Dấu hiệu cận thị nhẹ là gì? Có cần đeo kính hay không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Người có dấu hiệu cận thị nhẹ nhìn xa hơi mờ nhưng nhìn gần rõ. Đặc biệt,cận thị nhẹ ở trẻ em là một vấn đề thị lực phổ biến nhưng thường không được chú ý. Hãy cùng vivision tìm hiểu về dấu hiệu cận thị nhẹ và giải đáp cận thị nhẹ cần đeo kính không?

Các mức độ của cận thị là gì?

Dựa theo độ cận, cận thị được chia thành 3 mức độ:

  • Cận thị nhẹ (độ cận thị < 3.00D): Nhìn xa hơi mờ, nhưng nhìn gần rõ.
  • Cận thị trung bình (độ cận thị 3.25 – 6.00D):Nhìn xa mờ, nhưng nhìn gần rõ.
  • Cận thị cao (độ cận thị > 6.00D): Cả nhìn xa và nhìn gần đều mờ (nhìn xa mờ hơn nhìn gần).

Các dấu hiệu cận thị nhẹ

Khi mắc cận thị nhẹ, trẻ sẽ có các dấu hiệu cận thị nhẹ sau:

–  Có động tác nghiêng đầu, nheo mắt khi nhìn vật: đây là dấu hiệu điển hình khi trẻ cố gắng nhìn rõ các vật thể.

–  Dụi mắt liên tục khi nhìn vào một vật gì đó hoặc khi xem tivi, điện thoại.

–  Có xu hướng tiến lại gần để nhìn một vật rõ hơn.

–  Thường xuyên kêu nhức đầu hoặc đau mắt.

–  Chảy nước mắt nhiều: đây là một trong số những bệnh lý về mắt, trong đó có cận thị.

–  Nhạy cảm với ánh sáng, thường nhìn kém hơn ở trong tối hoặc ở nơi thiếu ánh sáng.

–  Gặp khó khăn khi đọc sách, không muốn đọc sách

–  Ở trên lớp không nhìn rõ chữ trên bảng dẫn đến suy giảm kết quả học tập.

Tre-nheo-mat-khi-nhin-la-dau-hieu-can-thi-nhe 

Trẻ nheo mắt khi nhìn là dấu hiệu cận thị nhẹ

Giải đáp: “Cận thị nhẹ có nên đeo kính không?”

Đeo kính là giải pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất giúp hỗ trợ, cải thiện khả năng nhìn ở trẻ mắc cận thị. Việc đeo kính cho trẻ có dấu hiệu cận thị nhẹ hay không nên đeo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ của cận thị nhẹ, tác động của nó đối với cuộc sống hằng ngày,…

  • Ở những trẻ có độ cận dưới 0.50D, có thể đeo kính cho trẻ hoặc không do mắt nhìn vẫn tốt và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
  • Ở những trẻ có độ cận từ 0.75D, chỉ nên đeo kính khi trẻ đọc sách, viết bài, học bài trên lớp và sử dụng các thiết bị điện tử: tivi, điện thoại,… và tháo kính khi nghỉ ngơi hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời.
  • Ở những trẻ có độ cận từ 1.00D-3.00D, khi đó để hạn chế việc mắt phải điều tiết nhiều thì cần đeo kính cả trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Có thể đeo kính khi ra ngoài đường để bảo vệ mắt, tránh bụi bẩn bay vào mắt.
Chinh-kinh-nhin-xa-tot-nhat-cho- tre

Chỉnh kính nhìn xa tốt nhất cho trẻ

Tuy nhiên, đối với trẻ có dấu hiệu cận thị nhẹ vẫn có khả năng quan sát tốt ở khoảng cách gần, không nên đeo kính cả ngày khi không cần nhìn xa. Tháo kính sẽ giúp mắt thư giãn và giúp trẻ không phụ thuộc vào kính.

Với những trẻ mắc dấu hiệu cận thị nhẹ cũng có thể không cần đeo kính gọng khi:

  • Không gặp khó khăn lớn trong cuộc sống hằng ngày, họ có thể coi mức độ cận thị nhẹ là một phần tự nhiên của thị lực và không cảm thấy nhất thiết phải đeo kính gọng.
  • Trẻ cảm thấy không thoải mái hoặc không quen với việc đeo kính hoặc không muốn thích nghi với kính.

Một giải pháp khác của cận thị nhẹ là trẻ có thể đeo kính áp tròng thay vì đeo kính gọng. Đeo kính áo tròng đòi hỏi sự thích nghi và thời gian để làm quen. Tuy vậy, nếu trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin khi đeo kính áp tròng thì đây là một giải pháp tốt cho trẻ.

Dù mắc dấu hiệu cận thị nhẹ thì cũng cần theo dõi, đặc biệt là các bé vì tốc độ tăng cận rất nhanh. Khám và cấp kính đúng độ cho trẻ góp phần quan trọng vào việc kiểm soát tiến triển cận thị của trẻ. Bố mẹ cần chọn những cơ sở, phòng khám mắt uy tín để kịp thời theo dõi, điều trị cho tình trạng thị lực của trẻ.

Hãy đến với Hệ thống phòng khám mắt trẻ em vivision kid, nơi có các chuyên gia kiểm soát cận thị có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu về mảng tật khúc xạ và kiểm soát cận thị để trẻ được thăm khám phát hiện kịp thời.

 

Lời khuyên cho trẻ có dấu hiệu cận thị nhẹ

Đeo kính là giải pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất giúp hỗ trợ, cải thiện khả năng nhìn ở trẻ mắc cận thị. Việc đeo kính cho người cận thị nhẹ hay không nên đeo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ của cận thị nhẹ, tác động của nó đối với cuộc sống hằng ngày,…

vivisionkid
Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

Dấu hiệu của cận thị nhẹ