Dễ dàng phân biệt bệnh đau mắt đỏ và đau mắt hàn

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Đau mắt hàn và Đau mắt đỏ là bệnh lý của kết-giác mạc. Dù có điểm tương đồng về các triệu chứng tại mắt, song điểm khác nhau của hai bệnh lý này nằm ở yếu tố tiếp xúc của người bệnh trước khi mắc, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị. 

dau-mat-do

Đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là một thuật ngữ quen thuộc trong dân gian dùng để chỉ bệnh viêm kết mạc. Viêm kết mạc là tình trạng lớp màng trong suốt phủ bên trong mi mắt và bên ngoài nhãn cầu bị viêm nhiễm. 

Mọi đối tượng, mọi lứa tuổi đều có thể mắc đau mắt đỏ, tuy nhiên mức độ nặng và biểu hiện của bệnh trên mỗi người lại không đồng nhất đặc biệt là trên những đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, những người bị suy giảm miễn dịch, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, hoặc thuốc chống ung thư; người mắc đái tháo đường,…

Bệnh diễn biến quanh năm, do rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng nguyên nhân chủ yếu là do virus, tiêu biểu là Adenovirus. Ngoài ra các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae, Chlamydia,… hay do dị ứng, dị vật cũng có thể là nguyên nhân gây đau mắt đỏ.

Miễn dịch của người bệnh sau khi mắc đau mắt đỏ không bền vững, chỉ kéo dài khoảng 2 tháng nên nguy cơ tái nhiễm đau mắt đỏ là rất cao.

Triệu chứng của đau mắt đỏ

Trên một bệnh nhân đau mắt đỏ, nổi bật lên là các triệu chứng tại mắt:

  • Đỏ mắt: phần lòng trắng của người bệnh đỏ hơn bình thường, ban đầu đỏ một bên sau có thể đỏ cả hai bên mắt.
  • Tiết dịch nhiều hơn đặc biệt là trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là virus, tiết gỉ mắt nhiều, màu vàng hoặc xanh hay gặp trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn
  • Cộm, khó chịu như có dị vật bên trong mắt
  • Đau mắt, nhức mắt.
  • Ngứa ngáy, nóng rát hai bên mắt.
  • Phù nề mi mắt, sợ ánh sáng, sụp mi.

Ngoài ra người bệnh còn có thể có một số triệu chứng toàn thân như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, hoặc các triệu chứng tại đường hô hấp, qua đó có thể phần nào định hướng nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh đau mắt hàn

Bệnh đau mắt hàn là gì? 

Đau mắt hàn là tình trạng sưng đỏ, bỏng rát mắt xảy ra khá thường xuyên ở những người làm công việc tiếp xúc nhiều với tia lửa điện, bụi kim loại, mạt sắt như thợ hàn gây ra các tổn thương tạm thời cho mắt và kích thích cảm giác đau.

Ngoài ra đau mắt hàn còn là tình trạng viêm kết mạc, giác mạc khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng có tia UV. Đau mắt hàn xảy ra với tỷ lệ cao hơn ở những người làm việc mà không có đồ bảo hộ hoặc đồ bảo hộ không đạt tiêu chuẩn, hay những người thợ chưa có kinh nghiệm. 

Cụ thể, tia lửa điện tạo ra một lượng lớn ánh sáng rất mạnh, thường chứa các tia sáng có bước sóng ngắn và cường độ cao. Khi mắt tiếp xúc với ánh sáng này một cách trực tiếp mà không được bảo vệ, nó có thể gây tổn thương cho mắt. 

Tia-lua-dien-co-the-gay-hai-cho-mat

Tia lửa điện có thể gây hại mắt

Nguyên nhân chính gây ra đau mắt hàn do tia lửa điện:

  • Ánh sáng mạnh:
    • Tia lửa điện tạo ra ánh sáng rất mạnh, có thể gây chói và kích thích mắt.
  • Tác động cơ học:
    • Nhiệt độ cao từ tia lửa điện cũng có thể gây nóng hoặc bỏng rát tạm thời cho môi trường bề mặt của mắt.
  • Bức xạ tia UV cường độ cao:
    • Tia lửa có thể phát ra bức xạ tia UV cường độ cao, gây tổn thương và kích thích mắt.

Triệu chứng của đau mắt hàn

Tương tự như đau mắt đỏ, đau mắt hàn cũng gây ra các triệu chứng tại mắt như: 

  • Sưng đỏ kết mạc và mí mắt.
  • Tăng tiết dịch nhiều hơn bình thường, chảy nước mắt liên tục.
  • Cảm giác bỏng rát trong mắt.
  • Mắt tăng nhạy cảm hơn với ánh sáng, nhìn vật mờ hơn.
  • Cộm mắt.
  • Khó khăn khi nhắm, mở mắt.

Thông thường các triệu chứng này sẽ diễn ra khoảng 3-12 tiếng sau khi tiếp xúc với tia lửa điện hoặc tia UV. 

Đau mắt hàn nếu không được theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể dẫn đến các nguy cơ như nhiễm trùng, viêm kết – giác mạc, giảm thị lực thậm chí nguy hiểm hơn là dẫn đến mất thị lực, mù lòa.Hinh-anh-benh-nhan-dau-mat-han

Hinh-anh-benh-nhan-dau-mat-han

Hình ảnh bệnh nhân đau mắt hàn

Phân biệt bệnh đau mắt đỏ và bệnh đau mắt hàn

Triệu chứng khác biệt:

Đau mắt đỏ:

  • Nguyên nhân:
    • Đau mắt đỏ thường có nguyên nhân từ dị ứng, viêm nhiễm do vi khuẩn, virus hoặc dị vật xâm nhập.
  • Triệu chứng:
    • Mắt thường đỏ một hoặc hai bên, sưng nề, sụp mi, tiết dịch, chất nhầy xanh vàng, và có thể ngứa hoặc đau.

Đau mắt hàn:

  • Nguyên nhân:
    • Đau mắt hàn thường là kết quả của tiếp xúc trực tiếp với tia lửa điện, mạt sắt, bụi kim loại hoặc tia UV.
    • Yếu tố nguy cơ: những người làm công việc tiếp xúc với tia lửa điện, tia UV trong điều kiện không đảm bảo tiêu chuẩn, thiếu dụng cụ bảo hộ. 
  • Triệu chứng:
    • Cảm giác đau, kích thích, hoặc chói trong mắt, chảy nước mắt liên tục sau khi tiếp xúc với tia lửa điện từ khoảng 3-12 tiếng. 

Cách xử trí khi mắc

Đau mắt đỏ

Khi người bệnh mắc đau mắt đỏ, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà có những biện pháp xử trí khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp chung để giảm nhẹ và chữa trị đau mắt đỏ:

  • Rửa mắt bằng thuốc nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lý: Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lý để rửa mắt nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn hoặc chất kích ứng có thể gây ra viêm nhiễm.

  • Sử dụng kháng histamine: Sử dụng các thuốc kháng histamine trong trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng để giảm viêm và cảm giác ngứa.

  • Tránh, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
  • Chườm ấm hoặc chườm lạnh để giảm triệu chứng sưng nề mắt.
  • Dùng các thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau mắt. 
  • Đến khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm và chính xác nhất nguyên nhân gây đau mắt đỏ. 

Một số trường hợp đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau 7-10 ngày.

Đau mắt hàn

  • Dùng nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý nhỏ vào mắt để hạ nhiệt và đẩy bụi bẩn, mạt kim loại trong mắt ra ngoài, giảm thiểu tác động làm hại giác mạc của chúng và giữ ẩm cho mắt. 
  • Dùng túi chườm đá hoặc một khăn lạnh chườm lên trên cả 2 mắt để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ và đau rát. Khi chườm không được để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da vùng mắt để tránh nguy cơ bị bỏng lạnh.
  • Cho mắt nghỉ ngơi tuyệt đối trong 2-3 ngày, không tiếp tục để mắt tiếp xúc thêm với tia lửa điện hoặc tia UV tránh làm nặng thêm tổn thương và để mắt hồi phục.

vivision kid tự hào là một cơ sở khám và điều trị mắt hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ với nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị các vấn đề về mắt hiệu quả nhất. Hãy đến vivision kid ngay nếu bạn có các triệu chứng bất thường về mắt hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ giải thích và đặt lịch khám. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về đau mắt đỏ, đau mắt hàn và các bệnh lý về mắt khác dưới đây:

Lời khuyên

Thông thường, những trường hợp vừa và nhẹ, đau mắt hàn có thể tự khỏi sau 2-3 ngày, nhưng những trường hợp nặng có thể gây bỏng hoặc sẹo giác mạc.

Với những trường hợp nặng cần sự can thiệp y tế từ bác sĩ để điều trị bệnh và hạn chế tổn thương mắt nặng thêm như: dùng thêm thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm,hay dùng thuốc giãn đồng tử nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm triệu chứng đau mắt, giảm viêm và hạn chế nguy cơ để lại di chứng cho mắt .

Đỏ mắt là dấu hiệu của nhiều bệnh trong đó có cả đau mắt đỏ và đau mắt hàn mà nhiều người không thể phân biệt được chính xác nguyên nhân, vì vậy cần đến sự thăm khám, chẩn đoán và điều trị từ các y bác sĩ có chuyên môn.

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Đau mắt đỏ

đau mắt hàn

đỏ mắt

viêm kết mạc