Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không là 1 cách vì sao không nên thử?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Dù là một bài thuốc dân gian được truyền miệng từ lâu, chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc) do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu và phế cầu gay ra. Đau mắt đỏ khá phổ biến và điều trị nó như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không liệu có thực sự hiệu quả?

 Những biểu hiện điển hình kèm theo của đau mắt đỏ: 

  • Mắt bị đỏ
  • Ngủ dậy thấy xuất hiện nhiều rỉ mắt
  • Khó chịu và cộm như xuất hiện dị vật trong mắt

Biểu hiện ít gặp hơn:

  • Chảy nước mắt
  • Sưng mi mắt
  • Mệt mỏi
  • Sưng ở hạch sau tai

Nếu được khám và điều trị đúng cách, bệnh có thể được chữa khỏi bằng thuốc Tây Y trong vòng 4-5 ngày. Nhiều người đã chọn chữa bệnh bằng phương pháp dân gian như sử dụng lá trầu không do ngại tâm lí uống thuốc tây. Tuy nhiên việc sử dụng lá trầu không chữa đau mắt đỏ là phương pháp vô cùng nguy hiểm.

Chua-dau-mat-do-bang-la-trau-khong

Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không là không nên

Nguyên nhân là do việc đắp hoặc xông các loại lá này không có chừng mực có thể gây kích ứng mắt, bỏng giác mạc, loét giác mạc, xuất huyết dưới kết mạc và sưng nề. Bệnh nhân có thể cảm thấy dễ chịu, mắt đỡ cộm và đỡ ngứa khi xông hơi bằng lá trầu và lầm tưởng rằng lá trầu có thể giúp cải thiện đau mắt đỏ.

Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học chưa chứng minh rằng lá trầu không giúp giảm đau mắt đỏ. Không chỉ vậy, sử dụng sai cách có thể gây nhiễm khuẩn nặng hơn, đặc biệt là khi lá không được rửa sạch trước khi xông.

Vì sao không nên tự chữa đau mắt đỏ tại nhà?

Điều đáng lo ngại là hiện vẫn còn nhiều người sử dụng các phương pháp truyền miệng để tự điều trị đau mắt đỏ, chẳng hạn như đắp hành củ, lá trầu không, lá dâu tằm hoặc thậm chí nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ em bị đau mắt đỏ.

Vì phụ huynh sử dụng các “mẹo” không khoa học, nhiều em nhỏ đã bị tổn hại thị lực. Nhiều bố mẹ còn tự ý mua thuốc kháng sinh để tự điều trị các bệnh về mắt là rất nguy hiểm nếu nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh chưa được xác định.

Bệnh nhân có dấu hiệu nghi bội nhiễm vi khuẩn như đau nhức, giảm thị lực hoặc sợ ánh sáng chỉ được bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt có kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng sau bóc giả mạc. Thuốc này được kê đơn, vì vậy chỉ nên dùng nó theo đơn của bác sĩ.

Hien-tuong-dau-mat-do-canh-bao-benh-tro-nang-o-tre

Hiện tượng đau mắt đỏ cảnh báo bệnh trở nặng ở trẻ

Một số phương pháp trong điều trị trong viêm kết mạc như:

  • Thuốc nhỏ mắt: Một lượng nhỏ nước muối hoặc nước mắt nhân tạo có thể làm dịu triệu chứng đau mắt đỏ. Thuốc nhỏ kháng histamine có thể được sử dụng để điều trị đau mắt do dị ứng. Lưu ý rằng không để đầu ống nhỏ giọt chạm vào mắt và rửa tay sau khi sử dụng thuốc.
  • Chườm lạnh: Khi chườm nóng không cải thiện đau mắt đỏ, người bệnh có thể thử chườm lạnh hoặc ngược lại. Hãy đắp khăn sạch với nước lạnh đã vắt khô lên mắt để làm dịu và giảm sưng. Bệnh nhân xuất hiện nhiều lần trong ngày. Tránh để khăn quá lạnh vì nó có thể làm tồi tệ hơn bệnh. Chỉ nên sử dụng ở nhiệt độ vừa phải.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ví dụ acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm viêm hoặc một số thuốc dị ứng khác cũng sẽ giúp cải thiện đau mắt đỏ.

Các lưu ý trong điều trị và phòng tránh đau mắt đỏ

  • Không đụng tay vào miệng, mũi hoặc dụi mắt; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; tránh dùng chung vật dụng cá nhân như khẩu trang, kính mắt, khăn mặt và lọ thuốc nhỏ mắt.
  • Vệ sinh mắt, mũi và họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý và thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
  • Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để sát trùng đồ dùng và vật dụng của bệnh nhân.

Người bị đau mắt đỏ hoặc người nghi bị đau mắt đỏ phải hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị nhanh chóng. Không tự ý điều trị mà không có hướng dẫn từ một nhà cung cấp dịch vụ y tế.

Nên đi khám đau mắt đỏ ở đâu?

Để tránh các biến chứng và những rủi ro không cần thiết thì việc lựa chọn phòng khám chữa đau mắt đỏ cũng vô cùng quan trọng. Sau đây là một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám đau mắt đỏ: 

  • Đầu tiên bạn nên tìm một bác sĩ chuyên khoa mắt uy tín để khám và tư vấn. Bác sĩ mắt sẽ có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán và điều trị các vấn đề về mắt.
  • Tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ: Khi bác sĩ chuyên khoa kê đơn hoặc chỉ định điều trị, hãy tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và cách sử dụng thuốc như đã được hướng dẫn. Không sử dụng thuốc trừ khi được bác sĩ chỉ thị.
  • Trang bị bảo vệ cá nhân: Do đau mắt đỏ có khả năng lây nhiễm, bạn nên đảm bảo rằng bạn đã đeo khẩu trang, kính bảo hộ và vệ sinh tay đúng cách trước khi đến bệnh viện. Điều này bảo vệ bạn và ngăn ngừa bệnh lây lan trong cộng đồng
  • Không chạm mắt: Đừng chạm vào mắt bằng tay chưa rửa; gãi mắt có thể làm tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn.

Và cuối cùng bạn nên theo dõi diễn biến của bệnh, kịp thời can thiệp nếu có bất thường xảy ra, tái khám theo quy định của bác sĩ để điều trị dứt điểm hoàn toàn,

Đau măt đỏ là bệnh lý có thể tự khỏi nhưng cũng có thể để lại di chứng sau này nếu không biết cách giữ vệ sinh đúng cách. vivision kid –  Hệ thống phòng khám mắt trẻ em có các bác sĩ chuyên môn cao về điều trị đau mắt đỏ, là nơi cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng. Đăng ký lịch thăm khám ngay tại: Đặt lịch khám vivision kid




Lời khuyên

Để tránh các biến chứng và những rủi ro không cần thiết thì việc lựa chọn phòng khám chữa đau mắt đỏ cũng vô cùng quan trọng. Sau đây là một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám đau mắt đỏ: 

- Đầu tiên bạn nên tìm một bác sĩ chuyên khoa mắt uy tín để khám và tư vấn. Bác sĩ mắt sẽ có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán và điều trị các vấn đề về mắt.
- Tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ: Khi bác sĩ chuyên khoa kê đơn hoặc chỉ định điều trị, hãy tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và cách sử dụng thuốc như đã được hướng dẫn. Không sử dụng thuốc trừ khi được bác sĩ chỉ thị.
- Trang bị bảo vệ cá nhân: Do đau mắt đỏ có khả năng lây nhiễm, bạn nên đảm bảo rằng bạn đã đeo khẩu trang, kính bảo hộ và vệ sinh tay đúng cách trước khi đến bệnh viện. Điều này bảo vệ bạn và ngăn ngừa bệnh lây lan trong cộng đồng
- Không chạm mắt: Đừng chạm vào mắt bằng tay chưa rửa; gãi mắt có thể làm tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn.

vivisionkid
Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không

Đau mắt đỏ

Kính cận cho trẻ em: Nên chọn gọng nhựa hay kim loại?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

So sánh kính cận phân cực và kính chống UV

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Kính cận phân cực: khi nào cần thiết?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy