Chữa cận thị bằng phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm như thế nào?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Hồng Dương

vào ngày 31/07/2024

Kính áp tròng ban đêm – một giải pháp tiềm năng trong việc chữa trị cận thị đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, liệu pháp này có đem lại kết quả vĩnh viễn hay chỉ là biện pháp tạm thời? Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu quả của kính áp tròng ban đêm, cơ chế hoạt động cùng với sự so sánh cùng phương pháp “chữa cận thị” khác để giúp bạn hiểu rõ hơn về lựa chọn điều trị tối ưu cho vấn đề cận thị của mình.

Kính áp tròng ban đêm có phải là phương pháp chữa cận thị vĩnh viễn?

Nhiều vị phụ huynh thắc mắc rằng liệu kính áp tròng ban đêm Ortho K có phải là phương pháp “chữa cận thị” vĩnh viễn hay không? Cùng giải đáp thắc mắc này tôi qua một số khái niệm sau đây nhé.

  • Kính áp tròng ban đêm Ortho K là phương pháp điều trị cận thị tạm thời

Kính áp tròng ban đêm thường chỉ cung cấp hiệu quả tạm thời khi người đeo kính vào ban đêm ngủ đủ từ 6-8 tiếng, sau khi bỏ kính ra mắt sẽ cải thiện thị lực từ buổi sáng sau khi thức dậy cho đến hết ngày. Tuy nhiên, hiệu quả này thường không kéo dài khi ngừng sử dụng một thời gian.

  • Phẫu thuật cận thị mới là phương pháp điều trị cận thị vĩnh viễn

So với kính áp tròng ban đêm, phẫu thuật LASIK hay các phương pháp phẫu thuật laser khác có thể mang lại kết quả vĩnh viễn nhưng vẫn tồn tại nguy cơ tái cận sau một thời gian và một số biến chứng trên giác mạc sau khi phẫu thuật.

cận thị

Đeo lens thay cho kính gọng

Kính áp tròng ban đêm chữa cận thị như thế nào?

Kính áp tròng ban đêm Ortho K đang ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Vậy mọi người có thắc mắc kính này chữa trị cận thị như nào không? Cơ chế hoạt động của kính ra sao? Và Kính có an toàn hay không? Cùng giải đáp thắc mắc về những vấn đề này nhé.

  • Kính áp tròng ban đêm Ortho K hoạt động bằng cách

Kính ortho – K là một loại kính tiếp xúc cứng, thấm khí có cơ chế chỉnh hình giác mạc đưa tiêu điểm ảnh về đúng vị trí trên võng mạc từ đó giúp người đeo kính nhìn rõ vật, điều kiện tiên quyết là người đeo phải ngủ đủ từ 6-8 tiếng kính mới có thể có tác dụng tốt nhất.

Thời gian đáp ứng thị lực tốt với kính tùy thuộc vào độ khúc xạ và sức khỏe mắt của người đeo. Kính Ortho K cần phải đeo hàng ngày để có hiệu quả và thị lực tốt. Nếu ngừng đeo kính thì giác mạc sẽ quay trở lại trạng thái ban đầu và tật khúc xạ sẽ hồi phục như trước. 

Để có hiệu quả tốt nhất từ kính ngày nào cũng cần đeo kính trước khi đi ngủ và tuân thủ các phương pháp đeo tháo kính theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các trường hợp viêm nhiễm có thể xảy ra.

Nói chung kính áp tròng ban đêm Ortho K là một loại kính tiếp xúc cứng, điều trị cận thị bằng cách đè dẹt và tạo hình giác mạc, điều chỉnh hình dạng giác mạc thành một chiếc kính có sẵn trên mắt. Nên sau khi tháo kính ra người dùng không cần phải sử dụng thêm bất kì loại kính nào khác nữa.

Thị lực của người đeo được điều chỉnh mà không cần đeo kính gọng. Nếu bạn ngừng đeo kính vào ban đêm, đôi mắt của bạn cuối cùng sẽ trở lại hình dạng ban đầu và tật khúc xạ sẽ quay trở lại. hợp cận loạn thị không quá cao mắt có thể đáp ứng tốt, thị lực có thể cải thiện tới 10/10.

Kính áp tròng ban đêm có phải là phương pháp chữa cận thị tốt nhất không?

Lựa chọn giữa Ortho-K và phẫu thuật cận thị (LASIK hoặc PRK) đều mang lại những ưu điểm và hạn chế riêng.

Ưu điểm: 

  • Ortho K:Đây là một phương pháp không phẫu thuật, không xâm lấn và thường an toàn hơn so với phẫu thuật, không để lại các biến chứng như sẹo giác mạc, co kéo giác mạc, giác mạc chóp;
  • Phẫu thuật cận thị: LASIK hoặc PRK thực hiện qua việc điều chỉnh hình dạng của giác mạc bằng laser. Phẫu thuật này có thể cung cấp kết quả nhanh chóng và lâu dài, thậm chí có thể loại bỏ hoàn toàn nhu cầu sử dụng kính. 

Nhược điểm:

Ortho K:

  • Khi sử dụng kính mà không tuân thủ các nguyên tắc đeo tháo và bảo kính theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến viêm nhiễm giác mạc, sẹo giác mạc, mất thị lực không hồi phục;  
  • Không rửa tay sạch sẽ khi đeo tháo kính khiến mắt có nguy cơ thâm nhiễm cao, viêm nhiễm do vi khuẩn có trong tay lây lan vào kính;
  • Không rửa kính thường xuyên và vệ sinh kính đúng cách cũng khiến kính dễ bị bám bẩn và nhiễm khuẩn, giảm tuổi thọ của kính;
  • Khi người mới sử dụng kính sẽ tốn thời gian và lích kích cho việc học cách đeo tháo kính.

Phẫu thuật cận thị: Phẫu thuật cận thị có thể diễn ra nhanh chóng và người bệnh không cần tuân thủ nhiều nguyên tắc như sử dụng kính áp tròng ban đêm nhưng những phương pháp phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng và có nguy cơ tái phát cận thị. Vì cơ chế của phẫu thuật là gọt mỏng giác mạc nên người có độ cận càng cao thì càng phải gọt mỏng nhiều, dẫn đến nguy cơ mỏng giác mạc, để lại sẹo trên giác mạc gây co kéo giác mạc tiến triển thành bệnh lý giác mạc chóp, nguy hiểm cho người bệnh.

Mỗi lựa chọn có những điểm mạnh và yếu riêng. Ortho-K không xâm lấn và an toàn hơn trong khi phẫu thuật cận thị có thể mang lại kết quả lâu dài. Việc chọn lựa giữa hai phương pháp này cần xem xét kỹ lưỡng, và quyết định cuối cùng nên được thảo luận và đánh giá bởi đội ngũ các y bác sĩ chuyên khoa.

Kiem-tra-khuc-xa-truoc-khi-su-dung-Ortho-K

Kiểm tra khúc xạ trước khi sử dụng Ortho K

Lời khuyên

Việc lựa chọn phương pháp nào quyết định cuối cùng vẫn là ở người bệnh. Nếu sử dụng phương pháp kiểm soát cận thị đeo kính áp tròng ban đêm cần theo dõi và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của việc sử dụng kính theo lời khuyên các chuyên gia. Hãy tìm cơ sở y tế hoặc các phòng khám mắt uy tín để được tư vấn về lộ trình hiệu quả nhất.

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Hồng Dương
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Hồng Dương
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyễn Thị Hồng Dương ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

cận thị

kính áp tròng ban đêm