Cận thị viễn thị loạn thị là gì? 3 tật khúc xạ này khác nhau thế nào

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Cận thị viễn thị loạn thị gọi chung là tật khúc xạ. Bệnh lý ngày càng phổ biến ở lứa tuổi học sinh, nhân viên văn phòng và những người phải sử dụng mắt quá nhiều. Vậy 3 tật khúc xạ này khác nhau thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

Cận thị viễn thị loạn thị là gì?

Cận thị (Myopia) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt, là tình trạng trục nhãn cầu ở mắt dài hơn người bình thường hoặc giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá cong khiến ánh sáng từ một vật ở xa đi vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc.

Viễn thị (Hyperopia) là tình trạng trục nhãn cầu ở mắt ngắn hơn người bình thường, người viễn thị nhẹ có thể nhìn xa rất tốt nhưng dễ nhức mỏi mắt khi nhìn gần. Người viễn thị trung bình đến cao sẽ nhìn mờ cả xa và gần.

Loạn thị (Astigmatism) là tình trạng bề mặt giác mạc không tròn đều như bình thường mà có hình dạng như elip khiến khi ánh sáng chiếu vào sẽ bị bẻ cong, không phân bố đều trên toàn bộ võng mạc. 

Loạn thị thường đi kèm với cận thị hoặc viễn thị.

Can-thi-vien-thi-loan-thi

Cận thị viễn thị loạn thị

Nguyên nhân của các tật khúc xạ cận thị viễn thị loạn thị

Nguyên nhân dẫn tới cận thị

  • Trục nhãn cầu quá dài
  • Giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá cong

Nguyên nhân viễn thị

  • Trục nhãn cầu quá ngắn
  • Giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá dẹt

Nguyên nhân loạn thị

  • Giác mạc và/hoặc thể thủy tinh có hình dạng không tròn đều do;
  • Di truyền;
  • Phẫu thuật hoặc chấn thương để lại sẹo giác mạc;
  • Giác mạc hình chóp 

Dấu hiệu nhận biết cận thị viễn thị loạn thị

Các tật khúc xạ đều khiến bệnh nhân nhìn mờ, tuy nhiên triệu chứng mỗi tật lại khác nhau:

Tật khúc xạ             Dấu hiệu nhận biết 
Cận thị
  • Nhìn xa mờ, nếu cận thị cao sẽ gây nhìn mờ cả xa và gần
  • Mỏi mắt
  • Nheo mắt khi nhìn xa
  • Chảy nước mắt
Viễn thị
  • Nhìn mờ ở gần, nếu viễn thị cao sẽ gây nhìn mờ cả xa và gần
  • Mỏi mắt, đau mắt
  • Nhức đầu, thái dương
  • Nheo mắt khi nhìn gần
  • Chảy nước mắt
Loạn thị
  • Nhìn mờ, nhòe
  • Mỏi mắt
  • Nhức đầu
  • Khó nhìn vào ban đêm

Biến chứng của cận thị viễn thị loạn thị không được chỉnh kính

Biến chứng của cận thị:

  • Người cận thị cần được kiểm tra đáy mắt định kỳ để sàng lọc các biến chứng gây suy giảm thị lực không hồi phục như: bong/rách võng mạc, bệnh glocom (thiên đầu thống) do cận thị, thoái hóa hoàng điểm do cận thị cao 
  • Nhược thị: Cận thị cao có thể gây nhược thị trên trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
  • Lác/lé ngoài: Trẻ có cận thị cao không được chỉnh kính có thể dẫn đến lác/lé ngoài, gây mất thẩm mỹ và giảm thị lực

Biến chứng của viễn thị:

  • Nhược thị: Trẻ có viễn thị trung bình đến cao có thể bị nhược thị nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Lác/lé trong: Trẻ có viễn thị cao không được chỉnh kính có thể dẫn đến lác/lé trong do điều tiết, gây mất thẩm mỹ và giảm thị lực.

Biến chứng của loạn thị:

  • Một số trường hợp loạn thị cao cần được chụp bản đồ giác mạc để sàng lọc bệnh giác mạc chóp.
  • Nhược thị: Trẻ có loạn thị trung bình đến cao có thể bị nhược thị nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách điều trị cận thị viễn thị loạn thị

Đeo kính 

Can-thi-vien-thi-loan-thi

Đeo kính cận thị viễn thị loạn thị

Đây là phương pháp đầu tiên mà các bệnh nhân mắc tật khúc xạ cận thị viễn thị loạn thị dùng đến. Bạn có thể lựa chọn kính gọng hay kính tiếp xúc tùy theo nhu cầu, mong muốn của bản thân.

Một gợi ý nho nhỏ rằng nếu bạn bị cận loạn cao, khi chọn kính gọng nên chọn gọng vừa tầm với mắt, tránh chọn gọng có mắt kính quá to dẫn tới tâm mắt khó chính xác. 

Nếu bạn có tật khúc xạ cao thì nên chọn các tròng kính có chiết suất cao để giảm bớt độ dày, độ nặng của kính.

Sử dụng kính Ortho-K

Can-10-do-co-deo-duoc-kinh-ap-trong-khong

Em bé đeo kính áp tròng Ortho-K

Ortho-K là một loại kính áp tròng cứng dùng ban đêm, dùng để điều chỉnh các tật khúc xạ cận thị, viễn thị, loạn thị nhưng chủ yếu là cận thị. 

Kính Ortho-K được đeo vào mắt trước khi đi ngủ và tháo ra khi thức dậy. Với thiết kế theo hình dạng giác mạc đặc biệt của kính, nhờ tác động của mi mắt khi nhắm mắt, kính sẽ chỉnh hình giác mạc nhằm khử độ cận hiện tại. Do đó, bạn có thể nhìn rõ vào ban ngày mà không cần đeo kính gọng.

Tuy nhiên, nếu bạn ngừng sử dụng thì giác mạc của bạn sẽ trở lại hình dạng ban đầu. Vì thế, khi đã lựa chọn phương pháp này, bạn sẽ cần đeo liên tục hàng ngày bạn nhé.

Phẫu thuật

Mỗi tật khúc xạ sẽ có các phương pháp phẫu thuật khác nhau phù hợp với mỗi tình trạng.

Một vài phương pháp phẫu thuật loạn thị có thể kể đến như: Lasik, Lasek, Relex Smile, Phakic ICL,… Bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc nghe tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia để chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất.

Các cách phòng tránh tật khúc xạ

Hiện nay, tỷ lệ mắc tật khúc xạ cận thị viễn thị loạn thị đang dần tăng do thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, để bảo vệ đôi mắt của mình, dưới đây là 5 điều cần làm để có 1 đôi mắt khỏe mạnh:

  • Bổ sung dinh dưỡng cần thiết;
  • Tăng thời gian hoạt động ngoài trời;
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc, sử dụng điện thoại, máy tính, …
  • Áp dụng quy tắc 20-20-20;
  • Khám định kỳ thường xuyên.

Lời khuyên:

Các tật khúc xạ cận thị viễn thị loạn thị không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp. Vì vậy hãy đưa trẻ đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần để được thăm khám đầy đủ và phát hiện bệnh sớm nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về cận thị viễn thị loạn thị hoặc muốn đặt lịch khám, vui lòng liên hệ hotline 0334141213 để được vivision kid tư vấn

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

Cận thị viễn thị loạn thị