Con bị viêm giác mạc, ba mẹ nên làm gì để bảo vệ thị lực cho con

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Nguy cơ con bị viêm giác mạc đến từ thói quen của trẻ. Nhận biết một số triệu chứng bệnh viêm giác mạc để bố mẹ kịp thời cho con được thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm tránh biến chứng giảm thị lực sau này cho bé.

Triệu chứng khi bị viêm giác mạc

Viêm giác mạc là một loại bệnh lý ở mắt có thể xảy ra khi giác mạc – một mô mỏng ở phía trước của mắt – trở nên viêm nhiễm. Nếu bố mẹ theo dõi trẻ thấy xuất hiện các triệu chứng về mắt sau đây, hãy cẩn thận có thể trẻ đang bị viêm giác mạc. Triệu chứng có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên. 

  • Trẻ thường bắt đầu với đỏ mắt, sưng phù mí mắt 
  • Trẻ đau mắt nhức mắt. Nếu trẻ còn nhỏ tuổi, chưa ý thức được tình trạng mắt của mình, bố mẹ thường thấy trẻ dụi mắt mắt. Nếu trẻ lớn hơn có thể than phiền với bố mẹ, đau nhiều, đau tăng khi chiếu sáng hoặc gió thổi qua mắt, luôn cảm giác có dị vật cộm trong mắt
  • Trẻ khó mở mắt do tiết gỉ mắt bám xung quanh mắt, hoặc nhìn thấy ổ mủ ở giác mạc màu vàng hoặc xanh tùy nguyên nhân gây bệnh
  • Nhìn mờ, thị lực mắt suy giảm, mắt bị kích thích chảy nước mắt
  • Ngoài ra, trẻ em cơ thể còn yếu. Nguyên nhân gây bệnh ở mắt có thể rất dễ lây nhiễm cho các cơ quan bộ phận khác của cơ thể. Trẻ có thể ho, chảy nước mũi, hắt hơi kèm theo, nặng hơn cơ thể nhạy cảm với nhiễm trùng gây triệu chứng toàn thân như sốt, đau đầu, buồn nôn.
bi-viem-giac-mac-o-tre

Viêm giác mạc ở trẻ

Nếu bố mẹ nghi ngờ rằng trẻ của mình có thể bị viêm giác mạc, quan trọng nhất là đưa trẻ đến thăm khám bởi bác sĩ mắt để được kiểm tra và chẩn đoán  chính xác tình trạng tránh nhầm với các bệnh lý khác ở mắt.

Những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm giác mạc

Chấn thương: Có thể những chấn thương rất nhỏ ở mắt như bị xước khi trẻ dụi mắt bị quệt móng tay vào hoặc trẻ dụi mắt quá nhiều gây xước giác mạc.

Nhiễm trùng do vi sinh vật như: Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng là nguyên nhân rất nguy hiểm có thể gây tổn thương loét sâu giác mạc. Các loại vi sinh vật hay gặp như: Adenovirus, herpes, tụ cầu vàng, lậu cầu, kí sinh trùng Acanthamoeba.

Biến chứng bệnh lý khác: Bệnh lý tại mắt như hở mi, quặm mi, khô mắt. Bệnh toàn thân: Suy giảm miễn dịch, tự miễn, tiểu đường, cường giáp, thiếu vitamin A,.. 

Nên làm gì khi trẻ bị viêm giác mạc

Dưới đây là một số gợi ý chung mà ba mẹ có thể xem xét để bảo vệ thị lực cho con khi con bị viêm giác mạc. Tuy nhiên, quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ để có lời khuyên chính xác và phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của con.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa mắt để khám. Nếu không được thăm khám cẩn thận, viêm giác mạc có thể bị nhầm với các bệnh lý khác về mắt. Lứa tuổi trẻ nhỏ lại càng khó khăn trong việc tuân thủ điều trị, cần sự giám sát cẩn trọng của bố mẹ và bác sĩ.

Triệu chứng của trẻ cần điều trị đủ phác đồ để tránh tái nhiễm. Cùng với đó, trẻ cần quay lại khám để chắc chắn bé đã khỏi, nhằm phát hiện những yếu tố nguy cơ gây viêm giác mạc tại mắt bé như hở mi, khô mắt,… 

Kiem-tra-dau-mat-do-tai-vivision kid

Kiểm tra đau mắt đỏ tại vivision kid

Trẻ không được đeo kính áp tròng trong thời gian bị bệnh. Trẻ có thể đang dùng kính áp tròng để hỗ trợ thị lực khi mắc các tật khúc xạ như cận thị, loạn  thị, viễn thị. Kính áp tròng tiếp xúc trực tiếp với mắt có thể làm giảm chuyển hóa ở giác mạc, khiến bệnh lâu khỏi. Khi trẻ bị bệnh, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn.

Tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay thường xuyên bằng xà bông, không được dụi mắt làm tổn thương thêm giác mạc, giác mạc đang bị viêm rất dễ bị trầy, rách. Bảo vệ mắt trẻ  bằng cách đeo kính khi ra ngoài trời tiếp xúc khói bụi, tia UV.

Bố mẹ nên là người làm sạch mắt cho con hoặc nếu trẻ lớn thì hướng dẫn và giám sát cách con rửa mắt, Vệ sinh mắt chính là làm sạch bờ mi, khóe mắt, nhiều trường hợp phải ấn mủ ra ngoài sinh mắt, vệ sinh bờ mi trong và sau thời gian bị bệnh.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: vitamin A, vitamin C, B … vừa tăng sức đề kháng cho mắt vừa, vừa tăng chuyển hóa biểu mô giác mạc, đẩy nhanh lành  tránh thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, hạn chế đồ uống có ga, nhiều tinh bột,…

bo-sung-du-dinh-duong-cho-mat

Bổ sung đủ dinh dưỡng cho mắt

Viêm giác mạc biểu hiện nhiều triệu chứng và mức độ nặng nhẹ khác nhau trên từng trẻ. Bố mẹ cần chủ động phòng tránh loại bỏ các tác nhân có nguy cơ gây hại cho mắt, cũng như điều trị các bệnh lý tại mắt như quặm mi, hở mi.

Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường ở mắt, hãy liên vivision kid để được tư vấn kịp thời. 

Lời khuyên

Viêm giác mạc biểu hiện nhiều triệu chứng và mức độ nặng nhẹ khác nhau trên từng trẻ. Bố mẹ cần chủ động phòng tránh loại bỏ các tác nhân có nguy cơ gây hại cho mắt, cũng như điều trị các bệnh lý tại mắt như quặm mi, hở mi.

Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường ở mắt, hãy liên vivision kid để được tư vấn kịp thời. 

vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bị viêm giác mạc

Viêm giác mạc