Đánh giá nguy hiểm bệnh khô mắt: sự thật bạn chưa biết!

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Bệnh khô mắt có thể gây ra nhiều phiền toái và biến chứng hơn bạn tưởng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đánh giá chi tiết về những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh này. Hãy cùng vivision kid giải đáp vấn đề bệnh khô mắt có nguy hiểm không nhé!

Tại sao lại mắc khô mắt?

Nước mắt là một chất lỏng trong suốt được sản xuất bởi các tuyến lệ ở mắt. Chúng có ba lớp:

  • Lớp dầu ở phía ngoài giúp ngăn chặn nước mắt bay hơi;
  • Lớp nước ở giữa chứa nước, muối và protein, giúp giữ cho mắt luôn ẩm và loại bỏ các chất cặn bã hoặc bụi;
  • Lớp nhầy ở trong cùng giúp nước mắt bám vào mắt.

Ngoài ra, nước mắt cũng chứa các chất kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi bạn khóc hoặc mắt bị kích thích, tuyến lệ sẽ sản xuất thêm nước mắt.

Nước mắt bình thường thường không gây ra bất kỳ cảm giác khó chịu nào. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mắt luôn đau, đỏ hay ngứa, hoặc nếu bạn thấy có quá nhiều nước mắt hoặc quá ít nước mắt, điều đó có thể là dấu hiệu bất thường.

Dấu hiệu khô mắt

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy lớp nước mắt của bạn có thể bị bất thường:

  • Quá nhiều nước mắt: Thường xảy ra khi mắt bị kích thích do gió, khói, bụi, hoặc dị vật. Tuy nhiên, nếu mắt bạn tiếp tục tạo ra quá nhiều nước mắt mà không có lý do rõ ràng, điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe như viêm mắt;
  • Quá ít nước mắt: Điều này thường gây ra cảm giác khô, đau và mỏi ở mắt. Điều này có thể là dấu hiệu của tình trạng khô mắt;
  • Nước mắt đục hoặc có màu: Nếu nước mắt của bạn không trong suốt như bình thường, có màu như màu vàng hoặc xanh, đây có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng hoặc tình trạng bất thường khác.

Nguyên nhân gây khô mắt

Trước khi khám phá lời giải thích về sự thật “bệnh khô mắt có nguy hiểm không?”, bạn cần biết một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng khô mắt:

  • Sử dụng thiết bị điện tử: Khi bạn nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại,… trong thời gian dài, bạn có thể nháy mắt ít hơn, dẫn đến khô mắt;
  • Môi trường: Môi trường khô, có nhiều bụi hoặc gió cũng có thể làm khô mắt;
  • Tuổi tác: Khi tuổi tăng, cơ thể sản xuất ít nước mắt hơn, dẫn đến tình trạng khô mắt;
  • Tình trạng sức khỏe: Một số tình trạng sức khỏe như viêm khớp dạng thấp, lupus, tiểu đường,… có thể gây ra tình trạng khô mắt;
  • Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp và thuốc tránh thai cũng có thể gây khô mắt.
Su-dung-may-tinh-lien-tuc-gay-giam-chop-mat-va-kho-mat

Sử dụng máy tính liên tục gây giảm chớp mắt và khô mắt

Khô mắt ảnh hưởng như thế nào?

Để hiểu rõ vấn đề bệnh khô mắt có nguy hiểm không, bạn hãy tham khảo cách phân loại các mức độ khô mắt như sau:

  • Mức độ nhẹ hoặc tạm thời: Bạn có thể cảm nhận khô rát, khó chịu ở mắt, đặc biệt là sau khi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài. Tuy nhiên, triệu chứng này thường có thể biến mất hoặc thuyên giảm một phần sau khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng nước mắt nhân tạo. Trong tình huống này, nếu không giải quyết được nguyên nhân sẽ làm bệnh trở nặng;
  • Mức độ nặng hoặc mãn tính: Triệu chứng khô mắt gây ra sự khó chịu đáng kể, có thể luôn cảm thấy mắt đau và khô, nếu không được chữa trị kịp thời có thể có nguy cơ viêm nhiễm giác mạc, suy giảm thị lực,…

Như vậy, bệnh khô mắt có nguy hiểm không? Câu trả lời là tùy mức độ, có thể chỉ gây những vấn đề tạm thời hoặc có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Có các phương pháp điều trị khô mắt nào?

Tùy vào mức độ khô mắt là nhẹ hay nặng, mới bị hay đã sang giai đoạn mãn tính rồi mà có các phương pháp điều trị khác nhau.

Đối với trường hợp khô mắt mức độ nhẹ hay tình trạng khô mắt chỉ xảy ra tạm thời, có các phương pháp điều trị như sau:

  • Nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên: Bạn nên nhỏ nước mắt nhân tạo ít nhất ba đến bốn lần một ngày. Nước mắt nhân tạo giúp bổ sung độ ẩm cho mắt, giảm cảm giác khô rát;
  • Chớp mắt thường xuyên hơn: Đặc biệt khi dành thời gian dài trước máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác. Chớp mắt giúp phân phối đều nước mắt trên bề mặt mắt, giúp mắt luôn đủ ẩm;
  • Chườm mắt: giúp giảm viêm và kích thích tiết nước mắt;
  • Vệ sinh mí mắt: giúp ngăn ngừa vi khuẩn, loại bỏ bụi bẩn, dị vật, hạn chế tình trạng gây viêm và khô mắt;
  • Bổ sung Beta-Carotene, vitamin A, Omega-3: Có nhiều trong cá, trứng, sữa, các loại rau củ quả màu vàng cam, các loại hạt,…. Các chất này giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt nói chung.

Che-do-dinh-duong-khoa-hoc-giup-tang-cuong-suc-khoe-doi-mat

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cường sức khoẻ đôi mắt

Đối với các trường hợp nặng, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, việc sử dụng nước mắt nhân tạo cùng với việc thay đổi thói quen sinh hoạt như tăng chớp mắt, bổ sung dinh dưỡng là chưa đủ. Bạn cần thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, theo dõi sát sao các biến chứng.

Một số trường hợp cần phải sử dụng huyết thanh tự thân (HTTT). Đây là một phương pháp điều trị khô mắt mức độ nặng. HTTT có những tính chất lý hoá học tương tự như phim nước mắt bình thường, giúp kích thích tăng sinh tế bào biểu mô bề mặt nhãn cầu, tăng tiết mucin trên bề mặt nhãn cầu.

Điều này giúp duy trì độ ẩm cho mắt, giảm cảm giác khô rát và cải thiện thị lực. Tuy nhiên, cách thức sử dụng HTTT chưa thống nhất trong các nghiên cứu, vì vậy quan trọng nhất là bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình để được tư vấn cụ thể.

Bị khô mắt khi nào cần khám bác sĩ?

Sau khi nắm rõ các khía cạnh liên quan về chủ đề bệnh khô mắt có nguy hiểm không, chắc hẳn bạn đang lo lắng xem khô mắt có cần đi khám bác sĩ không?

kham-mat-tai-vivision kid-cung-bac-si-Hieu

Khám mắt tại vivision kid cùng bác sĩ Hiếu

Thực tế, mắt bị khô là một tình trạng phổ biến và có thể chỉ bị thoáng qua, không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khô mắt nhiều, kéo dài không khỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đôi khi, mắt khô cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác như đang mắc các bệnh lý hệ thống, bệnh đái tháo đường,… Chỉ khi tìm ra chính xác nguyên nhân gây khô mắt cũng như điều trị ổn định bệnh lý nền thì tình trạng khô mắt và sức khỏe chung mới được cải thiện cũng như ngăn chặn các biến chứng nặng hơn.

Trên đây là những kiến thức hữu ích giúp bạn giải quyết thắc mắc bệnh khô mắt có nguy hiểm không. Ngoài ra, bạn nên hiểu rõ mức độ khô mắt để phòng tránh những ảnh hưởng nặng nề. Đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng của mình là điều cần thiết.

Lời khuyên

Dù không gây ra vấn đề nghiêm trọng với thị lực nhưng khô mắt cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu. Để phòng tránh khô mắt, bạn nên giữ môi trường sống sạch sẽ, trong lành; tuân thủ các quy định khi làm việc, học tập như giữ khoảng cách từ mắt đến thiết bị điện tử an toàn, thường xuyên thư giãn mắt...

Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Khô mắt