Đeo kính cận khi dùng điện thoại có tác hại gì?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử như điện thoại là có hại cho mắt. Việc đeo kính cận khi sử dụng điện thoại ở cự ly gần có giúp giảm thiểu tác hại do ánh sáng xanh đem lại? Hãy cùng vivision tìm hiểu nhé!

Có nên đeo kính cận khi dùng điện thoại không?

Cận thị là một tật khúc xạ của mắt, người cận chỉ nhìn rõ càng vật ở gần, không rõ các vật ở xa. Độ cận càng cao thì khả năng nhìn xa càng kém, khoảng cách nhìn rõ vật càng thu hẹp. 

Chức năng của kính cận 

Vậy có nên đeo kính cận khi sử dụng điện thoại không? Thực chất, khi sử dụng điện thoại, chúng ta thường để ở cự ly gần trong tầm một cánh tay 40-50cm đổ lại, tùy độ cận, người dùng có thể nhìn rõ hoặc không rõ. Chính vì thế việc đeo kính cận khi sử dụng điện thoại phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân và độ cận từng người. 

Đeo kính cận khi dùng điện thoại, hầu hết người dùng thường có xu hướng để điện thoại gần mắt một cách vô thức như phản xạ để nhìn rõ hơn. Hoặc khi để điện thoại quá xa so với khả năng của mắt, mắt sẽ phải điều tiết nhiều, nheo mắt để nhìn rõ hơn. Nên chúng ta sẽ nhanh cảm thấy mỏi, nhức mắt, khô mắt, …

Khả năng chống ánh sáng xanh của các loại kính cận hiện nay

Ánh sáng xanh – HEV là dạng ánh sáng có độ năng lượng cao, với bước sóng nằm trong khoảng từ 380nm đến 500nm. Nó được phân thành hai loại chính:

  • Ánh sáng xanh tím: Có bước sóng từ 380nm đến 450nm;
  • Ánh sáng xanh lam: Có bước sóng từ 450nm đến 500nm.

Trong số đó, ánh sáng xanh tím được coi là gây hại cho sức khỏe mắt. Để bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh sáng này, việc sử dụng kính chống ánh sáng xanh là một biện pháp hiệu quả. Kính này có khả năng hạn chế hoặc loại bỏ một phần của ánh sáng xanh, giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe mắt liên quan đến ánh sáng xanh.

Đeo kính cận khi sử dụng điện thoại ở khoảng cách quá gần

Đeo kính cận khi sử dụng điện thoại ở khoảng cách quá gần

Tròng kính có thêm lớp phủ chống ánh sáng xanh sẽ hỗ trợ bảo vệ mắt tốt hơn rất nhiều so với các tròng kính bình thường. Hiện nay cũng đã có nhiều hãng áp dụng lớp phủ chống ánh sáng xanh vào tròng kính, khi lựa chọn sử dụng nên được các chuyên gia về khúc xạ tư vấn về tròng kính phù hợp kết hợp cố định khoảng cách điện thoại để mắt điều tiết thoải mái nhất có thể.

Đeo kính cận có gây tăng độ không?

Đeo kính cận khi dùng điện thoại hoàn toàn không gây tăng độ cận. Ngày nay, có nhiều loại kính cận thậm chí còn giúp bảo vệ mắt tránh khỏi tác động trực tiếp của các loại ánh sáng có hại như: Ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử, tia UV của ánh mặt trời, hoặc kính chống chói sáng quá mức tác động vào võng mạc.

Những sai lầm thường xuyên mắc phải khi sử dụng điện thoại

Mô hình làm việc hiện nay, con người phải tiếp xúc rất nhiều với thiết bị điện tử đặc biệt là điện thoại. Làm việc liên tục mấy tiếng đồng hồ trên điện thoại là sai lầm của rất nhiều bạn trẻ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, tần số chớp mắt của người đang sử dụng điện thoại giảm một nửa so với người không đang dùng điện thoại.

Chớp mắt là phản xạ tự nhiên của con người giúp tái tạo lớp màng phim nước mắt mỏng trên bề mặt nhãn cầu. Lớp màng này có tác dụng giữ cho mắt không bị khô, dưỡng ẩm cho mắt, giúp mắt hoạt động linh hoạt và làm trôi các dị vật vô tình bay vào mắt. 

Làm việc trên điện thoại trong môi trường không đủ ánh sáng, dùng điện thoại vào ban đêm trước khi đi ngủ rất hại cho mắt. Khi trong môi trường đủ ánh sáng sẽ giúp khúc xạ bớt ánh sáng xanh từ điện thoại, tránh được sự tác động trực diện của ánh sáng xanh. Độ sáng màn hình điện thoại quá sáng hoặc quá tối so với môi trường xung quanh đầu có hại. Nhìn quá gần vào điện thoại làm cho mắt phải điều tiết liên tục phù hợp với khoảng cách.

Mỏi mắt khi dùng thiết bị điện tử

Mỏi mắt khi dùng thiết bị điện tử

Tất cả những sai lầm trên đều rất phổ biến, khiến cho độ cận của bạn tăng. Có phải đọc đến đây, bạn nhận ra mình đã bắt đôi mắt của mình làm việc quá nhiều không. Hãy nhanh chóng điều chỉnh để giữ sức khỏe cho đôi mắt của mình nhé!

Để vivision mách bạn một số mẹo nhỏ giúp bạn khắc phục sai lầm đeo kính cận khi dùng điện thoại

  • Thời gian sử dụng điện thoại, mỗi lần tập trung làm việc 30-45 phút thì cho mắt nghỉ ngơi mắt một lần. Hoặc tối đa tác hại với quy tắc vàng 20:20:20, có nghĩa là 20 phút làm việc bạn nên nghỉ 20s và nhìn xa 20 feet (tương đương 6m). Đây là cách thư giãn mắt rất tốt đặc biệt cho dân văn phòng;
  • Nơi làm việc đủ ánh sáng, ánh sáng tự nhiên thì càng tốt. Bày trí nơi làm việc thoáng, nội thất màu xanh da trời cũng là một cách đơn giản giúp mắt tiện thư giãn, thả lỏng ở những nơi không có đủ không gian rộng rãi để nhìn xa 6m;
  • Kính cận loại lọc ánh sáng xanh là sự lựa chọn tối ưu nhất, kết hợp với khoảng cách hợp lý vừa giúp bạn khắc phục tật khúc xạ, vừa hạn chế tối đa tác hại của ánh sáng điện thoại đến mắt;
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo giúp giữ độ ẩm cho mắt. Đây là loại dung dịch có tính chất tương tự nước mắt tự nhiên nên rất an toàn giúp bạn chủ động cung cấp độ ẩm cho mắt trong những lúc làm việc căng thẳng thời gian kéo dài.

Một số loại nước mắt nhân tạo được đánh giá cao như: Refresh tear, Systane Ultra, Vismed, Sanlein,…

Đặt lịch ngay với hotline 0334.141.213 để các chuyên gia tư vấn giúp bạn về kính cận phù hợp nhất tại vivision kid nhé.

Lời khuyên

Kính cận chỉ giúp bạn khắc phục tạm thời tật khúc xạ, quan trọng là thói quen sử dụng các thiết bị điện tử đang ảnh hưởng lớn đến mắt bạn. Độ cận có thể tăng lên nếu không kiểm soát tốt, vì vậy hãy khám mắt định kỳ hoặc khám mắt khi có bất thường để cùng các bác sĩ chăm sóc đôi mắt của bạn theo cách tốt nhất.

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

Cách bảo vệ mắt

cận thị

Đeo kính cận

đeo kính cận khi dùng điện thoại

Kính cận

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý