Đau mắt đỏ và các hướng dẫn điều trị của Bác sĩ Nhãn Khoa

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu

vào ngày 28/04/2024

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là một bệnh thường gặp ở mắt, dễ nhận biết và không quá nguy hiểm nếu được điều trị. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cần được phát hiện hiện sớm và có cách điều trị đau mắt đỏ hợp lý phòng tránh các biến chứng xảy ra.

Tổng quan về bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng viêm của mắt làm cho kết mạc mắt (bao gồm lớp trong suốt trên mắt và phía trong mi mắt) bị viêm đỏ. Đau mắt đỏ có thể ở một hoặc hai mắt do các nguyên nhân khác nhau như virus (phổ biến nhất), vi khuẩn hoặc các tác nhân gây viêm khác.

Người mắc đau mắt đỏ có các triệu chứng sau trên mắt : 

  • Kết mạc nhãn cầu và mi mắt xuất hiện màu đỏ
  • Mắt có cảm giác cộm, ngứa
  • Chảy nước mắt, có thể kèm theo rỉ mắt 
  • Mi sưng nề, hơi đau nhẹ, có thể bị dính mi vào buổi sáng
  • Giảm thị lực, sợ ánh sáng
Dau-hieu-cua-dau-mat-do-so-voi-mat-binh-thuong

Dấu hiệu của đau mắt đỏ so với mắt bình thường

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) sẽ ảnh hưởng đến mắt, làm cho mắt dễ bị bội nhiễm từ các tác nhân bên ngoài và nặng thêm tình trạng của mắt. Một số biến chứng có thể gặp như : 

  • Viêm giác mạc
  • Loét giác mạc
  • Sẹo giác mạc
  • Giảm thị lực (có thể không hồi phục)
  • Ngoài ra có thể kèm theo các biến chứng của thuốc do tự ý điều trị

Thời gian mắt đau mắt đỏ 

Bệnh đau mắt đỏ thường diễn biến trong 7-10 ngày sẽ ổn định và khỏi. Tuy nhiên, thời gian mắc bệnh còn phụ thuộc vào tác nhân gây đau mắt đỏ và phương pháp điều trị của người bệnh : 

  • Do virus (chủ yếu là Adenovirus): bệnh thường sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày hoặc nặng hơn có thể lên đến 14 hoặc 21 ngày
  • Do nhiễm trùng: bệnh thường sẽ khỏi sau khoảng 5 ngày hoặc nặng hơn là 14 ngày
  • Do dị ứng: diễn ra cùng với tác nhân gây dị ứng và khỏi sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
Cac-loai-dau-mat-do

Các loại đau mắt đỏ

Tuy vậy, bệnh diễn biến không ổn định và khác nhau ở mỗi người, mỗi lứa tuổi, mỗi nguyên nhân. Thời gian mắc bệnh càng kéo dài sẽ tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng có thể xảy ra. 

Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu có thể do đau mắt đỏ gây lên, bạn cần đến Bác sĩ Nhãn khoa sớm nhất để được thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lí.

Hướng dẫn xử trí khi đau mắt đỏ theo Bác sĩ Nhãn khoa

Khi nghi ngờ bản thân hoặc những người xung quanh có thể mắc đau mắt đỏ, bạn cần có hướng xử trí và chú ý các vấn đề sau: phòng tránh lây nhiễm, thăm khám Bác sĩ, sử dụng theo đơn và tái khám đúng lịch.

Phòng tránh lây nhiễm: Đau mắt đỏ do virus thường dễ lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua hô hấp, dịch tiết (nước mắt, nước bọt,…) hoặc gián tiếp qua các đồ vật có nhiễm virus, đồ dùng chung với bệnh nhân, nguồn nước có nhiễm virus. 

Khi đó, cần chú ý : 

  • Giữ gìn môi trường, tăng cường khử khuẩn để hạn chế sự lây truyền
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các nguồn lây bệnh
  • Rửa tay thường xuyên, không day dụi mắt
  • Cách li đồ dùng sinh hoạt của người bị bệnh và những người khác
  • Thăm khám Bác sĩ Nhãn khoa: Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân hoặc dễ bị nhầm lẫn với khác bệnh ở mắt. Điều này không thể tự phân biệt bởi những người không có chuyên môn. Nếu đánh giá sai tình trạng mắt sẽ dẫn đến các phương pháp điều trị sai.

Khi có dấu hiệu, bạn cần đi khám Bác sĩ Nhãn khoa sớm nhất để :

  • Đánh giá tình trạng của mắt
  • Xác định tình trạng bệnh
  • Xác định nguyên nhân gây bệnh
  • Có hướng điều trị thích hợp
  • Kê đơn thuốc phù hợp

Sử dụng thuốc theo đơn điều trị đau mắt đỏ của bác sĩ: Bệnh nhân cần tuân thủ cách sử dụng, liều dùng và loại thuốc theo đúng chỉ dẫn và đơn của bác sĩ. Tránh tự ý mua và sử dụng thuốc không theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này có thể gây nặng tình trạng mắt, không điều trị khỏi hoặc gây ra các biến chứng không mong muốn do thuốc trên mắt

Tái khám đúng lịch: Đau mắt đỏ là bệnh viêm tại mắt có thời gian diễn biến không kéo dài nhưng khả năng gây biến chứng rất nhanh nếu không được kiểm tra và phát hiện. Tái khám đúng lịch sẽ giúp các bác sĩ xác định tình trạng mắt của bệnh nhân sau thời gian điều trị và đưa ra phương pháp điều trị tiếp. Đồng thời, tái khám cũng giúp phát hiện các bất thường có thể xuất hiện để phòng trừ và chữa trị kịp thời. 

Bac-si-Hieu-kham-mat-cho-be

Trẻ cần đươc tái khám khi chữa đau mắt đỏ

Nếu mắt bạn có các triệu chứng nghi ngờ mắc đau mắt đỏ cần khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể liên hệ Hotline vivision kid để đặt lịch khám hoặc giải đáp thắc mắc.

Lời khuyên

Đau mắt đỏ là bệnh viêm tại mắt có thời gian diễn biến không kéo dài nhưng khả năng gây biến chứng rất nhanh nếu không được kiểm tra và phát hiện. Tái khám đúng lịch sẽ giúp các bác sĩ xác định tình trạng mắt của bệnh nhân sau thời gian điều trị và đưa ra phương pháp điều trị tiếp. Đồng thời, tái khám cũng giúp phát hiện các bất thường có thể xuất hiện để phòng trừ và chữa trị kịp thời.

vivisionkid
Tiến sĩ Phạm Thị Minh Châu
Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Minh Châu được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Đau mắt đỏ

Điều trị đau mắt đỏ