Thông tin chung về cận thị loạn thị viễn thị
Như đã đề cập ở trên, cận thị loạn thị viễn thị là 3 tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Mỗi tật khúc xạ sẽ có những đặc điểm riêng biệt song lại có một điểm chung chính là gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Những thông tin quan trong về tật khúc xạ cận thị loạn thị viễn thị sẽ được các bác sĩ từ trung tâm VIVISION KID (tên cũ là FSEC) chia sẻ dưới đây.
Cận thị
Mắt không thể nhìn thấy rõ các vật ở xa là dấu hiệu đặc trưng của cận thị. Đây là tật khúc xạ thường gặp ở người trẻ như học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng, những người phải thường xuyên nhìn gần, sinh hoạt trong phòng không đủ điều kiện ánh sáng, sử dụng các thiết bị điện tử.
Nguyên nhân gây nên tình trạng cận thị là do ảnh của vật khi đi vào võng mạc sẽ nằm phía trước võng mạc thay vì là nằm đúng trên võng mạc.
Loạn thị
Loạn thị là tình trạng giác mạc có độ cong không đồng nhất và hình ảnh thu được sẽ tập trung tại nhiều điểm trên võng mạc. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mắt nhìn mờ mờ và không rõ ràng.
Viễn thị
Tình trạng mắt không nhìn rõ vật ở gần chính là tình trạng viễn thị. Điều này đòi hỏi mắt phải luôn điều tiết để ảnh của vật được đưa ra phía trước và nằm đúng trên võng mạc. Đa số trường hợp viễn thị là do yếu tố bẩm sinh
Cách bác sĩ phát hiện cận thị loạn thị viễn thị ở trẻ em
Trong quá trình điều trị tật khúc xạ ở trẻ thì việc phát hiện sớm cận thị loạn thị viễn thị đóng vai trò vô cùng quan trong. Với chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nhãn khoa, các bác sĩ, chuyên gia tại vivision sẽ tiết lộ những cách để phát hiện cận thị loạn thị viễn thị ở trẻ em.
Khai thác triệu chứng của trẻ
Khi trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa về mắt, các chuyên gia y tế sẽ dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ để xác định các vấn đề liên quan đến tật khúc xạ.
Cận thị: Những biểu hiện đặc trưng của trẻ cận thị gồm:
- Khi nhìn xa sẽ không thấy rõ vật, thường phải nheo mắt.
- Chạy lại gần để xem tivi.
Loạn thị: Những biểu hiện đặc trưng của trẻ loạn thị gồm:
- Dụi mắt và chớp mắt liên tục.
- Khó khăn khi nhìn vật.
Viễn thị: Trẻ bị viễn thị sẽ có những dấu hiệu nổi bật như:
- Tầm nhìn mờ hoặc méo mó.
- Hay cảm thấy mỏi mắt, nhức đầu, nheo mắt.
- Khó thấy các vật thể vào ban đêm.
Ngoài việc quan sát các dấu hiệu của trẻ, việc theo dõi hành vi và thói quen của trẻ cũng là một phương pháp mà các bác sĩ thường áp dụng để phát hiện cận thị loạn thị viễn thị ở trẻ.
- Khi trẻ nhìn: Chú ý đến việc trẻ có nheo mắt, dụi mắt không.
- Tư thế trẻ nhìn: Khi trẻ học bài, đọc sách vở có cúi gầm mặt xuống bàn không.
- Cách trẻ di chuyển mắt: Trẻ có đảo mắt liên tục không.
Tiêu chuẩn để các bác sĩ chẩn đoán
Để xác định các tật khúc xạ, các bác sĩ sẽ tuân theo 4 bước tiêu chuẩn sau đây để chẩn đoán.
Bước 1: Kiểm tra thị lực
Nhằm đánh giá chính xác tình trạng mắt ở trẻ, các bác sĩ sẽ đo khúc xạ mắt bằng bảng thị lực hoặc máy khúc xạ tự động.
Nếu thị lực dưới 20/80, bác sĩ sẽ thử kính lỗ cho trẻ. Dựa vào phản hồi của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn.
Bước 2: Kiểm tra khúc xạ
Bác sĩ sẽ sử dụng máy đo khúc xạ mắt tự động để kiểm tra mắt và xác định xem có vấn đề về khúc xạ hay không. Sau khi hoàn thành quá trình này, người bệnh sẽ nhận được một phiếu kết quả kiểm tra thị lực. Các chỉ số trên phiếu sẽ được bác sĩ diễn giải và phân tích tình trạng của mắt.
Bước 3: Kiểm tra vận nhãn
Các khả năng vận động của mắt bao gồm khả năng di chuyển mắt theo các hướng khác nhau, khả năng tập trung và khả năng phối hợp giữa hai mắt sẽ được các bác sĩ kiểm tra.
Bước 4: Soi đáy mắt
Bác sĩ sẽ sử dụng kính hiển vi soi đáy mắt để kiểm tra sức khỏe của võng mạc, dây thần kinh thị giác và các cấu trúc khác bên trong mắt.
Nên cho trẻ đi khám mắt từ khi nào
Ở mỗi độ tuổi thì sẽ có gợi ý về thời gian trẻ nên đi khám mắt, dưới đây là một số thông tin cha mẹ có thể tham khảo:
- Trẻ dưới 3 tuổi: Chưa cần đi khám nhưng bố mẹ nên theo dõi về tình trạng mắt lác hay các dấu hiệu kể trên.
- Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: Kiểm tra thị lực lần đầu trực tiếp với bác sĩ.
- Trẻ em trên 5 tuổi: Trước khi trẻ bắt đầu lên lớp một nên kiểm tra mắt một lần trước khi tới trường.
Bao lâu nên khám mắt một lần
- Trẻ dưới 5 tuổi: Với những trẻ có tật khúc xạ bẩm sinh như nhược thị, lác… cần được kiểm tra thường xuyên.
- Từ 6 đến trở lên: Đặt lịch khám 1-2 lần/năm.
Những cách phòng tránh mắc cận thị loạn thị viễn thị cho trẻ em
Các bậc cha mẹ có thể tham khảo gợi ý sau để phòng tránh tật khúc xạ cho trẻ:
- Giữ khoảng cách hợp lý khi học tập và sử dụng thiết bị điện tử.
- Không sử dụng thiết bị điện tử quá lâu trong một khoảng thời gian dài.
- Vitamin A, Omega 3 là các dinh dưỡng phù hợp cho mắt.
- Tham gia hoạt động ngoại khóa, hạn chế các thiết bị điện tử.
- Thường xuyên đặt lịch khám mắt hằng năm.
Tóm lại, cận thị loạn thị viễn thị ở trẻ càng ngày càng trở nên phổ biến, do đó, các bố mẹ cần lưu ý khi thấy con có biểu hiện nhìn bất thường. Hãy phòng ngừa tật khúc xạ cho con ngay từ bây giờ bằng việc đi khám mắt định kỳ hằng năm.
Hãy đặt lịch hẹn khám bệnh tại VIVISION KID (tên cũ là FSEC), để các bác sĩ tiến hành khám và chẩn đoán, đồng thời cung cấp những lời khuyên chăm sóc mắt phù hợp cho con của bạn.