Cận thị nặng gây ảnh hưởng như thế nào?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

vào ngày 30/07/2024

Cận thị nặng không chỉ làm giảm chất lượng thị lực mà còn có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe mắt. Bài viết dưới đây của VIVISION sẽ tìm hiểu sâu hơn về những ảnh hưởng của cận thị nặng, cách phòng ngừa cận thị.

Định nghĩa cận thị 

Cận thị (myopia) là một tật khúc xạ phổ biến khiến người mắc khó khăn trong việc nhìn rõ các vật ở xa, trong khi lại có thể thấy rõ các vật ở gần. Tình trạng này thường gặp ở lứa tuổi học sinh, đặc biệt là thanh thiếu niên từ 8 đến 12 tuổi. 

Trong giai đoạn dậy thì, khi cơ thể phát triển nhanh, mức độ cận thị có thể gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, sau 20 tuổi, độ cận thường có xu hướng ổn định hơn. Việc kiểm tra mắt cơ bản có thể giúp phát hiện cận thị, và người bệnh có thể cải thiện thị lực của mình bằng cách sử dụng kính đeo mắt, kính áp tròng hoặc thực hiện phẫu thuật khúc xạ.

Cận thị là gì?

Cận thị là gì?

Nguyên nhân gây ra cận thị 

Mắt hoạt động như một thấu kính hội tụ, nơi hình ảnh được thu nhận và hiển thị trên võng mạc. Qua các tế bào cảm thụ và dây thần kinh thị giác, não bộ sẽ nhận diện các hình ảnh tương tự như thực tế bên ngoài. Tuy nhiên, đối với người cận thị, hình ảnh của các vật thể lại được hội tụ ở phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc, dẫn đến việc không thể nhìn rõ các vật ở xa.

Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây cận thị nặng:

  • Di truyền: Trẻ em có cha mẹ bị cận thị có nguy cơ cao hơn mắc tật này. Một số trường hợp trẻ em có cha mẹ không mắc cận thị vẫn phát triển tình trạng này, điều mà các bác sĩ vẫn chưa giải thích được. Do đó, cận thị có nhiều nguyên nhân và di truyền chỉ là một trong số đó.
  • Môi trường: Thiếu thời gian hoạt động ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ phát triển cận thị.
  • Hoạt động nhìn gần kéo dài: Thói quen đọc sách hoặc thực hiện các hoạt động nhìn gần trong thời gian dài có thể liên quan đến việc gia tăng nguy cơ cận thị.
  • Sử dụng thiết bị điện tử kéo dài: Trẻ em sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điện tử trong thời gian dài làm tăng nguy cơ phát triển cận thị.
Sử dụng thiết bị điện tử nhiều có thể gây cận thị nặng

Sử dụng thiết bị điện tử nhiều có thể gây cận thị nặng

Dấu hiệu khi mắt bị cận thị 

Các dấu hiệu và triệu chứng của cận thị bao gồm:

  • Mờ mắt khi nhìn xa: Gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các vật ở xa như biển báo hoặc bảng điện tử.
  • Nheo mắt: Có thói quen nhìn mọi thứ bằng cách khép hờ mắt để cải thiện khả năng nhìn.
  • Mỏi mắt: Xảy ra khi tập trung nhìn một chỗ trong thời gian dài mà không chớp mắt, dẫn đến tình trạng khô và mệt mỏi cho mắt.
  • Đau đầu: Ảnh hưởng của cận thị nặng có thể khiến người bệnh có thể cảm thấy đau nhức lan tỏa khắp đầu hoặc chỉ tại một khu vực nhất định.
  • Chớp mắt thường xuyên: Tốc độ chớp mắt bình thường từ 14 đến 17 lần/phút ở tuổi thiếu niên và tăng lên 15 đến 30 lần/phút ở người trưởng thành. Việc chớp mắt quá nhiều có thể chỉ ra một vấn đề tiềm ẩn như cận thị.

Trẻ em mắc cận thị thường gặp khó khăn khi nhìn rõ nội dung trên bảng trắng hoặc màn hình chiếu trong lớp học. Các dấu hiệu điển hình cận thị ở trẻ em bao gồm:

  • Luôn luôn nheo mắt.
  • Có vẻ không nhận ra các vật thể ở xa.
  • Chớp mắt liên tục.
  • Dụi mắt thường xuyên.
  • Ngồi gần tivi.
Chớp mắt liên tục là ảnh hưởng của cận thị nặng

Chớp mắt liên tục là ảnh hưởng của cận thị nặng

Đối với người lớn, cận thị nặng có thể khiến họ khó đọc các biển báo đường phố hoặc biển hiệu trong cửa hàng. Một số người có thể bị mờ mắt trong điều kiện ánh sáng yếu, chẳng hạn như khi lái xe vào ban đêm, nhưng vẫn nhìn rõ vào ban ngày. Hiện tượng này được biết đến với tên gọi là cận thị vào ban đêm.

Phân loại mức độ cận thị 

Để xác định mức độ cận thị, việc sử dụng máy đo chuyên dụng để đo số độ (Diop) là cần thiết. Dựa vào mức độ cận thị, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là phân loại chi tiết mức độ cận thị:

  • Cận thị tạm thời: Đo bằng 0 Diop, mắt có thị lực bình thường nhưng có thể bị ảnh hưởng do làm việc quá sức. Chỉ cần cho mắt nghỉ ngơi vài ngày là tình trạng sẽ cải thiện.
  • Cận thị nhẹ: Từ 0.25 đến 3 Diop.
  • Cận thị vừa: Từ 3.25 đến 6 Diop.
  • Cận thị nặng: Từ 6.25 đến 10 Diop.
  • Cận thị cực đoan: Từ 10.25 Diop trở lên, đây là mức độ cận thị nghiêm trọng nhất.

Cận thị quá nặng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Đối với những người bị cận thị nặng, dù đã điều chỉnh khúc xạ bằng kính họ vẫn có nguy cơ cao mắc các bệnh về thị giác như:

  • Bệnh tăng nhãn áp (glaucoma): Ảnh hưởng của cận thị nặng đến cận thị trung bình có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn gần 50% so với những người bị cận thị nhẹ.
  • Đục thủy tinh thể (cataract): Tỷ lệ người bị cận thị nặng phải phẫu thuật đục thủy tinh thể cao hơn 17% so với những người có mức độ cận trung bình.
  • Bong võng mạc (retinal detachment): Nguy cơ mắc bong võng mạc ở người cận thị nặng cao gấp 5-6 lần so với người cận nhẹ. Mức độ cận càng cao, võng mạc càng bị kéo căng, làm tăng khả năng bị rách. Hơn nữa, cận thị có thể gây thoái hóa võng mạc và thủy tinh thể, dẫn đến nguy cơ bong võng mạc cao hơn.
  • Thoái hóa điểm vàng do cận thị (maculopathy): Nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến cận thị tăng theo tuổi tác và mức độ cận. Bệnh này có thể dẫn đến mất thị lực trung tâm và hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.
Cận thị quá nặng sẽ bệnh đục thủy tinh thể

Cận thị quá nặng sẽ bệnh đục thủy tinh thể

Biện pháp phòng ngừa kiểm soát cận thị nặng

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cận thị và kiểm soát cận thị nặng hiệu quả:

Đeo kính đúng độ

Khi bị cận thị nặng, các tia sáng từ các vật ở xa sẽ hội tụ trước võng mạc, gây ra hiện tượng mờ khi nhìn xa. Nguyên nhân chính là do nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc do giác mạc và thủy tinh thể làm việc quá sức để tăng khả năng tập trung.

Kính cận, hay còn gọi là thấu kính phân kỳ, có tác dụng điều chỉnh hướng ánh sáng vào mắt, giúp tạo ra hình ảnh sắc nét hơn trên võng mạc. Độ cong và độ dày của thấu kính sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ cận thị của từng người.

Việc sử dụng kính đeo mắt hoặc kính áp tròng là một phương pháp phòng ngừa cận thị phổ biến và dễ dàng để cải thiện tật khúc xạ này. Những người bị cận thị nên chọn kính phù hợp với độ cận của mắt, nhằm giảm bớt áp lực điều tiết cho mắt và tránh tình trạng căng thẳng. Sử dụng kính đúng độ không chỉ cải thiện tầm nhìn mà còn giúp hạn chế sự tiến triển của cận thị, đồng thời giảm thiểu cảm giác chóng mặt và mỏi mắt.

Hình thành thói quen sống lành mạnh cho sức khỏe của mắt

Ngoài việc đeo kính có độ cận phù hợp, những người mắc cận thị nặng nên áp dụng một số thói quen để bảo vệ sức khỏe mắt như sau:

  • Làm việc và đọc sách trong điều kiện ánh sáng đầy đủ: Nên tránh các nơi quá tối. Khi ở trong môi trường thiếu sáng, mắt thường phải tiến lại gần màn hình hoặc sách để nhìn rõ hơn, điều này có thể làm giảm thị lực theo thời gian.
  • Hạn chế nhìn lâu vào một vật hoặc màn hình: Theo khuyến nghị của Viện mắt Quốc gia Hoa Kỳ, sau mỗi 20 phút làm việc, bạn nên dành 20 giây để nhìn xa. Khoảng thời gian này sẽ giúp mắt và hệ thần kinh được thư giãn và nghỉ ngơi.
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ: Nên đi ngủ trước 23 giờ và đảm bảo có đủ 8 tiếng ngủ mỗi ngày để mắt và cơ thể được hồi phục một cách tối ưu.
Hình thành thói quen sống lành mạnh cho sức khỏe của mắt

Hình thành thói quen sống lành mạnh cho sức khỏe của mắt

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mắt

Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mắt. Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin C, E và omega-3 cũng rất cần thiết để cải thiện sức khỏe thị giác và phòng ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Sau đây là một số thực phẩm giàu vitamin này:

  • Vitamin A: Có trong gan, dầu cá, khoai lang, cà rốt, cải xoăn, cải bó xôi, xoài, đu đủ, và nhiều loại thực phẩm khác.
  • Vitamin C: Tìm thấy trong các loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh, dưa lưới và kiwi.
  • Vitamin E: Có mặt trong dầu thực vật, rau xanh, bơ, dầu cá, và các loại hạt như hạnh nhân và hướng dương.
  • Omega-3: Được tìm thấy trong cá thu, cá hồi, dầu cá, hạt chia, hạt lanh và quả óc chó.

Giữ khoảng cách an toàn với các thiết bị điện tử

Giữ khoảng cách tối thiểu 50-70 cm giữa mắt và màn hình máy tính khi làm việc là rất quan trọng. Đồng thời, nên điều chỉnh màn hình sao cho nằm ngang hoặc thấp hơn tầm nhìn của mắt để giảm bớt áp lực cho mắt. Nếu để mắt quá gần màn hình, điều này có thể dẫn đến căng thẳng, gây ra hiện tượng mỏi mắt, đau nhức và chóng mặt.

Thăm khám mắt định kỳ

Dù bạn có bị cận thị nặng hay không, việc kiểm tra mắt định kỳ từ 6 đến 12 tháng một lần là rất quan trọng. Điều này giúp bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc cận thị, đặc biệt đối với những người có người thân trong gia đình mắc tật khúc xạ như cận thị hay loạn thị.

Thăm khám mắt định kỳ để phòng ngừa cận thị nặng

Thăm khám mắt định kỳ để phòng ngừa cận thị nặng

Đặt lịch khám với vivision ngay hôm nay để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp điều trị mắt bị cận thị nặng.

Lời khuyên

Cận thị nặng là một tật khúc xạ vô cùng phổ biến hiện nay có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ nên tạo thói quen đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để phòng ngừa cận thị một cách tốt nhất

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế
Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia thị giác hai mắt và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Ngọc Huế ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

ảnh hưởng của cận thị nặng

cận thị nặng

phòng ngừa cận thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý