Có nên sử dụng kính áp tròng cận thị đeo ban đêm hay không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Kính áp trọng cận thị ban đêm là gì? Có tác dụng như thế nào trong điều trị cận? Và, có nên sử dụng kính áp tròng cận thị đeo ban đêm hay không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây với vivision nhé!

Kính áp tròng cận thị đeo ban đêm là gì?

Mắt bạn bị cận thị nhưng bạn không muốn sử dụng kính gọng, kính áp tròng và chưa đủ điều kiện phẫu thuật? Kính áp tròng cận thị đeo ban đêm là sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn trong trường hợp này. Kính áp tròng cận thị đeo ban đêm – kính cận đeo ban đêm hay còn gọi là kính Ortho-K, là một loại kính áp tròng cứng, thấm khí, sau khi dùng trong một đêm thì ngày hôm sau bạn có thể nhìn rõ mà không cần sử dụng kính gọng hay kính áp tròng khác nữa.

Cơ chế của Ortho-K – Kính áp tròng cận thị đeo ban đêm

Ortho-K-Kinh-ap-trong-can-thi-deo-ban-dem

Cơ chế điều trị của Ortho K

Với phương pháp chỉnh hình giác mạc, kính được đặt vào mắt trước khi đi ngủ và lấy ra sau khi thức dậy vào buổi sáng, giúp cho giác mạc thay đổi độ cong trong một khoảng thời gian tầm 14 tiếng, khi đó bạn không cần sử dụng kính mà vẫn có thể nhìn rõ các vật ở mọi khoảng cách.

Ưu, nhược điểm của Ortho-K – kính áp tròng cận thị đeo ban đêm

Can-thi-khong-can-deo-kính

Cận thị không cần đeo kính

Ưu điểm

  • Hạn chế tiến triển tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị.
  • Tác dụng nhanh chóng sau vài ngày hoặc vài tuần.
  • Không cần phụ thuộc vào kính gọng hay kính tiếp xúc ban ngày.
  • Thích hợp với các hoạt động vận động mạnh, hoạt động thể thao.
  • Áp dụng với hầu hết lứa tuổi, giới tính.
  • Dễ dàng sử dụng.
  • Không xâm lấn vào mắt.
  • Không để lại lại tác dụng phụ khi ngưng sử dụng.

Nhược điểm

  • Khó khăn hơn trong điều trị tật khúc xạ viễn thị.
  • Người có bệnh lý về bề mặt giác mạc hoặc dị ứng không được khuyến cáo sử dụng phương pháp này.
  • Người không ngủ đủ giấc, hay thức khuya không thể sử dụng kính Ortho-K vì không đủ thời gian đeo khiến thị lực không được cải thiện nhiều.
  • Cần bảo quản, vệ sinh kỹ càng, cẩn thận.

Đối tượng có thể sử dụng kính áp tròng cận thị đeo ban đêm

Bất kỳ người nào mắc tật khúc xạ cận thị đều có thể sử dụng kính Ortho-K, theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 7 tuổi trở lên để dễ phối hợp với bác sĩ và phụ huynh trong việc vệ sinh, chăm sóc mắt và kính. Đối tượng có thể đạt hiệu quả nhất là độ cận dưới -10.00D và độ loạn dưới -3.00D. Ortho-K có thể làm chậm từ 50% đến 80% quá trình tăng độ cận của trẻ nên đây là một trong những phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng nếu chưa đủ điều kiện phẫu thuật và không muốn sử dụng kính.

Những lưu ý bạn cần biết khi dùng kính áp tròng cận thị đeo ban đêm

Co-nên-su-dung-kinh-ap-trong-can-thi-deo-ban-dem

Lưu ý khi sử dụng kính áp tròng cận thị đeo ban đêm

  • Chọn nơi mua uy tín, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm để thăm khám.
  • Tuân thủ theo lời dặn của chuyên gia về cách bảo quản, vệ sinh kính, tránh bị nhiễm bẩn gây ảnh hưởng trực tiếp với mắt.
  • Là phương pháp tạm thời nên không hết độ cận vĩnh viễn.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và lau khô tay trước khi sử dụng kính.
  • Sử dụng chất ngâm rửa chuyên dụng cho kính áp tròng cứng để không gây nhiễm khuẩn cho mắt.
  • Nếu cảm thấy sưng, cộm mắt hay mờ mắt, hãy đến gặp chuyên gia để được khám, tư vấn kịp thời.
  • Ngủ đủ giấc, ít nhất 6 đến 8 tiếng mỗi đêm để cho thị lực tốt nhất vào hôm sau.
  • Thay kính và hộp kính định kỳ mỗi 3 tới 4 tháng, không đeo quá thời gian đã được quy định.
  • Tái khám định kỳ theo lời dặn của chuyên gia, không được bỏ khám với bất kỳ lý do nào.

Lời khuyên

Khi đeo kính áp tròng cận thị bạn nên lưu ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và nhớ đi khám mắt định kỳ để điều chỉnh độ cận của kính nếu cần nhé!

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

kính áp tròng cận thị đeo ban đêm

Phẫu thuật Smile điều trị cận thị

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

Cận độ cao đeo kính áp tròng được không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Các tác dụng phụ khi đeo kính Ortho-K

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy