Viễn thị nặng ở trẻ em cần được chỉnh kính như thế nào?
Viễn thị nặng ở trẻ em từ +5.00D trở lên cần được kê đơn kính ngay khi phát hiện, nếu không sẽ dẫn đến lác mắt và nhược thị. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ thăm khám mắt định kỳ để có hướng xử trí phù hợp.
Viễn thị ở trẻ em là gì?
Trẻ bị viễn thị thường sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật ở gần, tuy nhiên với trẻ viễn thị cao, có thể ảnh hưởng đến khả nặng nhìn cả các vật ở gần và xa. Việc điều trị sớm giúp trẻ có thị lực tốt nhất để học tập và phát triển bình thường.
Trẻ nhỏ cũng có thể bị viễn thị
Viễn thị là tình trạng tật khúc xạ phổ biến ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành. Trẻ bị viễn thị thường gặp khó khăn khi nhìn các vật ở cự ly gần và mức độ khó khăn tỷ lệ thuận với mức độ viễn thị.
Đối với những trường hợp viễn thị nhẹ, khả năng nhìn xa hầu như không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên ở những trẻ mắc viễn thị nặng, trẻ bị mờ khi nhìn cả xa và gần.
Khi phải tập trung nhìn gần trong các hoạt động như đọc sách, viết bài hay sử dụng các thiết bị điện tử, trẻ viễn thị phải điều tiết mắt nhiều hơn, dễ dẫn đến tình trạng mỏi mắt, đau đầu.
Có 2 dạng viễn thị chính ở trẻ em:
- Viễn thị khúc xạ: Xảy ra khi độ cong của giác mạc và thể thủy tinh thấp hơn bình thường, trong khi chiều dài trục nhãn cầu vẫn ở mức bình thường, khiến cho ảnh của vật hội tụ ở phía sau võng mạc. Dạng này thường gây ra viễn thị nhẹ.
- Viễn thị trục: Xảy ra khi chiều dài trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường, trong khi độ cong của giác mạc và thể thủy tinh vẫn bình thường. Dạng này thường gây ra viễn thị nặng ở trẻ em và cần được phát hiện, điều trị sớm để tránh các biến chứng như nhược thị và lác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viễn thị ở trẻ
- Sinh lý theo độ tuổi: Trục nhãn cầu của trẻ sơ sinh chỉ khoảng 17mm, ngắn hơn so với ở người trưởng thành (22-24mm). Vì vậy, hầu hết trẻ sơ sinh đều có mắt viễn thị. Khi trẻ lớn lên, trục nhãn cầu sẽ tăng dần kích thước và mức viễn thị sẽ giảm. Thông thường, mức viễn thị sẽ khoảng 3 diop khi trẻ 2-3 tuổi.
- Cấu trúc mắt bẩm sinh có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường: Khi trục nhãn cầu ngắn, các tia sáng từ vật ở xa sẽ hội tụ phía sau võng mạc, dẫn đến hình ảnh bị mờ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do yếu tố di truyền hoặc các yếu tố môi trường trong quá trình mang thai.
- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ bị viễn thị, con cái sẽ có nguy cơ mắc viễn thị cao hơn do yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tật khúc xạ của mắt.
- Hậu quả của một số phẫu thuật như đục thủy tinh thể, do các bất thường về giác mạc, thể thủy tinh: Các can thiệp này có thể làm thay đổi hình dạng mắt, dẫn đến viễn thị. Ví dụ, sau mổ đục thủy tinh thể, nếu kính nội nhãn được lắp có độ khúc xạ không phù hợp thì có thể gây ra viễn thị.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viễn thị
Khác với cận thị, viễn thị xuất hiện ngay từ khi trẻ mới sinh. Trẻ thường không nhận biết được thị lực mờ hay rõ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể phát hiện tình trạng này thông qua một số biểu hiện sau:
- Trẻ thường xuyên than mỏi mắt, hay dụi mắt, đỏ mắt khi phải nhìn gần lâu như khi đọc sách, viết bài.
- Mắt trẻ có xu hướng lác trong khi nhìn gần, đặc biệt là khi chơi điện thoại, máy tính trong thời gian dài (lác trong do viễn thị).
Đây là 2 dấu hiệu phổ biến của trẻ bị viễn thị, đặc biệt là viễn thị nặng. Nếu phát hiện con có những biểu hiện trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở khám mắt, đặc biệt là trung tâm chuyên mắt trẻ em như vivision kid (tên cũ là FSEC) để được chẩn đoán và điều trị sớm, giúp trẻ đạt thị lực tốt nhất.
Phân loại mức độ viễn thị
Căn cứ vào mức độ nặng, viễn thị được chia thành 3 loại. Cụ thể như sau:
- Nhẹ: ≤ +2.00 diop
- Trung bình: từ +2.25 đến +5.00 diop
- Nặng: ≥+5.00 diop
Nguyên tắc chỉnh kính cho trẻ viễn thị nặng
Trẻ bị viễn thị cần được kê đơn kính nếu độ viễn thị ≥ +3.5 điốp. Nếu kèm theo triệu chứng lác, trẻ nên được chỉnh kính đủ số sau tra liệt điều tiết. Các trường hợp lác trong do điều tiết không nên chỉnh kính non.
Với trẻ không bị lác, mức độ chỉnh non phụ thuộc vào lứa tuổi và chỉ số khúc xạ.
Một số quan điểm về điều chỉnh viễn thị nặng ở trẻ em:
- Trẻ có độ viễn thị từ +5.00 diop trở lên cần được chỉnh kính ngay khi phát hiện, bất kể thời điểm nào.
- Đeo kính sớm để tránh biến chứng lác và nhược thị.
- Chỉnh kính đủ số với liệt điều tiết bằng Atropin 0,5% trong điều trị viễn thị kèm lác trong điều tiết.
- Sau 6 tháng cần tái khám để điều chỉnh kính phù hợp.
Lưu ý khi trẻ viễn thị nặng đeo kính
Trong quá trình chỉnh kính cho trẻ viễn thị nặng, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu.
- Nếu trẻ không đeo kính thường xuyên, độ lác có thể tăng lên.
- Nếu độ lác giảm hoặc hết sau khi đeo kính, trẻ sẽ được theo dõi sau 4-6 tuần.
- Khi trẻ lớn, có thể giảm dần độ kính dựa trên kết quả đo khúc xạ sau liệt điều tiết.
Giải pháp khi trẻ không chịu đeo kính viễn thị nặng
Nếu trẻ viễn thị nặng không đồng ý đeo kính, cha mẹ có thể cân nhắc một trong hai phương án sau:
- Tra thuốc liệt điều tiết mỗi ngày 1 lần, sau đó giảm xuống tuần 1 lần để làm liệt điều tiết, giảm tình trạng nhức mắt.
- Giảm nhẹ độ kính để trẻ dễ chấp nhận hơn.
- Cân nhắc kính áp tròng để dễ chấp nhận kính
Hãy đặt khám với vivision kid (tên cũ là FSEC) để được đội ngũ chuyên gia hàng đầu về mắt thăm khám, chữa trị kịp thời.
Lời khuyên
Viễn thị nặng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, trẻ cần được thăm khám và chỉnh kính chính xác bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt có kinh nghiệm. Cùng với đó, cha mẹ hãy áp dụng các lời khuyên sau:
- Hãy trò chuyện với trẻ về trải nghiệm của chúng khi bị viễn thị. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những khó khăn mà trẻ gặp phải và tìm ra cách hỗ trợ tốt nhất.
- Giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc đeo kính để cải thiện thị lực. Giúp trẻ chọn kính phù hợp và thoải mái khi đeo.
- Đảm bảo trẻ có đủ ánh sáng khi đọc sách hoặc làm việc gần. Khuyến khích trẻ nhìn xa sau mỗi 20-30 phút tập trung vào màn hình.
- Tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời giúp trẻ thư giãn mắt và giảm bớt mỏi mắt.
- Giúp trẻ luôn vui vẻ và tự tin vào bản thân. Trẻ em bị viễn thị vẫn có thể học tập và tham gia các hoạt động như những đứa trẻ khác.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.
Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: