Những đặc điểm của kính Ortho-K mà bạn cần biết

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa

vào ngày 31/07/2024

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những đặc điểm của kính Ortho-K, bao gồm cơ chế của kính ortho-K, lợi ích và những điều cần lưu ý để đảm bảo bạn đạt được kết quả tốt nhất từ phương pháp điều trị này.

Kính Ortho-K là kính gì?

Ortho-K (Orthokeratology) là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng cách sử dụng kính tiếp xúc cứng vào ban đêm. Kính được đeo trong khoảng từ 6 đến 8 giờ khi bạn ngủ, giúp điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc. Kết quả là loại bỏ cận thị tạm thời, giúp bạn không cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng mềm trong suốt cả ngày.

Đối tượng áp dụng: Phương pháp này có thể được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, phù hợp với nhu cầu điều trị của nhiều đối tượng.

Tính chất tạm thời: Ortho-K là phương pháp điều trị tạm thời; khi ngừng sử dụng, độ cận thị có thể trở lại như trước khi bắt đầu điều trị.

An toàn và không phẫu thuật: Đây là một phương pháp điều trị tật khúc xạ an toàn, không cần phẫu thuật, và bạn có thể ngừng điều trị bất kỳ lúc nào nếu không muốn tiếp tục.

Chất liệu và tính năng: Kính tiếp xúc cứng Ortho-K được làm từ chất liệu có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho giác mạc, yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe của giác mạc.

Cơ chế hoạt động của kính Ortho-K

Dưới đây là cách kính Ortho-K hoạt động:

Tia sáng và võng mạc: Mắt bình thường hoạt động khi tia sáng hội tụ chính xác trên võng mạc, tạo ra hình ảnh rõ nét. Tật khúc xạ xảy ra khi ánh sáng hội tụ không đúng vị trí trên võng mạc (trước hoặc sau võng mạc), dẫn đến hình ảnh bị mờ hoặc không rõ nét.

Đeo kính ban đêm: Đặc điểm của kính ortho-K được thiết kế đặc biệt để đeo qua đêm. Kính có cấu trúc và chất liệu độc đáo giúp thay đổi độ cong của giác mạc khi bạn ngủ.

Tác động lên giác mạc: Đặc điểm của kính ortho-K chỉ tác động vào giác mạc, lớp trong suốt phủ trên lòng đen của mắt. Khi đeo kính, nhờ thiết kế đặc biệt của kính và lực của mi mắt, giúp nắn chỉnh dần lớp tế bào trên bề mặt giác mạc (lớp biểu mô).

Thay đổi độ cong giác mạc: Sự điều chỉnh này dẫn đến thay đổi độ cong của bề mặt giác mạc, qua đó thay đổi cách ánh sáng hội tụ trên võng mạc. Kết quả là cải thiện khả năng nhìn rõ mà không cần kính hoặc kính áp tròng trong suốt cả ngày.

Chất liệu và cung cấp oxy: Đặc điểm của kính ortho-K được làm từ chất liệu có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho giác mạc trong suốt thời gian bạn ngủ.

Duy trì hiệu quả: Sau khi tháo kính vào buổi sáng, độ cong của giác mạc tiếp tục duy trì sự thay đổi, giúp cải thiện thị lực trong suốt cả ngày. Để duy trì hiệu quả, bạn cần đeo kính lại vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khoảng một ngày đến vài tuần sử dụng, tùy thuộc vào mức độ tật khúc xạ, bạn có thể đạt được thị lực tối đa so với kính gọng.

Đặc điểm của kính Ortho-k

Đặc điểm của kính ortho-K

Đặc điểm của kính ortho-K

Cùng tìm hiểu  đặc điểm của kính ortho-K. Dưới đây là một vài đặc điểm của kính ortho-k:

Đeo qua đêm: Khác với kính áp tròng thông thường, kính Ortho-K được thiết kế để đeo khi bạn ngủ và tháo ra khi bạn thức dậy. Đây là đặc điểm của kính ortho-K khác so với các loại kính khác, giúp điều chỉnh hình dạng giác mạc trong khi bạn nghỉ ngơi.

Thời gian đạt hiệu quả tối ưu: Đặc điểm của kính ortho-K là cần thời gian để đạt được kết quả tối ưu. Tùy thuộc vào độ khúc xạ ban đầu của bạn, có thể mất từ 1 đến 4 tuần để thấy được cải thiện đáng kể. Đối với mức độ cận thị nhẹ, bạn có thể đạt được thị lực tốt sau vài ngày. 

Trong quá trình điều chỉnh, mắt của bạn có thể trải qua hiện tượng mờ mắt, lóa mắt, và quầng sáng quanh ánh sáng. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần sử dụng kính có chỉ số khúc xạ thấp hơn trong ban ngày để hỗ trợ thị lực.

Khả năng phục hồi: Việc thay đổi hình dạng giác mạc là tạm thời, vì vậy bạn cần đeo kính Ortho-K thường xuyên để duy trì hiệu quả.  Đặc điểm của kính ortho-K là nếu bạn ngừng đeo kính, giác mạc sẽ trở lại hình dạng ban đầu và chỉ số khúc xạ của mắt sẽ phục hồi.

Hiệu quả đối với cận thị và loạn thị: Một đặc điểm của kính ortho-K là thường hiệu quả nhất đối với cận thị nhẹ đến trung bình, với khả năng điều chỉnh cận thị lên đến -10 diop và loạn thị lên đến -4 diop tùy vào nhà sản xuất. Tuy nhiên, nó đặc biệt phù hợp với cận thị từ -1 diop đến -4 diop và loạn thị nhẹ không vượt quá -2 diop.

Trên đây là một số đặc điểm của kính ortho-K so với những loại kính khác. Cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của loại kính này.

Ưu nhược điểm khi dùng ortho-k 

Dưới đây là ưu, nhược điểm khi sử dụng kính ortho-k

Ưu điểm

Giảm tốc độ tăng độ cận: Đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, việc đeo kính Ortho-K có thể làm giảm tốc độ gia tăng độ cận đến 67% so với việc sử dụng kính gọng. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng kính Ortho-K giúp giữ cho độ cận trẻ em ổn định hơn trong quá trình điều trị, hạn chế sự gia tăng của độ cận.

Tiện lợi cho hoạt động thể thao và hàng ngày: Đặc điểm của kính ortho-K mang lại sự tiện lợi khi trẻ có thể tham gia các hoạt động thể thao và sinh hoạt hàng ngày mà không cần đeo kính gọng. Điều này không chỉ giúp trẻ tự tin hơn mà còn hỗ trợ phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần.

Thay thế hiệu quả cho phẫu thuật Lasik: Đối với những người không phù hợp với phẫu thuật Lasik, kính Ortho-K là một lựa chọn thay thế tuyệt vời. Phẫu thuật Lasik có thể không đảm bảo thị lực tối ưu và có thể gặp một số biến chứng như quầng sáng và lóa mắt khi nhìn ánh đèn, khô mắt, và giảm độ sắc nét. 

Đặc biệt, phẫu thuật thường không được chỉ định cho những người dưới 18 tuổi hoặc những người có độ cận rất cao, do nguy cơ tái cận. 

Đặc điểm của kính ortho-K là phương pháp điều trị bảo tồn và không xâm lấn. Nó chỉ điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc mà không xâm hại cũng như có thể phục hồi hoàn toàn khi ngừng sử dụng.

Nhược điểm 

Kính áp tròng Ortho-K có một số nhược điểm cần lưu ý:

Cần tái khám thường xuyên: Để đảm bảo sức khỏe của mắt, bạn cần tái khám định kỳ. Việc không duy trì lịch tái khám có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của kính. Nếu không đeo kính theo chỉ dẫn, tác dụng của Ortho-K sẽ dần mất đi, làm giác mạc trở lại hình dạng ban đầu và độ cận sẽ phục hồi như trước.

Tuân thủ hướng dẫn nghiêm ngặt: Việc sử dụng kính Ortho-K yêu cầu bạn phải tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc mất thị lực.

Hiệu quả thay đổi theo từng cá nhân: Do sự khác biệt về cơ địa, hiệu quả của kính Ortho-K có thể khác nhau ở mỗi người.

Triệu chứng tạm thời: Trong giai đoạn đầu sử dụng, bạn có thể gặp phải hiện tượng chảy nước mắt, cộm hoặc cảm giác mờ mắt. Những triệu chứng này thường là tạm thời và không gây hại cho giác mạc, nhưng bạn vẫn nên thăm khám và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.

Hiệu quả không vĩnh viễn: Mặc dù Ortho-K là một phương pháp hiệu quả trong việc kiểm soát và giảm độ cận, nó không chữa khỏi cận thị vĩnh viễn.

Chỉ đeo vào ban đêm: Kính Ortho-K chỉ được sử dụng khi bạn ngủ và cần được bảo quản trong dung dịch chuyên dụng để duy trì chất lượng. Thời gian sử dụng của kính thường dao động từ 2-3 năm, tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Hướng dẫn đeo kính Ortho- K đúng cách

Cách đeo kính ortho-k đúng cách

Cách đeo kính ortho-k đúng cách

Để đảm bảo hiệu quả tối ưu và bảo vệ sức khỏe đôi mắt khi sử dụng kính Ortho-K, việc thực hiện đúng quy trình đeo kính là rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn đeo kính Ortho-K một cách an toàn và hiệu quả.

Chuẩn bị trước khi đeo

Rửa tay sạch sẽ: Trước khi tiếp xúc với kính áp tròng, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại. Sau khi sửa tay, hãy lau khô bằng khăn giấy sạch và đảm bảo tay khô thoáng.

Chuẩn bị môi trường: Đảm bảo khu vực đeo kính sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Một môi trường sạch sẽ sẽ giảm nguy cơ bụi bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào mắt. Không đeo kính trong nhà vệ sinh hoặc nơi bụi bẩn

Chuẩn bị kính và vén mi

Kiểm tra kính: Trước khi đeo, hãy kiểm tra kính Ortho-K để đảm bảo không có dấu hiệu hư hỏng, nứt hoặc bẩn. Nếu cần, làm sạch kính bằng dung dịch vệ sinh kính áp tròng chuyên dụng.

Vén mí mắt: Sử dụng ngón tay trỏ của tay không cầm kính để nhẹ nhàng vén mi mắt trên và mi mắt dưới. Điều này giúp tạo không gian cho việc đặt kính vào mắt một cách dễ dàng và chính xác.

Cách đeo

Đặt kính vào ngón tay/ que đeo tháo: Dùng ngón tay trỏ của tay cầm kính/ sử dụng que đeo tháo để lấy kính ra khỏi hộp hoặc dung dịch bảo quản. Đặt kính lên đầu ngón tay/ dùng que đeo tháo lấy kính ra một cách cẩn thận.

Đặt kính lên mắt: Sử dụng ngón tay trỏ và ngón tay giữa của tay còn lại để kéo nhẹ mi mắt trên và mi mắt dưới. Mở to hai mắt, nhìn thẳng và đặt kính vào phần lòng đen.

Nhắm mắt và kiểm tra: Sau khi kính đã được đặt vào mắt, nhắm mắt vài lần để ổn định. Kiểm tra lại bằng đèn flash để chắc chắn kính không bị lệch và không có bong bóng khí.

Lặp lại cho mắt còn lại: Lặp lại quy trình trên cho mắt còn lại. Đảm bảo cả hai kính đều được đeo đúng cách.

Những đặc điểm của kính Ortho-K không chỉ mang lại sự cải thiện năng lực mà còn hỗ trợ kiểm soát sự tiến triển của cận thị, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên. Với khả năng điều chỉnh tạm thời hình dạng như giác mạc, Ortho-K giúp người dùng có thể tận hưởng cuộc sống mà không cần đeo kính suốt cả ngày dài. 

Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, người dùng cần bổ sung đúng hướng dẫn sử dụng và thường xuyên xuyên kiểm tra định kỳ với chuyên gia nhãn khoa. Đặt lịch khám hoặc liên hệ trực tiếp vivision qua hotline 0334141213 để được tư vấn thêm về Ortho-K nhé. 

Lời khuyên

Ortho-K là một phương pháp mới, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm gây khó khăn cho người sử dụng. Nếu bạn muốn tìm hiểu về phương pháp này, hãy liên hệ các phòng khám mắt uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn. 

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

cơ chế của kính ortho-K

đặc điểm của kính ortho-K

hướng dẫn dùng kính ortho-k đúng cách

Sau mổ cận bao lâu thì được trang điểm?

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

Phẫu thuật Smile điều trị cận thị

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế