Cảnh báo mắc bệnh đau mắt do sử dụng kính áp tròng

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

 Bên cạnh các công dụng hữu ích của kính áp tròng, việc sử dụng không đúng cách đã dẫn đến bệnh đau mắt do sử dụng kính áp tròng. Hiểu biết về triệu chứng, cách phòng tránh bệnh lý này sẽ giúp chúng ta sử dụng kính áp tròng một cách hợp lý hơn.

Hinh-anh-kinh-ap-trong

Hình ảnh kính áp tròng

Các loại kính áp tròng trên thị trường

Kính áp tròng không chỉ là một công cụ thẩm mỹ mà còn mang lại sự thuận tiện trong việc điều chỉnh thị lực. Kính áp tròng được chia làm một số loại như sau:

Kính áp tròng (Kính tiếp xúc/Lens)

  • Kính áp tròng mềm: Là loại kính mềm, linh hoạt và thoải mái khi đeo, phù hợp để đeo hàng ngày
  • Kính áp tròng cứng: Loại kính cứng, thoáng khí, thích hợp cho người có cận thị hoặc loạn thị. 

 Kính thẩm mỹ

  • Kính áp tròng màu: Sử dụng để thay đổi màu sắc của mắt, có hoặc không có độ cận thị. Thường được sử dụng cho mục đích thẩm mỹ hoặc trang điểm.

Kính cận

  • Kính áp tròng cận thị hằng ngày: Được sử dụng một lần và vứt bỏ sau mỗi ngày, không cần vệ sinh. Phù hợp cho những người không muốn lo lắng về vệ sinh và bảo quản
  • Kính áp tròng cận thị 2 tuần: Sử dụng trong khoảng hai tuần trước khi cần thay mới, yêu cầu vệ sinh và bảo quản cẩn thận
  • Kính áp tròng cận thị hàng tháng: Được sử dụng trong khoảng một tháng trước khi cần thay mới, yêu cầu vệ sinh và bảo quản đúng cách.

Mỗi loại kính áp tròng có đặc điểm và mục đích sử dụng khác nhau, việc lựa chọn loại kính phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của mắt là rất quan trọng. Trước khi sử dụng bất kỳ loại kính nào, cần thiết tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia về nhãn khoa để được tư vấn và lựa chọn sao cho phù hợp.

Dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh đau mắt do sử dụng kính áp tròng

Kính áp tròng áp sát, tiếp xúc trực tiếp với mắt vì thế rất dễ gây các kích thích cho mắt. Bên cạnh đó, kính áp tròng với vai trò là một vật thể lạ trong mắt cũng khiến cho nguy cơ nhiễm trùng mắt tăng cao và dẫn đến bệnh đau mắt đỏ do sử dụng kính áp tròng. 

Hinh-anh-dau-mat-do-do-su-dung-kinh-ap-trong

Hình ảnh đau mắt đỏ do sử dụng kính áp tròng

Bệnh đau mắt khi sử dụng kính áp tròng có thể bao gồm những dấu hiệu sau:

  • Đỏ mắt: Có thể là do viêm nhiễm hoặc kích ứng từ việc sử dụng kính áp tròng.
  • Mờ mắt: Tình trạng mờ mắt, tầm nhìn không rõ ràng có thể xuất hiện khi mắt bị kích thích hoặc có vấn đề về vệ sinh kính áp tròng.
  • Cộm mắt: Cảm giác đau, khó chịu hoặc cảm giác có vật nặng ở trong mắt khi đeo kính áp tròng.
  • Chảy nước mắt: Chảy nước mắt liên tục hoặc nhiều hơn bình thường do phản ứng bảo vệ của cơ thể trước kích ứng hoặc viêm nhiễm.
  • Khô mắt: Mắt trở nên khô, mất độ ẩm, có thể do việc sử dụng kính áp tròng không đúng cách hoặc đeo kính trong thời gian dài.

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, ngưng sử dụng kính áp tròng và tham khảo ý kiến của bác sĩ mắt là rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị vấn đề về mắt kịp thời.

Cách phòng tránh đau mắt đỏ do đeo kính áp tròng

Vệ sinh kính áp tròng

  • Vệ sinh tay: Luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo hoặc tháo kính áp tròng
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh kính đúng cách: Sử dụng dung dịch vệ sinh đặc biệt cho kính áp tròng để làm sạch và bảo quản đúng cách
  • Đảm bảo dụng cụ đeo và tháo kính áp tròng luôn sạch sẽ, không dùng tay để đeo hoặc tháo lens trực tiếp để tránh làm tổn thương mắt, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
Hinh-anh-dung-cu-deo-kinh-ap-trong

Hình ảnh dụng cụ đeo tháo kính áp tròng

Thời gian sử dụng

  • Tuân thủ thời gian sử dụng khuyến nghị từ bác sĩ mắt hoặc nhà sản xuất, thường là khoảng 6-8 tiếng mỗi ngày
  • Trước khi đi ngủ, hãy tháo kính áp tròng để cho mắt được nghỉ ngơi và tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

 Đeo kính đúng cách

  • Lens khi mới mua không được đeo luôn mà phải ngâm trong dung dịch chuyên dụng ít nhất từ 6-8 giờ để loại bỏ các chất hóa học có hại trong nước ngâm lens ban đầu
  • Tuân thủ hướng dẫn đeo kính: Đeo kính áp tròng đúng theo quy trình của nhà sản xuất được ghi trong hướng dẫn sử dụng
  • Không đeo kính áp tròng khi mắt đang có dấu hiệu bị tổn thương, có vết xước hoặc rách nhu mô mắt.
  • Nếu không dùng lens thường xuyên, nên thay nước ngâm lens ít nhất 2 lần/ngày
  • Cấp ẩm cho mắt trước, trong và sau khi đeo kính áp tròng 2-3 giờ/lần bằng thuốc nhỏ mắt để tránh khô, mỏi mắt.

Tham khảo ý kiến chuyên gia

  • Tham khảo ý kiến từ bác sĩ mắt nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào của đau mắt đỏ do sử dụng kính áp tròng. 

Cho mắt nghỉ ngơi

  • Nghỉ ngơi đúng cách: Nếu mắt cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi và không tiếp tục đeo kính áp tròng trong vài ngày để theo dõi thêm. 

Việc tuân thủ các biện pháp trên có thể giúp giảm nguy cơ đau mắt đỏ và bảo vệ sức khỏe của mắt khi sử dụng kính áp tròng.

vivision kid tự hào là một cơ sở khám và điều trị mắt hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ với nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị các vấn đề về mắt hiệu quả nhất. Hãy đến vivision kid ngay nếu bạn có các triệu chứng bất thường về mắt hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ giải thích và đặt lịch khám. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về đau mắt đỏ do sử dụng kính áp tròng và các bệnh lý về mắt khác dưới đây:

Lời khuyên

Hiện nay có rất nhiều người đặc biệt là phụ nữ sử dụng kính áp tròng cho mục đích làm đẹp, thay vì phải đeo kính gọng thì kính áp tròng đảm bảo thẩm mỹ và tiện dụng hơn rất nhiều.

Vì vậy trên những đối tượng này nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ do sử dụng kính áp tròng rất cao và cần cẩn trọng khi sử dụng.

Nếu có bất thường nào trong thời gian sử dụng kính hoặc nhận thấy những dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ do dùng kính áp tròng nêu trên thì nên dừng việc sử dụng kính và đến khám nay tại các cơ sở y tế, phòng khám mắt để được tư vấn và điều trị. 

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Đau mắt

Đau mắt đỏ

kính áp tròng

Kính tiếp xúc

lens