Dấu hiệu phân biệt đỏ mắt của 2 bệnh lý nguy hiểm

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Đỏ mắt là dấu hiệu chỉ gặp trong bệnh đau mắt đỏ? Thực tế đỏ mắt còn gặp trong bệnh lý nguy hiểm khác như chảy máu nhãn cầu. Cùng vivision kid phân biệt dấu hiệu đỏ mắt của bệnh đau mắt đỏ và chảy máu nhãn cầu, nhằm chẩn đoán chính xác 2 bệnh lý này nhé!

Dấu hiệu đỏ mắt của bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng viêm của mắt làm cho kết mạc mắt (bao gồm lớp trong suốt trên mắt và phần phía trong mi mắt) bị viêm đỏ.

Đau mắt đỏ có thể ở một hoặc hai mắt, do các nguyên nhân khác nhau như virus (phổ biến và nguy hiểm nhất), vi khuẩn hoặc các tác nhân gây viêm khác.

Người mắc đau mắt đỏ có các triệu chứng sau đây:

  • Dấu hiệu đầu tiên là mắt xung huyết, làm mắt đỏ. Ban đầu có thể chỉ đỏ mắt ở 1 bên nhưng sau đó có thể lan sang cả hai mắt;
  • Bên cạnh dấu hiệu đỏ mắt, mắt có các biểu hiện khác như:

Mắt có cảm giác sần sùi, ngứa ngáy;

Chảy nước mắt, có thể đi kèm với chảy nước mắt, có thể là lông mi dính, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy;

Mí mắt sưng, hơi đau;

Giảm thị lực, sợ ánh sáng.

  • Một số bệnh nhân còn có các triệu chứng toàn thân khác như: đau họng, ho, nổi hạch sau tai, sốt nhẹ…
Đậu -hiếu-cua-dau-mat-do-(mát-ben-phai)

Dấu hiệu của đau mắt đỏ( mắt bên phải)

Tình hình nguyên nhân gây dịch bệnh đau mắt đỏ tại Việt Nam như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau mắt đỏ, dưới đây là các nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường gặp:

  • Do virus : Một số loại virus thường gây tình trạng đau mắt đỏ như adenovirus, herpes simplex virus, virus cúm,…. Đau mắt đỏ do virus là nguyên nhân khiến lây lan dịch bệnh nhiều nhất và là căn nguyên nguy hiểm nhất hiện nay;
  • Vi khuẩn: Vi khuẩn như Staphylococcus aureus, streptococcus và Haemophilus influenzae, có thể gây nhiễm trùng kết mạc, dẫn đến đau mắt đỏ;
  • Dị ứng: Tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi hoặc hóa chất có thể gây ra phản ứng dị ứng và dẫn đến đau mắt đỏ;
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như khói bụi, chấn thương mắt, sử dụng kính áp tròng, thuốc nhỏ mắt không rõ nguồn gốc cũng có thể là nguyên nhân gây đau mắt đỏ.
dau-mat-do-do-virus-la-can-nguyen-pho-bien-nhat

Đau mắt đỏ do virus là căn nguyên phổ biến nhất

 

Dấu hiệu đỏ mắt của chảy máu nhãn cầu

Chảy máu nhãn cầu là tình trạng chảy máu ở mắt, có thể là chảy máu vào tiền phòng, dịch kính hoặc chảy máu dưới mắt (tức là chảy máu dưới kết mạc).

Chảy máu trong nhãn cầu thường xảy ra do chấn thương, có thể là những chấn thương sâu vào trong mắt hoặc chỉ gây đụng dập bên ngoài nhãn cầu.

Chảy máu dưới kết mạc xảy ra khi các mạch máu nhỏ ngay dưới kết mạc bị vỡ ra, làm máu chảy ra giữa lớp kết mạc và củng mạc, gây đỏ một phần hoặc hoàn toàn lòng trắng của mắt.

Các dấu hiệu của chảy máu dưới kết mạc gồm những gì?

Kết mạc chỉ bao phủ một phần lòng trắng của mắt nên bệnh lý này không ảnh hưởng đến các phần sâu phía trong mắt. Máu chảy ở dưới kết mạc thường có số lượng rất nhỏ và thường chỉ chảy xen giữa kết mạc và củng mạc.

Do đó khi nhìn bằng mắt thường thấy giác mạc hay phần lòng trắng loang lổ vết đỏ máu giống như vết dầu loang, nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như thị lực của người bệnh.

Trong khoảng 24 giờ, vùng xuất huyết sẽ được hấp thu từ từ, nó dần dần bị thu nhỏ lại và giảm màu sắc. Thay vào đó, vùng xuất huyết từ màu đỏ máu sẽ chuyển sang màu vàng cam, vàng nhạt rồi biến mất hoàn toàn, trả lại kết mạc có màu trắng hoặc hơi đục.

Đa phần bệnh nhân bị chảy máu dưới kết mạc chỉ có triệu chứng đỏ mắt, không có cảm giác đau đớn, ngứa, chảy nước mắt hay cảm giác khó chịu nào khác.

 Xuat-huyet-duoi-ket-mac-mat

Xuất huyết dưới kết mạc mắt

Các triệu chứng của chảy máu tiền phòng

  • Đỏ mắt sau chấn thương: có thể gây nhầm lẫn với viêm kết giác mạc;
  • Nhìn mờ: Đây là triệu chứng thường gặp, tuy nhiên người bệnh thường chủ quan khi gặp triệu chứng này;
  • Đau nhức mắt: Có thể đau nặng hoặc chỉ đau nhẹ tùy từng mức độ;
  • Khi bác sĩ thăm khám thấy có máu trong tiền phòng.
Chay-mau-nhan-cau-duoc-xac-dinh-khi-mau-thoat-ra-ben-trong-nhan-cau

Chảy máu nhãn cầu được xác định khi máu thoát ra bên trong nhãn cầu

Chảy máu dịch kính: thường xảy ra khi các mao mạch bên trong mắt bị vỡ, đó có thể là mao mạch thể mi, mống mắt, võng mạc hoặc thậm chí là rách hắc mạc.

Người bệnh sẽ có biểu hiện nhìn mờ sau chấn thương. Bác sĩ khi thăm khám sẽ không quan sát được đáy mắt do có máu trong buồng dịch kính gây vẩn đục dịch kính.

Chảy máu nhãn cầu nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu nhãn cầu nếu không được chẩn đoán chính xác, kịp thời, điều trị đúng cách thì người bệnh sẽ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như sau:

Trong trường hợp bị chảy máu tiền phòng:

  • Tăng nhãn áp;
  • Viêm, tổn thương tới giác mạc;
  • Dính mống mắt, có thể dẫn tới nguy cơ bị mù lòa;
  • Viêm màng bồ đào: bao gồm viêm thể mi, viêm mống mắt hoặc viêm hắc mạc. Có thể bị viêm cả 3 cấu trúc này;
  • Teo thị thần kinh: chấn thương gây ảnh hưởng tới dây thần kinh thị giác và làm giảm chất lượng của hoạt động dẫn truyền tín hiệu thông tin lên não bộ;
  • Tình trạng xuất huyết có thể bị tái phát.

Trong trường hợp bị chảy máu dịch kính:

  • Tăng sinh dịch kính võng mạc;
  • Bong võng mạc.

Nguy hiểm khi phân biệt sai đau mắt đỏ và xuất huyết nhãn cầu

Đỏ mắt là triệu chứng có thể gặp ở cả 2 bệnh lý nguy hiểm: đau mắt đỏ và xuất huyết nhãn cầu.

Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến dấu hiệu đỏ mắt, hoàn cảnh xuất hiện đỏ mắt là tự nhiên hay sau chấn thương, ở vùng dân cư sinh sống có đang lưu hành dịch đau mắt đỏ không, các dấu hiệu nhận biết kèm theo để chẩn đoán sớm, chính xác, có hướng điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi chẩn đoán nhầm, điều trị không thích hợp.

Nếu bạn hoặc người thân đang có dấu hiệu đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ các bệnh lý về mắt, hãy đến khám ngay tại vivision kid để được đội ngũ các chuyên gia, y bác sĩ hàng đầu chẩn đoán và điều trị chính xác, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lời khuyên

Trên đây là những kiến thức cơ bản vivision kid mong muốn gửi đến quý bạn đọc cùng tham khảo về hiện tượng đỏ mắt trong các bệnh lý đau mắt đỏ cũng như chảy máu nhãn cầu.

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

dấu hiệu của đau mắt đỏ

đỏ mắt