Dấu hiệu cận thị ở trẻ bố mẹ không nên bỏ qua
Bố mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu cận thị ở trẻ để có thể đưa trẻ thăm khám kịp thời. Cận thị là một tật khúc xạ, có tính tiến triển, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và suy giảm thị lực, đặc biệt là ở trẻ em. Vậy dấu hiệu cận thị trên trẻ là gì? Hãy cùng vivision kid tìm hiểu nhé!
Các dấu hiệu cận thị ở trẻ
Những dấu hiệu cận thị của trẻ khi mắc cận thị:
Nghiêng đầu, nheo mắt: Trẻ mắc tật cận thị sẽ có động tác nghiêng đầu, nheo mắt khi nhìn vật – đây là dấu hiệu điển hình khi trẻ cố gắng nhìn rõ các vật thể. Nheo mắt giúp trẻ nhìn rõ hơn nhưng sẽ khiến tình trạng cận thị của trẻ trở nên nặng hơn.
Thường xuyên dụi mắt: Trẻ dụi mắt liên tục khi nhìn vào một vật gì đó hoặc khi xem tivi, điện thoại. Đây là một thói quen, khi không nhìn rõ trẻ sẽ lấy tay dụi mắt để nhìn rõ hơn. Bố mẹ có thể nhầm lẫn tình trạng này và nghĩ là trẻ dụi mắt vì bụi bẩn.
Tiến lại gần vật: Một người cận thị sẽ nhìn vật ở gần tốt hơn ở xa, bất kể tuổi nào. Bởi vậy trẻ có xu hướng tiến lại gần để nhìn một vật rõ hơn. Bố mẹ có thể quan sát con trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày: như con hay tiến lại gần tivi khi xem hoạt hình, hay cúi gằm mặt khi học bài, làm bài tập về nhà,…
Kêu nhức đầu hoặc đau mắt, mỏi mắt: Trẻ thường xuyên kêu mỏi mắt hoặc đau đầu, nếu thấy vấn đề này bố mẹ không nên chủ quan. Trong trường hợp tình trạng này diễn ra thường xuyên, bố mẹ nên đưa con đi kiểm tra thị lực.
Chảy nước mắt nhiều: Đây là một trong số những bệnh lý về mắt, trong đó có cận thị.
Nhạy cảm với ánh sáng, thường nhìn kém hơn ở trong tối hoặc ở nơi thiếu ánh sáng: Đây là một trong những điều mà người mắc tật cận thị hay phàn nàn.
Gặp khó khăn khi đọc sách, không muốn đọc sách: Trẻ thường kêu khó đọc sách, học bài với ánh sáng đèn kém, bố mẹ cần chú ý cho trẻ học ở nơi đầy đủ ánh sáng, điều này cũng góp phần phòng tránh tật cận thị ở trẻ.
Ở trên lớp không nhìn rõ chữ trên bảng dẫn đến suy giảm kết quả học tập: Trẻ thường không chép kịp bài trên bảng, dẫn đến không hiểu bài, điều này tác động xấu tới kết quả học tập của con.
Làm gì khi thấy các dấu hiệu cận thị ở trẻ?
Nếu trẻ có một hay nhiều các dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa mắt để các bác sĩ, chuyên gia kiểm tra mắt phát hiện kịp thời. Đặc biệt, cần khám mắt định kỳ cho trẻ 6 – 12 tháng một lần. Việc cắt kính đúng độ cho trẻ cũng hết sức quan trọng, bởi vậy bố mẹ nên cho con đi khám mắt ở những phòng khám uy tín.
Phòng ngừa cận thị cho trẻ
Hiện không có cách nào phòng ngừa hoàn toàn dấu hiệu cận thị ở trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ có thể hạn chế khởi phát tật cận thị ở trẻ bằng các biện pháp sau:
- Tăng thời gian hoạt động ngoài trời của trẻ, giúp trẻ tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời.
- Bổ sung các thực phẩm cung cấp các vitamin tốt cho mắt trẻ.
- Hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử: tivi, điện thoại,… Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây hại cho mắt trẻ, khiến trẻ mắc tật cận thị. Quản lý thời gian và khoảng cách nhìn của trẻ khi sử dụng.
- Luôn cho trẻ học tập, đọc sách trong điều kiện đủ ánh sáng, chú ý điều chỉnh tư thế học của trẻ.
- Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý (áp dụng quy tắc 20/20/20: sau khoảng 20 phút học tập, giải trí với khoảng cách gần, trẻ nên nhìn xa 20 feet (6m) trong khoảng thời gian 20 giây).
Khi trẻ đã mắc cận thị, bố mẹ càng nên quan tâm trong vấn đề kiểm soát tật cận thị ở trẻ. Nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ tăng cận, ảnh hưởng nhiều đến thị lực và có nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt có biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây mù.
Đôi mắt của trẻ cần được quan tâm để phát hiện sớm các tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị. Khi trẻ mắc một hay nhiều dấu hiệu trong các dấu hiệu trên, bố mẹ nên cho con đến khám sớm nhất có thể tại các phòng khám có chuyên khoa, bác sĩ chuyên về tật khúc xạ.
Bố mẹ cần chọn những cơ sở, phòng khám mắt uy tín để kịp thời theo dõi, điều trị cho tình trạng thị lực của con. Hãy đến với hệ thống phòng khám mắt trẻ em vivision kid, nơi có các chuyên gia kiểm soát cận thị có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu về mảng tật khúc xạ và kiểm soát cận thị để trẻ được thăm khám phát hiện kịp thời.
Lời khuyên khi trẻ đã có các dấu hiệu cận thị
Khi trẻ đã mắc cận thị, bố mẹ càng nên quan tâm trong vấn đề kiểm soát tật cận thị ở trẻ. Nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ tăng cận, ảnh hưởng nhiều đến thị lực và có nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt có biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây mù.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.
Gắn thẻ: