Đeo kính cận có bị dại mắt không? Nên làm gì để khắc phục

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Một trong những tác dụng phụ của việc đeo kính cận là bị dại mắt, khiến chúng ta cảm thấy giảm đi tính thẩm mỹ. Dại mắt là tình trạng đôi mắt bị lờ đờ, thiếu sức sống, thường hay có quầng thâm dưới mắt. Ở những người bị tật khúc xạ, vì thường xuyên phải đeo kính sẽ hay mắc phải điều này. Nguyên nhân có lẽ đến từ việc mắt phải điều tiết quá nhiều, hay việc bệnh nhân sử dụng kính không đúng độ, hoặc không đeo kính đúng tầm mắt,…

Nguyên nhân bị dại mắt khi đeo kính cận

Đeo kính không đúng độ

Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng “dại” của mắt. Thật nguy hiểm nếu mắt kính của bạn không phản ánh tương ứng phù hợp đúng mức độ cần điều chỉnh của mắt. Đeo kính nặng hơn hoặc nhẹ hơn độ cận (viễn, loạn) đều có thể gây mỏi mắt, mắt cần phải phải điều tiết nhiều hơn khiến cho thị lực suy giảm và trông mắt lờ đờ, thiếu sức sống.

Deo-kinh-can-khong-dung-do-dan-den-dai-mat

Đeo kính cận không đúng độ dẫn đến dại mắt

Đeo kính không đúng tầm mắt

Đây là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Kính sẽ thường bị trễ xuống thấp hơn so với mắt do vận động. Khi đó mắt sẽ có xu hướng ngước nhìn lên điều đó làm cho mắt nhanh cảm thấy mỏi. Điều cần chú ý ở đây là bạn nên đẩy kính lên ngang tầm mắt của mình để đảm bảo mắt không phải nhìn lên và để hạn chế sự điều tiết của mắt.

Làm việc trong môi trường điều kiện ánh sáng không phù hợp

Làm việc trong môi trường điều kiện ánh sáng yếu hoặc quá chói đều có khả năng cao làm cho mắt trở nên mệt mỏi hơn, thị lực suy giảm và có thể không tránh khỏi hệ lụy là mắt bị “dại”, làm giảm thẩm mỹ. Đặc biệt là những tia sáng từ màn hình điện thoại, máy tính, và một số thiết bị điện tử nếu bạn không điều chỉnh cho phù hợp sẽ rất nguy hại cho mắt.

Không “tập thể dục” cho mắt

Những bài tập thể dục rất đơn giản với cơ mắt của chúng ta chỉ trong vài phút ngắn ngủi nhưng sẽ lại đem đến sự linh hoạt cho đôi mắt.

Những phương pháp nhằm phòng tránh tình trạng dại mắt khi mắt bị cận

Tập thể dục những bài tập thường xuyên cho đôi mắt

Khi ta nhìn gần trong một khoảng thời gian quá lâu, mắt sẽ cần phải điều tiết liên tục dẫn đến tình trạng mỏi mắt, từ đó khiến đôi mắt của chúng ta trông uể oải, thiếu sức sống. Để cải thiện vấn đề này, người bệnh có thể sử dụng một số bài tập thể dục mắt phổ biến như:

  • Quy tắc 20-20-20, mỗi 20 phút nhìn gần thì ta sẽ nhìn ra xa khoảng 20 feet (~6m) trong vòng  20 giây. Bài tập này có thể giúp mắt ta được nghỉ ngơi và hạn chế việc phải điều tiết quá tải;
  • Nhắm mắt lại rồi dùng ngón tay giữa xoa bóp quanh vùng xương hốc mắt sau đó kéo dọc xuống sống mũi nhẹ nhàng, lặp lại như vậy 8-10 lần. Bài tập này sẽ giúp chúng ta tăng cường lưu thông lượng máu tới cơ mặt và cung cấp oxy tới những tế bào hồng cầu xung quanh mắt.

Bổ sung những chất dinh dưỡng có lợi cho mắt

  • Lutein & Zeaxanthin: Rau bina, cải xoăn, củ cải xanh, bí,…;
  • Vitamin C: Ớt ngọt (đỏ hoặc xanh), cải xoăn, dâu tây, bông cải xanh, cam,…;
  • Vitamin A: Gan, trứng, bơ, sữa,…;
  • Omega 3: Cá thu, cá hồi, cá trích, quả óc chó,…;
  • Vitamin D: Cá mòi, cá thu, sữa, cam,…
Che-do-dinh-duong-khoa-hoc-giup-tang-cuong-suc-khoe-doi-mat

Chế độ dinh dưỡng khoa học tăng cường sức khoẻ của mắt

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Tình trạng đôi mắt bị dại đã phản ánh một phần về lối sống. Tuân thủ theo những chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ có thể giúp máu được lưu thông tốt hơn, từ đó có thể tăng cường sức khỏe cho đôi mắt và toàn cơ thể:

  • Ngủ đủ một ngày 7 – 8 tiếng;
  • Hạn chế những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích khác;
  • Hoạt động ngoài trời ở dưới ánh nắng mặt trời khoảng ít nhất 2 tiếng một ngày;
  • Uống nước đủ 2l trong một ngày;
  • Làm việc và sử dụng các thiết bị điện tử trong điều kiện đầy đủ ánh sáng;
  • Nên giữ khoảng cách từ mắt đến các thiết bị điện tử một cách hợp lý. Theo chuyên gia, một khoảng cách hợp lý có thể được tính bằng công thức như sau:
  1. Khoảng cách tối thiểu từ mắt đến thiết bị điện tử = Kích thước màn hình (inch) x 2,54 x 2;
  2. Khoảng cách tối đa từ mắt đến thiết bị điện tử = Kích thước màn hình (inch) x 2,54 x 3.

Sử dụng kính đúng cách

Để có thể phòng tránh bị dại mắt, cần TRÁNH một số các lỗi phổ biến khi sử dụng kính như:

  • Đeo kính không thường xuyên: Một số người cho rằng nếu hạn chế đeo kính sẽ giúp chúng ta giảm độ cận, loạn, viễn và đỡ bị dại mắt hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm không chính xác, mắt nếu không được đeo kính sẽ phải điều tiết nhiều hơn bình thường để có thể nhìn rõ mọi vật, mắt sẽ mỏi và dại nhiều hơn, hơn nữa có thể dẫn đến độ khúc xạ tăng. Ngoài ra, nếu ta không đeo kính có khả năng cao dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng hơn ở mắt như bị thoái hóa võng mạc hay nhược thị đối với người bệnh dưới 18 tuổi;
Bi-can-nhung-khong-deo-kinh-khi-xem-dien-thoai

Bị cận nhưng không đeo kính khi xem điện thoại                        

  • Đeo kính không đúng độ: Mọi người cho rằng đeo kính với độ nhẹ hơn so với độ khúc xạ thực tế của mình sẽ có thể giúp hạn chế tăng số nhanh. Tuy nhiên,thực tế thì  đeo kính không đúng độ cũng sẽ khiến mắt có cảm giác mỏi và có thể dẫn tới việc tăng độ nhanh do mắt phải hoạt động quá mức. Với một số trường hợp đặc biệt với người có độ loạn thị cao, bác sĩ sẽ có những chỉ định để điều chỉnh lại số kính phù hợp để mắt có thể làm quen;
  • Đeo kính bị lệch tầm mắt: Trong những sinh hoạt hàng ngày, kính có thể bị trôi khỏi tầm mắt hoặc bị nghiêng lệch, khiến mắt ta sẽ phải tăng cường điều tiết nhiều hơn để mắt có thể đặt đúng vào vị trí chính giữa tròng kính. Vì vậy, người bệnh cần phải để ý để điều chỉnh cho kính luôn ở vị trí chính xác, hoặc cần đến các cơ sở kính mắt nhằm tìm gọng phù hợp với khuôn mặt;
  • Không thường xuyên đi khám mắt định kỳ: Đối với một số người mắc tật khúc xạ, việc thăm khám định kỳ thường 6 tháng/lần là rất quan trọng, giúp ta có thể tầm soát độ cận/loạn/viễn và thay kính kịp thời. Khi mắt được đeo kính đúng độ, việc điều tiết của mắt sẽ dễ dàng hơn, từ đó hạn chế việc mỏi mắt.

Sử dụng những loại kính áp tròng thay thế cho kính gọng

Phương pháp này được coi là một phương pháp hiệu quả hơn so với kính gọng trong việc hạn chế tình trạng dại mắt. Do kính áp tròng sẽ được đặt trực tiếp lên bề mặt của mắt, nên mắt sẽ không cần phải điều tiết nhiều để có thể nhìn đúng vào tâm thấu kính như lúc ta  đeo kính gọng. Ngoài ra, do mắt sẽ không bị hạn chế tầm nhìn bởi gọng kính, nên sẽ có thể phản ứng được linh hoạt, nhanh nhạy hơn. 

Su-dung-kinh-ap-trong-thay-kinh-gong-de-han-che-mat-dai

Sử dụng kính áp tròng thay kính gọng để hạn chế mắt dại                                            

Tuy nhiên, chúng ta nên cân nhắc phương pháp này vì việc đeo kính áp tròng liên tục trong một thời gian dài có thể những nguy cơ như gây khô mắt, viêm nhiễm và có khả năng làm mắt nhạy cảm hơn.

Phẫu thuật khúc xạ 

Cải thiện được một số các nhược điểm của kính áp tròng và kính gọng, phẫu thuật khúc xạ là một phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất để có thể giảm được tình trạng mắt dại. Sau phẫu thuật, mắt được đưa về trạng thái chính thị và tình trạng bị dại mắt sẽ được cải thiện lại sau một khoảng thời gian nhất định.

Lời khuyên

Tình trạng mắt dại đều có thể gặp khi đeo kính không đúng số và không đeo kính do mắt phải điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ. Lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp và một chiếc kính đúng độ có thể giúp bạn tránh được dại mắt. 

Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

dại mắt

mắt bị cận

Kính áp tròng cứng là gì? Ai nên dùng? Có tốt không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

FSEC chính thức đổi tên thành VIVISION KID

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

Vì sao không nên sử dụng kính áp tròng quá hạn sử dụng?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy