Chắp lẹo là gì? Có nguy hiểm không?
Chắp lẹo là gì? Đây là tình trạng nhiễm trùng ở mí mắt mà mọi người có thể gặp phải. Mặc dù chắp lẹo thường không nguy hiểm và tự lành sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng.
Chắp lẹo là gì?
Chắp là tình trạng tắc nghẽn gây viêm mạn tính ở tuyến Meibomius của mí mắt, gây ra tình trạng sưng, cộm và tạo thành khối u cứng. Chắp thường kéo dài vài ngày có tự lành. Tuy nhiên, có thể cần điều trị y tế nếu không tự biến mất.
Lẹo là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của tuyến Zeiss ở mi mắt, thường do vi khuẩn tụ cầu gây ra. Biểu hiện bằng một khối sưng đỏ, đau và có mủ ở bờ mi. Lẹo thường tự khỏi sau vài ngày, nhưng trong một số trường hợp cần phải dùng kháng sinh hoặc can thiệp y tế.
Vì sao bị chắp lẹo?
Chắp lẹo là gì? Chắp và lẹo là hai tình trạng thường gặp ở mắt, gây ra nhiều khó chịu. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến hai tình trạng này:
Nguyên nhân gây chắp
Chắp hình thành do sự bít tắc của tuyến Meibomius, tuyến này có tác dụng ngăn sự bay hơi của lớp nước mắt giúp giữ ẩm cho giác mạc và bảo vệ mắt. Khi tuyến này bị tắc, không thể tiết dầu ra ngoài, gây sưng và viêm.
Nguyên nhân gây lẹo
Lẹo hình thành do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, thường là vi khuẩn tụ cầu. Khi vi khuẩn xâm nhập, chúng gây nhiễm trùng nang lông và tuyến tiết nhầy ở mi mắt tạo ra khối sưng đỏ, đau và có mủ ở bờ mi.
Triệu chứng chắp lẹo
Triệu chứng chắp lẹo:
- Sưng đỏ vùng mi mắt: Vùng mi mắt bị sưng đỏ, khi ấn vào cảm thấy đau ở bờ mi và dần dần trở nên cứng.
- Mưng mủ: Chỗ sưng nề có thể bị mưng mủ, hình thành một cục u nhỏ màu vàng hoặc trắng.
- Đỏ mắt: Mắt bị sưng đỏ và khá đau
- Khó chịu: Cảm giác khó chịu, cộm mắt, nhất là khi chớp mắt.
Phân biệt chắp và lẹo
Chắp lẹo là gì? Có thể phân biệt chắp và lẹo qua những tiêu chí sau:
Vị trí:
- Chắp: Xảy ra do tắc nghẽn tuyến Meibomius của mí mắt gây viêm mạn tính
- Lẹo: Là một ổ viêm cấp tính của tuyến Zeiss, thường do tụ cầu vàng,.
Dấu hiệu:
- Chắp: Thường là một khối cứng dần, ít đau nhức.
- Lẹo: Thường là một ổ viêm cấp tính, gây đau, sưng đỏ ở mi mắt, có thể nhìn thấy chấm mủ vàng hoặc trắng.
Diễn biến
- Chắp: Thường phát triển chậm và có thể tự tiêu sau vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu chắp lớn và không tự khỏi, có thể cần can thiệp phẫu thuật.
- Lẹo: Phát triển nhanh hơn, gây đau rõ rệt và có thể vỡ sau 3-4 ngày. Lẹo có thể tự lành nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, nhiễm trùng có thể lan rộng.
Điều trị
- Chắp: Điều trị bằng cách chườm ấm, massage nhẹ để tuyến dầu thông thoáng. Trong trường hợp chắp lớn, bác sĩ có thể khuyến nghị phẫu thuật để lấy chắp.
- Lẹo: Chườm ấm và vệ sinh mí mắt là phương pháp chủ yếu. Nếu lẹo không vỡ hoặc nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh dưới dạng mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt. Không nên tự ý nặn lẹo vì có thể gây nhiễm trùng lan rộng.
Mức độ nguy hiểm
- Chắp: Không gây nguy hiểm, nhưng nếu để lâu không điều trị có thể gây biến dạng mí mắt hoặc để lại sẹo.
- Lẹo: Thường không nguy hiểm, nhưng có thể gây nhiễm trùng lan rộng hoặc ảnh hưởng đến mí mắt nếu không được chăm sóc đúng cách.
Chắp lẹo có nguy hiểm không?
Chắp lẹo là gì? Chắp và lẹo thường không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng và thường tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp không tự khỏi sẽ cần đến cơ sở y tế để chích rạch tháo mủ. Vì vậy khi có các dấu hiệu nghi ngờ chắp lẹo, cần đến ở sở y tế chuyên khoa để xử lý sớm, tránh việc phải chích rạch ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Cách điều trị chắp lẹo
Mặc dù thường tự khỏi sau một thời gian ngắn, nhưng việc điều trị đúng cách sẽ giúp giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian hồi phục. Sau đây là cách điều trị chắp và lẹo:
Chườm ấm: Đây là biện pháp thực hiện sớm nhất khi chưa có hiện tượng sinh mủ. Chườm ấm giúp kích thích lưu thông các tuyến bờ mi bị bít tắc giúp chắp lẹo nhanh khỏi hơn. Bạn có thể chườm mắt bằng khăn ấm hoặc sử dụng túi chườm nước ấm.
Dùng thuốc: Nếu tình trạng đã phát triển hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm để điều trị. Việc sử dụng thuốc phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Tiểu phẫu: Trong những trường hợp không đáp ứng với phương pháp điều trị trên, tiểu phẫu có thể được áp dụng. Chích chắp lẹo là một phương pháp an toàn. Quá trình này bao gồm việc làm rỗng chắp lẹo thông qua một vết rạch nhỏ để loại bỏ mủ và chất cặn bên trong.
Nếu chắp hoặc lẹo không giảm sau vài ngày điều trị tại nhà hoặc có dấu hiệu nặng lên, bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp can thiệp kịp thời.
Chắp lẹo là bệnh lý phổ biến dễ mắc phải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi gặp vấn đề về mắt nghi ngờ chắp lẹo, bố mẹ nên cho con đi thăm khám sớm.
Chắp lẹo là gì? Tóm lại, chắp và lẹo là những tình trạng nhiễm trùng mí mắt thường gặp, chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Mặc dù chúng có thể gây đau đớn và khó chịu, nhưng đa số trường hợp đều không nguy hiểm nếu được xử lý đúng cách tại nhà bằng việc chườm ấm và vệ sinh mắt.
Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc theo dõi kịp thời, chắp và lẹo có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn hoặc để lại sẹo.
Đối với trẻ em, việc giữ vệ sinh cá nhân tốt và quan sát kỹ các dấu hiệu bất thường là rất quan trọng để phòng ngừa và điều trị kịp thời. Đặt lịch khám tại vivsion kid để các chuyên gia tư vấn và giúp theo dõi tình trạng bệnh chắp lẹo của mắt con bạn nhé.
Nếu chắp không tự tiêu và phát triển thành u cứng hoặc lẹo gây ra đau đớn nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện một tiểu phẫu nhỏ để loại bỏ.
Lời khuyên
Chắp và lẹo ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng mí mắt khá phổ biến nhưng thường không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Trong một số trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh dạng mỡ bôi hoặc thuốc nhỏ mắt để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.
Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: