Dấu hiệu bé bị lác mắt là gì? Điều trị như thế nào?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức

vào ngày 31/07/2024

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về dấu hiệu bé bị lác mắt, trẻ bị lác mắt là gì?. Bên cạnh đó là những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị lác mắt và các phương pháp điều trị mắt lác cho trẻ.

Tật lác ở trẻ là gì? 

Tật lác ở trẻ là tình trạng mắt không nhìn thẳng cùng một hướng, dẫn đến lệch trục mắt. Có nhiều loại lác mắt, bao gồm:

  • Lác trong ở trẻ sơ sinh: Xảy ra khi mắt bé lệch vào trong. Tình trạng này thường được phát hiện sớm và có thể cải thiện tự nhiên hoặc cần can thiệp phẫu thuật.
  • Lác trong do điều tiết mắt: Xảy ra khi trẻ phải điều tiết mắt quá mức để nhìn rõ, dẫn đến một hoặc cả hai mắt bị lệch vào trong. Thường gặp ở trẻ viễn thị.
  • Lác ngoài: Mắt lệch ra ngoài, thường xuất hiện khi trẻ nhìn vào khoảng xa hoặc khi mệt mỏi. Thường gặp ở trẻ cận thị
Lác mắt ở trẻ nhỏ

Lác mắt ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân trẻ bị lác mắt 

Mất cân bằng giữa hai mắt:

  • Điều này có thể xảy ra do lác mắt, chênh lệch khúc xạ, hoặc các vấn đề liên quan đến thần kinh thị giác.
  • Lác mắt là tình trạng hai mắt không nhìn cùng một hướng, có thể do các cơ vùng nhãn cầu không hoạt động đúng.

Các tật về mắt:

  • Cận thị: Khả năng nhìn rõ các vật ở xa bị giảm.
  • Viễn thị: Khả năng nhìn rõ các vật ở gần bị giảm.
  • Loạn thị: Gây mờ mắt vì bề mặt giác mạc không đều.
  • Lão thị: Giảm chức năng nhìn gần do lão hóa, thường xảy ra sau độ tuổi 40.
  • Bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu: Có thể gây ra lác mắt hoặc căng thẳng mắt do cơ mắt phải làm việc nhiều hơn để duy trì sự tập trung.Các vấn đề cơ mắt này có thể được điều trị bằng bài tập mắt, phẫu thuật, hoặc đeo kính, lăng kính điều chỉnh.

Thần kinh hoặc não bị tổn thương:

Các tổn thương này có thể dẫn đến mất thị lực, nhìn đôi, hoặc mất khả năng điều chỉnh mắt.

Thường cần sự can thiệp y tế chuyên khoa để đánh giá và điều trị.

Yếu tố gia đình:

  • Nhiều tật khúc xạ và các bệnh về mắt có tính di truyền. Nếu trong gia đình có người bị cận thị, viễn thị, hay các bệnh mắt khác, con cái cũng có khả năng mắc phải các tình trạng tương tự.
  • Việc kiểm tra mắt định kỳ và quản lý tình trạng khúc xạ sớm là rất quan trọng.

Dấu hiệu bé bị lác mắt

Dấu hiệu bé bị lác mắt

Dấu hiệu bé bị lác mắt

Các dấu hiệu bé bị lác mắt có thể bao gồm:

Mắt nhìn lệch: Mắt bé nhìn lệch là một dấu hiệu bé bị lác mắt . Một hoặc cả hai mắt không nhìn thẳng về phía trước mà lệch sang hẳn một bên, lên trên hoặc xuống dưới.

Nhìn mờ, chớp, nheo mắt khi nhìn: Trẻ có thể phải chớp mắt hoặc nheo mắt thường xuyên để cố gắng nhìn rõ hơn.

Mắt chuyển động lệch: Khi trẻ nhìn một vật, hai mắt không di chuyển cùng một hướng. Một mắt có thể di chuyển đúng hướng, trong khi mắt kia di chuyển lệch. Đó là dấu hiệu bé bị lác mắt.

Mắt chuyển động không đều: Mắt chuyển động không đều cũng là một dấu hiệu bé bị lác mắt. Bạn có thể thấy hai mắt không di chuyển cùng lúc hoặc một mắt di chuyển chậm hơn khi bạn di chuyển một đồ vật từ bên này sang bên kia trước mặt trẻ.

Các cách kiểm tra lác mắt ở trẻ

Quan sát hàng ngày:

  • Theo dõi xem mắt của trẻ có nhìn thẳng và đồng đều không.
  • Quan sát các dấu hiệu như nheo mắt, chớp mắt thường xuyên, hoặc mắt lệch khi trẻ nhìn vào các vật ở khoảng cách khác nhau.

Kiểm tra ánh sáng phản chiếu:

  • Sử dụng một nguồn ánh sáng như đèn pin hoặc đèn trong phòng, chiếu ánh sáng vào mắt trẻ.
  • Quan sát ánh sáng phản chiếu trên bề mặt giác mạc của cả hai mắt. Nếu ánh sáng không phản chiếu đều ở vị trí trung tâm đồng tử trên cả hai mắt, có thể có dấu hiệu của lác mắt.

Kiểm tra che mắt:

  • Cho trẻ nhìn vào một vật cố định che một mắt của trẻ và quan sát mắt còn lại. Nếu có di chuyển có thể có dấu hiệu của lác hiện
  • Cho trẻ nhìn vào một vật cố định che và bỏ che một mắt của trẻ và quan sát mắt vừa bỏ che. Nếu có di chuyển có thể có dấu hiệu của lác ẩn.

Đưa bé đến thăm khám tại  bác sĩ chuyên khoa mắt:

  • Đây là cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác lác mắt. Bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra chuyên sâu và sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đánh giá tình trạng mắt của trẻ.
  • Bác sĩ cũng có thể đề xuất các biện pháp điều trị như đeo kính, thực hiện bài tập mắt, hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bé bị lác mắt nào, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời.

Trẻ bị lác mắt được điều trị như thế nào?

Đối với trẻ bị lác mắt, có một số phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân của lác mắt:

Đeo kính:

  • Đôi khi lác mắt có thể do trẻ bị các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Đeo kính điều chỉnh có thể giúp mắt nhìn rõ hơn và giảm lác mắt.
  • Kính đặc biệt như kính lăng kính có thể được sử dụng để giúp điều chỉnh hướng nhìn của mắt.

Tập bài tập mắt:

  • Các bài tập mắt có thể giúp cải thiện sức mạnh và sự phối hợp của các cơ mắt.
  • Bài tập như nhìn theo ngón tay, nhìn theo đồ vật chuyển động hoặc sử dụng các thiết bị như màn hình điều chỉnh hình ảnh có thể được khuyến nghị bởi bác sĩ nhãn khoa.

Phẫu thuật:

  • Khi các phương pháp khác không hiệu quả hoặc không đủ, phẫu thuật có thể được đề xuất để điều chỉnh vị trí của các cơ mắt.
  • Phẫu thuật thường cần thời gian hồi phục và có thể yêu cầu điều chỉnh sau phẫu thuật nhưng có thể giúp mắt nhìn thẳng và phối hợp tốt hơn.

Cần làm gì khi trẻ bị lác mắt?

Khi trẻ bị lác mắt thì việc chăm sóc và hỗ trợ đúng cách có thể giúp cải thiện tình trạng và ngăn ngừa những vấn đề nghiêm trọng hơn:

Điều chỉnh thời gian sinh hoạt

Ít sử dụng thiết bị điện tử:

  • Giảm thời gian trẻ sử dụng máy tính, điện thoại, máy tính bảng và TV để giảm căng thẳng cho mắt.
  • Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, chơi thể thao và các hoạt động không đòi hỏi sự tập trung cao của mắt.

Thực hiện các bài tập mắt:

  • Đảm bảo  các bài tập mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa được thực hiện để cải thiện sự phối hợp và sức mạnh của các cơ mắt.

Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt:

  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh lá như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh.
  • Thực phẩm giàu vitamin A và các loại trái cây như cam, quýt, dưa hấu.
  • Bổ sung omega-3:Omega-3 có thể giúp giảm viêm và bảo vệ mắt khỏi các tổn thương.

Đảm bảo đủ nước:

  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước hàng ngày để duy trì độ ẩm cho mắt.
  • Kiểm tra mắt định kỳ

Thăm khám bác sĩ định kỳ:

  • Đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa định kỳ để kiểm tra và đánh giá tình trạng lác mắt. Điều này giúp theo dõi tiến triển và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần thiết.

Tuân thủ các hướng dẫn điều trị:

  • Tuân thủ đúng các hướng dẫn và liệu trình điều trị của bác sĩ, bao gồm đeo kính, sử dụng thuốc, và thực hiện các bài tập mắt.

Đặt ngay lịch khám mắt qua vivision nếu bạn đang băn khoăn con bị lác mắt hoặc muốn kiểm tra tình trạng mắt của bé, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp cho con nhất!

Lời khuyên

Việc nhận biết sớm dấu hiệu bé bị lác mắt đóng vai trò quan trọng tới khả năng điều trị và phục hồi mắt của trẻ. Do đó ba mẹ cần theo dõi, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào kể trên cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị.

vivision kid
Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức
Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

dấu hiệu bé bị lác mắt

điều trị mắt lác

Trẻ bị lác mắt