Dấu hiệu nhược thị ở trẻ nhỏ – bố mẹ cần phát hiện sớm cho con

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Nhược thị có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Thông thường bố mẹ có thể phát hiện một số dấu hiệu đặc trưng sau đây để nghi ngờ con bị nhược thị và một số bệnh lý tại mắt. Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp của nhược thị.

Ánh đồng tử trắng

Để hiểu rõ hơn về ánh đồng tử trắng đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu đồng tử là gì?

Đồng tử là lỗ nhỏ giữa phần lòng đen của mắt, có chức năng điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt tới võng mạc. Có thể co nhỏ khi gặp ánh sáng chói và dãn ra khi chúng ta ở trong bóng tối. Đồng tử thường có màu đen vì ánh sáng đi qua nó đã được hấp thụ trực tiếp vào võng mạc.

Vậy ánh đồng tử trắng là gì?

Ánh đồng tử trắng thường hay bị phát hiện khi chụp ảnh hoặc chiếu đèn vào mắt trẻ, thấy có ánh màu trắng ở phần trung tâm lòng đen. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề bệnh lý tại mắt như đục thể thủy tinh hay u nguyên bào võng mạc. Các bệnh lý trên cũng là nguyên nhân gây ra nhược thị cho các bạn nhỏ.

Anh-dong-tu-trang-o-tre-nho

Ánh đồng tử trắng ở trẻ nhỏ

Bố mẹ cần chú ý biểu hiện này có thể xuất hiện từ rất sớm và có thể dễ dàng nhận biết bằng những dụng cụ đơn giản, khi thấy con có dấu hiệu ánh đồng tử trắng cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên nghiệp để khám và chữa trị kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Sẹo giác mạc

Sẹo giác mạc cũng là nguyên thường gặp trong các bạn nhỏ bị nhược thị. Sẹo để lại trên bề mặt giác mạc sau chấn thương hoặc sau một đợt viêm kết giác mạc, hay loét giác mạc gây ra. 

  • Sẹo giác mạc có thể gây cản trở tầm nhìn của trẻ nếu nó nằm giữa trung tâm giác mạc, hoặc sẹo gây co kéo giác mạc. Việc này khiến cho trẻ dù đã đeo kính nhưng vẫn không thể tăng thị lực;
  • Sẹo giác mạc có thể được phát hiện trong quá trình thăm khám của bác sĩ, nếu là sẹo nhỏ thì khá khó để quan sát bằng mắt thường. Bố mẹ có thể quan sát thấy sẹo nếu nó đủ lớn và có màu trắng phía trước phần lòng đen. Hãy đưa con đến khám bác sĩ ngay nếu bé có dấu hiệu trên.

Sụp mi

Sụp mi mắt có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhược thị ở trẻ. Đây là dấu hiệu khá dễ nhận biết, khi một mắt sụp mí, có thể tạo ra sự chênh lệch về độ mở của mí giữa hai mắt. Mi mắt bị sụp có thể che lấp một phần tầm nhìn của các bạn nhỏ. Điều này dẫn đến việc trẻ có thể thiếu khả năng nhìn bằng cả hai mắt cùng một lúc, gây ra hiện tượng nhược thị.

Nhược thị xảy ra khi một mắt không phát triển đúng mức do thiếu kích thích từ thị giác. Trong trường hợp sụp mi, mắt có thể không nhìn đúng hướng và không thể hoạt động chính xác khi so sánh với mắt kia. Điều này dẫn đến việc não bộ không nhận được thông tin chính xác từ mắt bị ảnh hưởng, gây suy giảm sự phát triển của thị giác.

Sup-mi-o-cac-ban-nho-dan-den-nhuoc-thi

Sụp mi ở các bạn nhỏ dẫn đến nhược thị

Do đó, nếu trẻ có sụp mí và không được chăm sóc kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng nhược. Việc phát hiện và điều trị sụp mí sớm có thể giúp ngăn chặn tiến triển của nhược thị. Hãy đưa các bạn nhỏ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế và phòng khám chữa bệnh uy tín để điều trị sụp mi và nhược thị.

Mắt lác

Mắt lác và nhược thị thường liên quan mật thiết với nhau, và mắt lác có thể dẫn đến nhược thị trong một số trường hợp. Dưới đây là một số điều bạn cần biết về mối quan hệ giữa mắt lác và nhược thị:

Mắt lác

Mắt lác là tình trạng khi mắt không nhìn cùng một hướng với mắt kia. Nó có thể xuất hiện từ khi còn trẻ và gây ra sự mất cân bằng trong sự nhìn của đôi mắt.

Trong mắt lác, một mắt có thể quay ra hoặc vào trong so với hướng mắt kia.

Nhược thị

Nhược thị là tình trạng khi một mắt không phát triển đúng cách do không nhận đủ kích thích thị giác. Điều này có thể xảy ra khi mắt lác gây ra mất cân bằng giữa hai mắt.

Do không nhận được đủ tín hiệu thị giác từ mắt yếu, não bộ có thể ưu tiên sự phát triển của mắt kia, dẫn đến nhược thị.

Các cách để kiểm tra và nhận biết dấu hiệu bé bị lác

  • Cho bé nhìn thẳng vào một vật trước mắt, kiểm tra xem cả 2 mắt của bé có nhìn cùng 1 hướng không. 
  • Tư thế đầu/ cổ khác thường: nghiêng đầu, quay mặt về 1 hướng khi muốn nhìn 1 vật trước mặt.
Nhuoc-thi-do-mat-lac

Nhược thị do mắt lác

Một số trường hợp giả lác thường xuất hiện khi có sự xuất hiện của một số đặc điểm, như nếp quạt lớn. Đây không phải là một trạng thái thực sự của mắt lác mà thường là sự hiện diện của các yếu tố khác nhau tạo ra ấn tượng giống với mắt lác. 

Thị lực kém

Các bố mẹ thường hay thắc mắc rằng liệu các bạn nhỏ có thị lực kém thường sẽ có dấu hiệu như nào? Có dễ nhận biết không? Cùng tìm hiểu với chúng tôi về dấu hiệu này nhé.

Các bạn nhỏ có thị lực kém thường xuất hiện một số dấu hiệu sau đây:

  • Các bé thường nheo mắt hay cố gắng mở to mắt nhất có thể khi nhìn vào vật ở xa;
  • Thường xuyên nháy mắt, nhiều lần trong ngày;
  • Hay dùng tay bịt 1 mắt lại để nhìn;
  • Bé cúi sát mặt để nhìn các vật ở khoảng cách rất gần;
  • Khi cầm nắm các đồ vật bị hụt và rơi vỡ;
  • Đi lại hay va vấp (điều này cần chú ý liệu có phải bạn nhỏ nhà mình đang trong quá trình tập đi không).

Nếu bố mẹ thấy dấu hiệu con có thị lực kém hãy tới ngay các phòng khám chuyên khoa mắt hay các cơ sở y tế để có thể thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất cho trẻ.

Rung giật nhãn cầu

Rung giật nhãn cầu là tình trạng mà mắt thường xuyên chuyển động không kiểm soát và gây ra các động tác mắt không đồng đều. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn đôi và sự điều chỉnh chính xác của động tác mắt.

Rung giật nhãn cầu có thể ảnh hưởng đến sự điều khiển chính xác của động tác mắt, và trong một số trường hợp, nó có thể liên quan đến tình trạng nhược thị ở trẻ nhỏ.

  • Khi bị rung giật nhãn cầu khiến cho trẻ khó có thể định thị vào một vật làm cho mắt trẻ không nhìn rõ dẫn đến nhược thị;
  • Trẻ bị rung giật nhãn cầu có thể có các nguy cơ mắc các bệnh lý khác tại mắt khiến cho thị lực của trẻ không tốt.

Nếu con bạn không có dấu hiệu kể trên thì nên cho con đi khám định kỳ 6 tháng hoặc ít nhất là 1 lần trước tuổi đi học để sàng lọc các bệnh về mắt khác.

Lời khuyên

Để xác định liệu rung giật nhãn cầu có gây ảnh hưởng đến mắt lười hay không, việc thăm bác sĩ mắt là quan trọng. Bác sĩ có thể thực hiện các kiểm tra chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị như đeo kính, thực hiện bài tập thị giác, hoặc thậm chí phẫu thuật nếu cần thiết.

Nếu các bé nhà bạn đang có một trong những dấu hiệu vừa nêu trên hãy cho con đến thăm khám ngay tại các bệnh viện và phòng khám nhãn khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

dấu hiệu bị nhược thị

dấu hiệu của nhược thị

Nhược thị