Chỉ làm theo các cách trị viêm giác mạc tại nhà có hiệu quả?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Nhiều người bệnh tham khảo trên mạng những hướng dẫn điều trị viêm giác mạc tại nhà mà không đi thăm khám bác sĩ. Điều này khiến tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị dứt điểm.

Viêm giác mạc là gì?

Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc bị sưng phù hoặc viêm do một số tác nhân nào đó, khiến mắt đỏ, đau, ảnh hưởng thị lực.

Hinh-anh-viem-giac-mac-o-tre

Hình ảnh viêm giác mạc ở trẻ

Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm giác mạc là:

  • Đỏ mắt: đây là triệu chứng hay gặp, vị trí đỏ mắt ở rìa, xung quanh giác mạc, đôi khi đỏ cả mắt do viêm kết mạc kèm theo;
  • Nhìn mờ là đặc trưng của viêm giác mạc do giác mạc là một thấu kính của hệ quang học nhãn cầu giúp nhìn rõ vật. Khi giác mạc bị tổn thương, khả năng khúc xạ ánh sáng bị ảnh hưởng dẫn đến triệu chứng mờ mắt;
  • Sợ ánh sáng, gió thổi vào mắt gây tăng cảm giác đau nhức khó chịu;
  • Chảy nước mắt, co quắp mi;
  • Cảm giác mắt cộm, ngứa như có dị vật trong mắt;
  • Ổ loét trên bề mặt giác mạc: đây là biểu hiện của tổn thương nặng giác mạc. ổ loét có thể hình tròn hoặc cành cây, nằm ở trung tâm hoặc rìa giác mạc. Ổ loét màu trắng hoặc vàng, xanh tùy theo nguyên nhân gây bệnh;
  • Ngoài ra, còn một số biểu hiện ở mắt như hở mi, quặm mi,… là những bệnh thường xuyên gây ra viêm giác mạc.

Dựa theo mức độ tổn thương giác mạc nông hay sâu có các hình thái viêm giác mạc:

  • Viêm giác mạc nông: tổn thương lớp biểu mô ngoài cùng, triệu chứng thường nhẹ;
  • Viêm giác mạc sâu: tổn thương đến lớp nhu mô;
  • Viêm loét giác mạc: tổn thương sâu, có ổ loét, hoại tử trên bề mặt giác mạc, nguy cơ thủng giác mạc rất cao.

Tại sao cần thăm khám bác sĩ thay vì tự trị viêm giác mạc tại nhà

Mọi trường hợp viêm giác mạc đều có thể có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau, và chỉ bác sĩ mới có thể đưa ra đánh giá chính xác và kê đơn điều trị phù hợp.

Viêm giác mạc là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng, bệnh sẽ tiến triển nặng, có thể để lại nhiều di chứng như sẹo, thủng giác mạc, giảm thị lực không thể hồi phục cho người bệnh.

Điều trị viêm giác mạc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh, khả năng chăm sóc và mức độ đáp ứng với thuốc của bệnh nhân .Viêm giác mạc do nhiều nguyên nhân gây ra: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, chấn thương, dị ứng,…. mỗi nguyên nhân sử dụng loại thuốc khác nhau, thậm chí có người bệnh cũng một lúc nhiễm hai tác nhân. Để chẩn đoán được chính xác, ngoài việc được thăm khám, người bệnh cần thực hiện đầy đủ xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định.

Thực tế cho thấy những trường hợp tự ý điều trị có tỷ lệ biến chứng cao hơn rất nhiều so với người tuân thủ điều trị theo hướng dẫn bác sĩ. Những sai lầm đến chủ yếu từ việc học chữa bệnh theo cách dân gian đắp lá lên mắt, tự điều trị corticoid tại nhà, chườm đá trực tiếp lên mắt, sử dụng kháng sinh bừa bãi,… Hiện trạng này làm cho người bệnh đến khám trong tình trạng giác mạc đã hoại tử thậm chí viêm nội nhãn.

Bất cứ loại thuốc nào khi dùng trên người bệnh đều cần có sự đồng ý của bác sĩ. Corticoid là loại thuốc có tác dụng giảm triệu chứng nhanh làm cho người bệnh tin rằng bệnh khỏi, nhưng nếu tiếp tục sử dụng nguy cơ giảm sức đề kháng và tăng nhãn áp cho người bệnh. Kháng sinh cũng tương tự, mỗi loại vi sinh vật đáp ứng với loại kháng sinh khác nhau. Nếu điều trị trong 3-5 ngày không đỡ thì nguy cơ vi khuẩn đã kháng kháng sinh, cần đổi loại thuốc khác.

hinh-anh-be-duoc-kham-viem-giac-mac-tai-vivision kid

Hình ảnh bé được khám viêm giác mạc tại vivision kid

Chính vì những ý do như vậy mà khi bị viêm giác mạc bạn cần được theo dõi điều trị bởi bác sĩ và bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về những mẹo dưới đây áp dụng ở nhà an toàn, hiệu quả, bệnh nhanh khỏi hơn.

Thực hiện một số cách trị viêm giác mạc tại nhà theo đúng lời khuyên của bác sĩ

Những biện pháp này có thể giúp triệu chứng bệnh thuyên giảm, giúp hỗ trợ điều trị và phòng tái phát bệnh

  • Làm sạch mắt hằng ngày, loại bỏ dịch tiết bám xung quanh nhẹ nhàng. Sử dụng dịch chuyên dụng làm sạch mắt như: thuốc nhỏ mắt sinh lý, nước mắt nhân tạo, tránh làm tổn thương thêm cho mắt. Nếu không tự làm được tại nhà, bạn có thể đến cơ sở ý tế để được hỗ trợ;
  • Không đeo kính tiếp xúc (hay còn gọi là kính áp tròng) trong thời gian bệnh. Nếu người bệnh dùng kính áp tròng để hỗ trợ thị giác do tật khúc xạ, thì tốt nhất trong thời gian đợi hồi phục bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn, hoặc chuyển sang dùng kính gọng;
Khong-nen-su-dung-kinh-ap-trong-khi-bi-viem-giac-mac

Không nên sử dụng kính áp tròng khi bị viêm giác mạc

  • Không để mắt phải làm việc căng thẳng, sắp xếp công việc khoa học, không tiếp xúc với quá nhiều thiết bị điện tử trong thời gian dài, áp dụng các biện pháp giúp mắt nghỉ ngơi như quy tắc 20-20-20 (có nghĩa là làm việc 20 phút – nghỉ 20s – nhìn xa 20 feet;
  • Chườm lạnh: chú ý sử dụng gạc sạch ngâm qua nước mát, chườm lên mắt mỗi lần khoảng 10-15 phút, không đặt trực tiếp đá lên mắt, không để lạnh quá tránh bỏng lạnh, hay nhiễm trùng thêm cho mắt;
  • Không trang điểm hay đeo lens mắt khi bị viêm giác mạc. Các hạt bụi phấn nhỏ li ti bay vào mắt càng tạo điều kiện cho mắt dễ nhiễm khuẩn;
  • Vệ sinh tay sạch sẽ với xà bông, không dụi tay lên mắt làm dây dịch tiết ra tay, tay cầm vào đồ xung quanh, lan truyền mầm bệnh. Đối với viêm giác mạc do vi khuẩn, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với mọi người;
  • Không nên băng kín mắt trong thời gian dài vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hoặc gây gây dính giác mạc với các tổ chức xung quanh;
  • Đeo kính mắt khi bạn ra ngoài trời tránh kích thích từ môi trường như: ánh sáng, bụi bẩn,… làm tăng cảm giác đau, khó chịu,…

Viêm giác mạc là bệnh lý nguy hiểm, khi mắc bệnh người bệnh nên chủ động đến phòng khám mắt sớm nhất để được bác sĩ thăm khám thay vì tự điều trị tại nhà,  nguy cơ biến chứng thậm chí mất thị lực. vivision kid là phòng khám với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp sẽ là nơi để bạn trao gửi niềm tin và chăm sóc sức khỏe cho đôi mắt của mình.

Lời khuyên

Những biện pháp này có thể giúp triệu chứng bệnh thuyên giảm, giúp hỗ trợ điều trị và phòng tái phát bệnh

Làm sạch mắt hằng ngày, loại bỏ dịch tiết bám xung quanh nhẹ nhàng. Sử dụng dịch chuyên dụng làm sạch mắt như: thuốc nhỏ mắt sinh lý, nước mắt nhân tạo, tránh làm tổn thương thêm cho mắt. Nếu không tự làm được tại nhà, bạn có thể đến cơ sở ý tế để được hỗ trợ;
Không đeo kính tiếp xúc (hay còn gọi là kính áp tròng) trong thời gian bệnh. Nếu người bệnh dùng kính áp tròng để hỗ trợ thị giác do tật khúc xạ, thì tốt nhất trong thời gian đợi hồi phục bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn, hoặc chuyển sang dùng kính gọng.

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cách trị viêm giác mạc tại nhà

chữa viêm giác mạc tại nhà