Có nên mua thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc dùng tại nhà không?
Bệnh viêm giác mạc có thể do nhiễm khuẩn hoặc không. Vậy nên việc lựa chọn thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc phải dựa vào mức độ nghiệm trọng của bệnh. Cùng vivision tìm hiểu về bệnh viêm giác mạc và các loại thuốc nhỏ mắt điều trị viêm giác mạc.
Viêm giác mạc là bệnh gì?
Định nghĩa
Giác mạc là một lớp màng mỏng có hình chỏm cầu, nằm ở phía trước mắt. Giác mạc không chỉ đóng vai trò bảo vệ mà còn giúp duy trì độ cong của mắt để đảm bảo tầm nhìn rõ ràng hơn.
Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, nấm hoặc do chấn thương. Khi bị viêm giác mạc, người bệnh sẽ có những triệu chứng như mắt bị đỏ, đau, cộm xốn, giảm thị lực…
Bệnh viêm giác mạc được chia làm hai loại là:
- Viêm giác mạc do nhiễm trùng: Gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng.
- Viêm giác mạc không phải do nhiễm trùng: Có thể do mắt bị chấn thương nhẹ do có dị vật trong mắt, bụi bẩn hay tổn thương khi đeo kính áp tròng.
Nguyên nhân gây viêm giác mạc
Nguyên nhân gây ra bệnh giác mạc thường bao gồm:
- Viêm giác mạc do vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng: Khi các tác nhân gây hại này xâm nhập vào mắt, giác mạc sẽ tự động tạo ra kháng thể và tế bào miễn dịch để bảo vệ mắt. Các loại vi khuẩn, vi rút có thể xâm nhập vào mắt khi mắt bị chấn thương, va đập, tiếp xúc với bụi hay nước bẩn,…
- Viêm giác mạc do chấn thương: Mắt có thể chấn thương do đeo kính áp tròng không đúng cách và vệ sinh kính không đảm bảo. Ngoài ra, việc phẫu thuật mắt hay các nguyên nhân ngoài ý muốn khác cũng có nguy cơ khiến mắt bị viêm giác mạc.
- Viêm giác mạc do bệnh tự miễn: Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp và hội chứng Sjogren cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị viêm giác mạc. Do các tế bào miễn dịch trong cơ thể tấn công giác mạc của người bệnh.
- Viêm giác mạc do khô mắt: Khi mắt bị khô hoặc thiếu nước khiến không được bôi trơn đầy đủ, có thể dẫn đến viêm giác mạc.
Các triệu chứng khi bạn bị viêm giác mạc
Viêm giác mạc thường có triệu chứng từ lớp ngoài cùng của giác mạc và lan dần vào trong.
- Đau mắt: Đau mắt là triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất khi bị viêm giác mạc. Người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội, đau nhói hoặc đau sâu bên trong mắt. Cơn đau có thể kéo dài và trở nên tồi tệ hơn khi nhìn vào ánh sáng mạnh hoặc khi nhắm mở mắt.
- Đỏ mắt: Mắt đỏ là một dấu hiệu rõ ràng của viêm giác mạc. Các mạch máu trên bề mặt mắt giãn nở do tình trạng viêm nhiễm, dẫn đến sự đỏ trên của mắt. Mắt đỏ thường đi kèm với cảm giác nóng rát và khó chịu.
- Nhạy cảm với ánh sáng: Nhạy cảm với ánh sáng, hay còn gọi là chói mắt, là tình trạng mắt trở nên rất nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mạnh. Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu khi nhìn vào ánh sáng, và thường phải nhắm mắt hoặc đeo kính râm để giảm bớt sự khó chịu.
- Chảy nước mắt: Chảy nước mắt không kiểm soát là một trong những triệu chứng của viêm giác mạc. Tình trạng này xảy ra khi mắt cố gắng loại bỏ chất gây nhiễm trùng và bảo vệ giác mạc khỏi sự tổn thương. Việc chảy nước mắt liên tục có thể gây khó chịu và làm mờ tầm nhìn.
- Mắt mờ hoặc mất thị lực tạm thời: Viêm giác mạc có thể gây mờ mắt hoặc mất thị lực tạm thời. Tầm nhìn của người bệnh có thể trở nên mờ đi, khó khăn trong việc nhìn rõ các vật xung quanh.
- Cảm giác có dị vật trong mắt: Người bị viêm giác mạc thường cảm thấy như có dị vật trong mắt, dù thực tế không có gì. Cảm giác này có thể làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và liên tục muốn dụi mắt, điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thêm cho giác mạc.
Các loại thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc
Việc lựa chọn thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc là cực quan trọng và phải dự vào nguyên nhân và tình trạng bệnh.
Nước mắt nhân tạo
Nước mắt nhân tạo giúp ẩm cho mắt,giảm các triệu chứng khô mắt. Loại thuốc này thường được khuyến cáo cho viêm giác mạc không nhiễm trùng do khô mắt hoặc kích ứng nhẹ. Có thể nhỏ 4-5 lần mỗi ngày, dựa theo chỉ định của bác sĩ.
Kháng sinh
Thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc do nhiễm vi khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh hiện tượng kháng thuốc. Thuốc nhỏ mắt khác sinh giúp tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng, hỗ trợ việc điều trị viêm giác mạc.
Kháng viêm (Chứa Steroid hoặc không)
Thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc kháng viêm có thể chứa steroid hoặc không chứa steroid. Steroid cần được sử dụng cẩn thận do có thể gây ra tác dụng phụ như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và nguy cơ nhiễm nấm thứ phát. Thuốc kháng viêm không chứa steroid không gây ra tác dụng phụ như thuốc chứa steroid và cũng có tác dụng khác viêm.
Kháng virus
Thuốc nhỏ mắt kháng virus được sử dụng để điều trị viêm giác mạc do virus Herpes Simplex và các loại virus khác. Những loại thuốc này giúp kiểm soát sự phát triển của virus và giảm triệu chứng của bệnh.
Kháng nấm
Thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc do nấm, xảy ra khi mắt tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn hoặc không vệ sinh kính áp tròng khi sử dụng. Việc điều trị nấm thường kéo dài và cần theo dõi chặt chẽ do nấm có thể xâm nhập sâu vào giác mạc và gây tổn thương nghiêm trọng.
Việc lựa chọn và sử dụng đúng loại thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc là rất quan trọng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Có thể tự mua thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc dùng tại nhà không?
Câu trả lời là không nên tự mua thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc dùng tại nhà. Khi ở nhà không có sự thăm khám của bác sĩ, bệnh nhân khó có thể xác định bệnh viêm giác mạc là do nguyên nhân nào gây nên. Mà mỗi loại viêm giác mạc khác nhau sẽ sử dụng một loại thuốc nhỏ mắt khác nhau để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ.
Viêm giác mạc do vi khuẩn cần phải được điều trị bằng kháng sinh phù hợp, và việc này đòi hỏi phải có sự chỉ định từ bác sĩ dựa trên kết quả kháng sinh đồ cụ thể. Sử dụng thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc kháng sinh không đúng loại hoặc liều lượng có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Nếu kháng sinh được sử dụng không đúng cách, không đủ liều hoặc không đủ thời gian, vi khuẩn có thể trở nên kháng thuốc, khiến việc điều trị các lần nhiễm trùng sau khó khăn và kéo dài hơn.
Steroid có thể gây tăng nhãn áp, một tình trạng có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác và mất thị lực vĩnh viễn nếu không được kiểm soát. Ngoài ra, việc sử dụng lâu dài steroid có thể gây ra đục thủy tinh thể, làm giảm thị lực và đòi hỏi phải phẫu thuật để điều trị. Ngoài ra, steroid có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của mắt, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển, dẫn đến nhiễm nấm thứ phát. Nhiễm nấm này có thể gây viêm loét giác mạc, dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng và khó điều trị.
Tự mua thuốc nhỏ mắt để điều trị viêm giác mạc tại nhà không chỉ không hiệu quả mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Viêm giác mạc cần được chẩn đoán và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt.
Làm gì khi bị viêm giác mạc?
Bệnh viêm giác mạc đòi hỏi phải được xử lý kịp thời, đúng cách và đứng thời gian.
- Nếu mắt có dị vật hay chấn thương, cẩn thận lấy dị vật ra ngay lập tức để tránh tổn thương mắt.
- Rửa mắt nhiều lần bằng nước muối sinh lý (0,9%) hoặc nước sôi để nguội. Điều này giúp làm sạch bề mặt mắt và loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm.
- Nhỏ thuốc kháng sinh như Chloramphenicol 0,4%, Sulfacilum 20%, hoặc Gentamicin 0,3%. Nhỏ từ 4 đến 6 lần trong ngày. Phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc kháng sinh. Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa thăm khám và được sự cho phép của bác sĩ.
- Tra mỡ Tetracyclin 1% vào mắt hai lần mỗi ngày, trước khi đi ngủ. Giúp kéo dài tác dụng của thuốc và có thể bảo vệ giác mạc khỏi vi khuẩn trong thời gian ngủ.
- Không tra hoặc sử dụng corticoid khi bị viêm giác mạc. Corticoid có thể làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như tăng nhãn áp hoặc nhiễm nấm thứ phát.
Trong trường hợp viêm giác mạc nặng, có thể cần dùng thêm kháng sinh uống hoặc tiêm. Sau đó, nên chuyển người bệnh đến bệnh viện chuyên về mắt để điều trị. Theo dõi trong vòng 1-2 ngày nếu bạn bị tổn thương giác mạc nông và gọn. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên nặng hơn, thị lực giảm xuống dưới 8/10, cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời.
Phòng ngừa viêm giác mạc như thế nào?
Việc bảo vệ và chăm sóc mắt đúng cách sẽ giúp duy trì thị lực tốt và ngăn ngừa các bệnh về mắt. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh để giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh:
- Khi làm việc trong môi trường có nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc nhiều bụi bẩn, hãy đeo kính bảo hộ chuyên dụng để bảo vệ mắt.
- Vệ sinh kính áp tròng kỹ càng và thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển. Rửa tay sạch trước khi đeo kính và thay kính đúng hạn.
- Các bệnh như viêm túi lệ nên điều trị sớm hay lông quặm.
- Rửa mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên khi mắt có dấu hiệu bị đỏ hoặc mỏi,…
- Người lao động nên sử dụng kính bảo vệ khi làm việc, đặc biệt khi sử dụng máy tuốt lúa hoặc các thiết bị có nguy cơ cao.
- Nếu có dị vật bay vào mắt, không nên dụi mắt. Nên đưa mắt vào cốc nước sạch và nháy mắt liên tục là cách để loại bỏ dị vật.
- Thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc có chứa corticosteroid có nhiều tác dụng phụ, nên dùng khi được bác sĩ cho phép.
- Rửa tay kỹ trước khi chạm vào mắt, để tránh lây lan vi khuẩn.
Việc chăm sóc sức khỏe mắt là rất quan trọng. Hãy tìm kiếm các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay hôm nay để bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi những nguy cơ tiềm ẩn.
Lời khuyên
Viêm giác mạc do các nguyên nhân khác nhau có thể biểu hiện triệu chứng tương tự nhau là đau mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng,... Mỗi nguyên nhân lại có một cách điều trị khác nhau, vậy nên cần được thăm khám kỹ càng. Nếu tự ý mua thuốc về tra thì rất dễ điều trị sai dẫn đến nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị, thậm chí bệnh có thể nặng lên đe dọa đến thị lực
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.
Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: