Đau mắt đỏ điều trị bao lâu thì khỏi?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu

vào ngày 28/04/2024

Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc cấp) là một thuật ngữ cơ bản mà mọi người hay sử dụng khi gặp phải những dấu hiệu như mắt đỏ lên, xuất hiện gỉ mắt. Tuy nhiên còn rất nhiều những thông tin và lưu ý khác về bệnh cũng như các phương pháp điều trị đau mắt đỏ mà ai cũng nên biết. Cùng vivision kid tìm hiểu trong những kiến thức dưới đây nhé.

Đau mắt đỏ sau bao lâu thì khỏi?

Thông thường bệnh đau mắt đỏ sẽ khỏi sau vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, gần đây dịch đau mắt đang bùng phát ở Hà Nội kéo dài hơn so với mọi năm, bên cạnh đó cũng phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của người bệnh theo các triệu chứng đi kèm và quan trọng nhất vẫn là nguyên nhân gây bệnh. 

Bệnh có thể gặp ở tất cả ở mọi lứa tuổi, giới tính. Có các tác nhân và triệu chứng đau mắt đỏ thường gặp như sau: 

  • Do Virus: Tác nhân phổ biến nhất với các triệu chứng ngứa, cộm dẫn đến chảy nước mắt, ra ghèn, đặc biệt sẽ gây giảm thị lực, chói sáng khi có biến chứng khô mắt. Bệnh rất dễ lây lan khi có sự tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ kết mạc mắt và bệnh nhân ho, hắt hơi hay cảm cúm đi kèm .

Thời gian khỏi bệnh đau mắt đỏ do virus sau khoảng 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Đa số các trường hợp đau mắt đỏ do virus đều không quá nghiêm trọng. Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể mất tới hơn 2 tuần mới khỏi hẳn bệnh.

dau-mat-do-do-virus

Đau mắt đỏ do virus

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, như nguyên nhân gây bệnh do virus Herpes simplex hoặc virus Varicella-zoster, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc mà cần thăm khám bác sĩ để được điều trị bằng đơn thuốc kháng virus. 

  • Do Vi khuẩn: Các tác nhân vi khuẩn thường gặp là Haemophilus  Staphylococcus …, có thể gây ra những tổn thương nặng tới mắt của bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời.
    Đau mắt đỏ do vi khuẩn sẽ có các triệu chứng như ngứa, chảy nước mắt, có ghèn vàng hay vàng xanh khiến 2 mi mắt dính vào nhau mỗi khi thức dậy vào buổi sáng.
    Có thể gây ra viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi. Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hoặc qua vật dụng dính dịch tiết mắt.

Trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra thì thời gian khỏi bệnh dao động  từ 3 đến 5 ngày. Tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa, có thể phải mất đến 2 tuần để khỏi hoàn toàn.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn rất dễ lây lan nhưng đa số là các trường hợp nhẹ và có thể tự thuyên giảm một cách tự nhiên mà không gây ra biến chứng nào khác.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây sẽ cần bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ bôi để hỗ trợ điều trị nhằm giúp bệnh nhanh khỏi, giảm nguy cơ biến chứng và ngăn ngừa lây lan:

  • Mắt có mủ ( dịch tiết )
  • Cơ địa của bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Khi nghi ngờ gây bệnh do một số chủng vi khuẩn.
Mat-co-du-mat-khi-dau-mat-do-do-vi-khuan 

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc tra mắt tại nhà vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.

  • Do Dị ứng: Thường rất khó để xác định chính xác tác nhân gây bệnh này, có thể là bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, …có thể xảy ra theo mùa, có thể kéo dài hoặc tái phát bất ngờ. Các triệu chứng kèm theo bệnh như chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều, viêm mũi dị ứng, xảy ra ở cả hai mắt và không lây.

Tình trạng đau mắt đỏ do dị ứng sẽ nhanh chóng được cải thiện khi các tác nhân gây dị ứng được loại bỏ khỏi môi trường sống như bụi bẩn, phấn hoa hay lông động vật, chất kích thích ( hóa chất ).

  • Đỏ mắt do dị vật nhãn cầu hoặc do tiếp xúc hoá chất

Hãy rửa mắt bằng nước sạch nhấtsa ấm nhẹ nhàng trong 5 phút khi mắt có kích ứng với tác nhân nào đó bị lọt vào. Cần đi khám bác sỹ mắt ngay để kiểm tra và lấy dị vật.  Mắt sẽ bắt đầu cải thiện trong vòng 3-4 giờ ngay sau đó

Viem-ket-mac-di-ung

Viêm kết mạc dị ứng thường rất ngứa

Trong một vài trường hợp, thuốc dị ứng và một số loại thuốc co mạch tại chỗ cũng có thể đem lại hiệu quả, giúp nhanh khỏi hơn.

Làm gì để điều trị đau mắt đỏ hiệu quả

Đối với các trường hợp nhẹ thì bệnh có thể thuyên giảm và khỏi hoàn toàn một cách tự nhiên sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu biết điều trị đúng cách thì có thể giảm thời gian khỏi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nặng nề.

Ve-sinh-tay-sach-se-giam-nguy-co-lay-dau-mat-do

Rửa tay sạch rất quan trọng khi có dịch đau mắt đỏ

  Một số cách điều trị đau mắt đỏ hiệu quả như sau:

  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bàn tay để ngăn ngừa việc vi khuẩn đi từ tay vào mắt khi tay vô tình tiếp xúc với mắt. 
  • Vệ sinh mắt bằng nước muối 0,9% hoặc rửa mắt bằng nước ấm thường xuyên.
  • Sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
  • Tái khám đúng hẹn, cần thông báo ngay với nhân viên y tế khi tình hình trở nặng hơn.
  • Bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng : Vitamin C, A,E…
  • Đeo kính bảo vệ mắt ngoài trời khi đi ra ngoài.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng ( Đối với nguyên nhân đau mắt đỏ do dị ứng ).

Một vài lưu ý trong điều trị đau mắt đỏ

Bên cạnh việc phòng ngừa và chữa bệnh thì người bị đau mắt đỏ khi điều trị bệnh cần phải lưu ý những thông tin dưới đây : 

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Ve-sinh-mat-bang-nuoc-muoi-0,9% 

Sử dụng nước muối để vệ sinh là 1 bước rất quan trọng

Người mắc bệnh đau mắt đỏ không được tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa Corticoid mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng Corticoid có thể dẫn đến ức chế phản ứng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt và có thể tăng nguy cơ kháng thuốc. 

Trong một số trường hợp, để giảm viêm và đỏ mắt nhanh chóng có thể sử dụng thuốc Corticoid theo chỉ định của bác si mắt. Tuy nhiên khi sử dụng không đúng liều lượng sẽ gây ra tai biến, tăng nguy cơ đục thể thủy tinh, tăng nhãn áp…

Người bệnh chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý (Natri clorua 0,9%) hoặc nước cất để rửa mắt. Còn khi bệnh trở nặng và cần sử dụng kháng sinh thì cần được bác sĩ chỉ định. 

Đau mắt đỏ có thể dẫn đến nhìn mờ

Nhin-mo-sau-dau-mat-do

Nhìn mờ là 1 biến chứng của đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ chủ yếu chỉ gây tổn thương ở kết mạc, tuy nhiên có một số trường hợp sau khi mắc viêm kết mạc thì thị lực giảm do nhiễm trùng nặng. Nguyên nhân là do biến chứng tổn thương giác mạc. Khi đó thị lực sẽ thay đổi hoặc giảm nhẹ. 

Hiện tượng này hầu hết sẽ giảm dần và khỏi sau vài ngày, nhưng bệnh nhân nên biết để cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên và theo dõi liên tục. Nếu tình trạng mờ mắt hậu đau mắt đỏ kéo dài hoặc có thể nặng thêm thì nên tới các cơ sở y tế thăm khám ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Phòng tránh lây nhiễm và tái nhiễm

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây nhiễm cho những người xung quanh, nhất là tác nhân do vi khuẩn, vậy nên cần phải phòng tránh lây nhiễm cũng như hạn chế các tác nhân có thể gây tái nhiễm sau này.

Một số các cách phòng tránh như vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ra ngoài, rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, đeo kính bảo hộ… quan trọng hơn là tuân thủ các chỉ định của bác sĩ tại các trung tâm khám chữa bệnh uy tín.   

Bac-si-Chau-dang-kham-dau-mat-do-cho-benh-nhan

Bác sĩ Minh Châu đang khám cho bệnh nhân đau mắt đỏ tại vivision kid

Đau mắt đỏ là căn bệnh có thể cần điều trị kéo dài, mỗi bệnh nhân nên tiếp nhận tư vấn về lộ trình điều trị từ các bác sĩ tốt nhất tại Việt Nam. Để được hỗ trợ theo dõi tận tình, tham khảo tại vivision kid.

Lời khuyên điều trị đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây nhiễm cho những người xung quanh, nhất là tác nhân do vi khuẩn, vậy nên cần phải phòng tránh lây nhiễm cũng như hạn chế các tác nhân có thể gây tái nhiễm sau này.
Một số các cách phòng tránh như vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ra ngoài, rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, đeo kính bảo hộ… quan trọng hơn là tuân thủ các chỉ định của bác sĩ tại các trung tâm khám chữa bệnh uy tín.

vivisionkid
Tiến sĩ Phạm Thị Minh Châu
Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Minh Châu được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bệnh đau mắt đỏ

biểu hiện đau mắt đỏ