị  Loạn thị Viễn thị
Triệu chứng
  • Nhìn mờ các vật ở xa.
  • Nheo mắt để nhìn rõ.
  • Nhìn mờ hoặc méo mó ở mọi khoảng cách.
  • Mỏi mắt, đau đầu.
  • Nheo mắt để nhìn rõ hơn.
  • Nhìn mờ các vật ở gần.
  • Mỏi mắt, đau đầu khi đọc sách hoặc làm việc gần.
  • Cảm giác căng hoặc khó chịu mắt.
Nguyên nhân
  • Trục nhãn cầu dài.
  •  Giác mạc quá cong.
  •  Di truyền
  • Thói quen trong học tập và công việc.
  • Giác mạc hoặc thể thủy tinh có hình dạng không đều hoặc méo mó
  • Di truyền
  • Các tổn thương mắt.
  • Trục nhãn cầu ngắn.
  • Giác mạc không đủ cong.
  • Di truyền
Điều trị
  • Kính gọng hoặc kính áp tròng
  • Phẫu thuật khúc xạ
  • Kiểm soát tiến triển cận thị bằng kính áp tròng ban đêm Ortho-K
  • Kính gọng hoặc kính áp tròng
  • Phẫu thuật khúc xạ .
  • Kính gọng hoặc kính áp tròng
  • Phẫu thuật khúc xạ

Cách kiểm tra thị lực cho trẻ tại nhà nhanh chóng

Cùng VIVISION KID (tên cũ là FSEC) tham khảo cách kiểm tra thị lực cận thị loạn thị viễn thị cho trẻ tại nhà dưới đây:

Cách kiểm tra thị lực 

  • Ngồi để mắt cách màn hình thiết bị máy tính khoảng 100cm
  • Nếu bạn đang sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng (cận, viễn, loạn), hãy tiếp tục đeo chúng khi thực hiện kiểm tra.
  • Để đảm bảo kết quả chính xác, hãy sử dụng tay để che một bên mắt, từ trái sang phải, sau đó làm tương tự với bên mắt còn lại.
  •  Nhìn vào hình ảnh và ghi lại kết quả vào một tờ giấy. Sau đó, kiểm tra lại kết quả ở cuối bài để so sánh và đánh giá thị lực của bạn.

Mắt phải

Bài kiểm tra thị lực cho mắt phải: Che mắt trái bằng tay, quan sát hình ảnh dưới đây và xác định hướng chữ “E” đang quay về (trên, dưới, phải, trái).

(Hình 1): Trong hình dưới đây chữ “E” quay về hướng nào?

Hình E quay lên trên

Hình E quay lên trên

(Hình 2): Trong hình dưới đây chữ “E” quay về hướng nào?

Hình E quay xuống dưới

Hình E quay xuống dưới

(Hình 3) Trong hình dưới đây chữ “E” quay về hướng nào?

Chữ "E" quay về hướng trên

Chữ “E” quay về hướng trên

(Hình 4) Trong hình dưới đây chữ “E” quay về hướng nào?

Chữ "E" quay về hướng phía dưới

Chữ “E” quay về hướng phía dưới

(Hình 5) Trong hình dưới,  chữ “E” quay về hướng nào?

Chữ E quay lên trên

Chữ E quay lên trên

(Hình 6) Trong hình dưới đây chữ “E” quay về hướng nào?

Chữ E quay bên trái

Chữ E quay bên trái

Mắt trái

Bài kiểm tra thị lực cho mắt trái: Sử dụng tay để che mắt phải, quan sát hình ảnh dưới đây và xác định hướng mà chữ “E” đang quay về (trên, dưới, phải, trái).

(Hình 1): Trong hình dưới đây chữ “E” quay về hướng nào?

Chữ E quay bên phải

Chữ E quay bên phải

(Hình 2) Trong hình dưới đây chữ “E” quay về hướng nào?

Chữ E quay bên dưới

Chữ E quay bên dưới

(Hình 3) Trong hình dưới đây chữ “E” quay về hướng nào?

Chữ E quay lên trên

Chữ E quay lên trên

(Hình 4) Trong hình dưới đây chữ “E” quay về hướng nào?

Chữ E quay hướng phải

Chữ E quay hướng phải

(Hình 5)Trong hình dưới đây chữ “E” quay về hướng nào?

Chữ E quay xuống phía dưới

Chữ E quay xuống phía dưới

(Hình 6) Trong hình dưới đây chữ “E” quay về hướng nào?

Chữ E quay lên phía trên

Chữ E quay lên phía trên

Cách kiểm tra cận thị, viễn thị

  • Đứng cách 3m và di chuyển từ từ lại gần đến khi có thể thấy rõ các hình tròn màu đen trên hình ảnh phía dưới.
  • Tiếp tục đeo kính nếu đang sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng (cận, viễn, loạn) trong quá trình kiểm tra.
  • Che lần lượt từng mắt rồi nhìn vào hình ảnh dưới đây.
  • Hãy cho biết bạn thấy các hình tròn trên nền đỏ hay nền xanh đậm hơn?

(a) Hình nền màu đỏ

(b) Hình nền màu xanh

(c) Giống nhau

Kết quả

  • Nếu nhận thấy hình tròn trên nền đỏ đậm hơn, có khả năng mắt đã mắc cận thị và cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh kịp thời.
  • Nếu nhận thấy hình tròn trên nền xanh đậm hơn, có khả năng mắt đã mắc viễn thị và cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh kịp thời.
  • Nếu nhận biết được các hình tròn có cùng mức độ đậm, có thể mắt bạn không mắc cận thị, viễn thị hoặc đã sử dụng kính chỉnh phù hợp.

Cách kiểm tra loạn thị

  • Ngồi cách xa màn hình máy tính 100cm
  • Nếu bạn đang dùng kính gọng hoặc kính áp tròng (cận thị loạn thị viễn thị) thì bạn tiếp tục đeo
  • Che lần lượt từng mắt rồi nhìn vào hình ảnh dưới đây
  • Hãy cho biết bạn có thấy đường thẳng nào đậm hơn hay sắc nét hơn không?

Kết quả

  • Nếu nhận thấy các đường thẳng đều đậm và sắc nét như nhau, có thể mắt bạn không mắc loạn thị hoặc đã sử dụng kính chỉnh phù hợp.
  • Nếu nhận thấy một hoặc nhiều đường thẳng đậm hơn hay sắc nét hơn các đường thẳng còn lại, có khả năng mắt đã mắc loạn thị và cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh kịp thời.

Một số lưu ý khi kiểm tra cận thị loạn thị viễn thị tại nhà

Phương pháp kiểm tra cận thị loạn thị viễn thị tại nhà chỉ là một phương tiện tạm thời và không thay thế cho một buổi kiểm tra mắt toàn diện. Bác sĩ mắt sẽ có những công cụ và kiến thức chuyên môn để đưa ra đánh giá chính xác về sức khỏe mắt và chẩn đoán các vấn đề liên quan đến thị lực.

Nếu con em của bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về thị lực, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ mắt để được kiểm tra và nhận tư vấn cụ thể. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị các vấn đề cận thị loạn thị viễn thị một cách hiệu quả và ngăn chặn các vấn đề nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Tật khúc xạ cận thị loạn thị viễn thị có thể tự kiểm tra tại nhà bằng những khám nghiệm kiểm tra cơ bản, đơn giản và nhanh chóng. Nếu sau kiểm tra, bạn thấy có bất cứ thắc mắc hay bất thường nào đến các cơ sở khám mắt uy tín để được các bác sĩ và chuyên viên hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ vivision qua số hotline 0334141213 hoặc đặt lịch khám để được hỗ trợ ngay nhé.

Lời khuyên

Tật khúc xạ cận thị loạn thị viễn thị có thể tự kiểm tra tại nhà bằng những khám nghiệm kiểm tra cơ bản, đơn giản và nhanh chóng. Nếu sau kiểm tra, bạn thấy có bất cứ thắc mắc hay bất thường nào đến các cơ sở khám mắt uy tín để được các bác sĩ và chuyên viên hỗ trợ kịp thời.

Tiến sĩ Nguyễn Huyền Trang
Optom-nguyen-huyen-trang
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Huyền Trang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Tiến sĩ – Chuyên gia Kiểm soát cận thị

Uy tín: Tiến sĩ Nguyễn Huyền Trang được đánh giá là người bạn đồng hành tin cậy trên hành trình bảo vệ mắt cho trẻ em và gia đình. Nhờ nhiều năm học tập, tu nghiệp tại nước ngoài và công tác tại các bệnh viện uy tín, cô Trang tạo ấn tượng bởi tận tâm, chu đáo, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho bệnh nhân kết quả điều trị tốt nhất.

Gắn thẻ:

cận thị loạn thị viễn thị