Đeo lens chỉ cần chọn cùng số với kính gọng? Vì sao phải khám lại?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Bùi Thanh Huyền

vào ngày 12/08/2024

Đeo lens mắt ngày càng phổ biến trong cộng đồng, không chỉ giúp hỗ trợ tật khúc xạ mà còn có tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế nhu cầu chuyển đổi từ kính gọng sang lens mắt cũng tăng theo. Theo dõi bài viết để biết quy trình chuyển đổi kính đúng.

Sự khác biệt giữa số độ kính gọng và đeo lens

Kính áp tròng (hay còn gọi là lens mắt) là một loại thấu kính hình chỏm cầu bằng nhựa tổng hợp, trong suốt nằm trên giác mạc. Kính gọng là loại kính hay được sử dụng phổ biến hơn lens mắt. Nó là một gọng bằng nhựa hoặc kim loại có kèm theo mắt kính trong suốt. 

Do sự khác biệt về cách sử dụng giữa hai loại kính làm cho độ cận của kính gọng và lens khác nhau. Chúng ta có thể thấy bản chất sự khác biệt đến từ khoảng cách của chúng tới mắt ta. Trong khi kính gọng thường được đặt cách mắt một khoảng cách nhất định tầm khoảng 15mm, thì kính áp tròng là lại áp sát trực tiếp vào giác mạc.

hinh-anh-deo-lens-dung-cach

Hình ảnh đeo lens đúng cách

Do đó, khi xác định độ cho lens mắt chúng ta thường phải giảm độ cận xuống từ 0.25 đến 0.50 độ so với độ kính gọng. Đây mới là độ cận chính xác nhất dành cho lens mắt. Việc chuyển đổi từ kính gọng sang kính áp tròng cần phải được thao tác bởi các chuyên gia khúc xạ nhãn khoa hoặc các bác sĩ chuyên ngành nhãn khoa. 

Ví dụ, độ cận của bạn khi đeo kính gọng là 2.50 độ thì khi độ cận cho lens nên chọn chỉ là 2 độ hoặc 2.25 độ.Tuyệt đối không được sử dụng kết quả đo độ cận bằng máy chụp khúc xạ tự động để điều chỉnh độ cận của kính áp tròng. Điều này rất dễ gây sai lệch và sẽ khiến mắt cảm thấy choáng hoặc mỏi mắt do lấy sai độ.

Chuyên gia sẽ cần cho bạn đeo thử kính cũng như đánh giá kính trên mắt bạn để xem mức độ đáp ứng với kính như thế nào, có cần thay đổi thông số kính nào không, hình ảnh nhìn được có rõ không hay lồi lõm.Ngày nay, nhu cầu chuyển đổi từ kính gọng sang lens mắt có xu hướng tăng cao vì những ưu điểm so với kính gọng như: 

  • Đeo lens mắt không giới hạn trường nhìn và không gây biến dạng cảnh vật xung quanh. 
  • Đeo lens mắt giúp làm giảm sự chênh lệch về kích thước hình ảnh ở hai mắt, do đó thích hợp để điều chỉnh khi có bất đồng khúc xạ.  
  • Đeo lens mắt thuận tiện khi chơi thể thao không bị rơi, không bị bám hơi nước và có thể đổi màu mắt – mang tính thời trang. 
  • Người dùng không phải chịu sức nặng của kính gọng gây cảm giác khó chịu, vướng víu. 

Tại sao phải đi thăm khám bác sĩ khi chuyển từ kính gọng sang đeo lens mắt?

Các yếu tố nêu trên đều góp phần tạo ra sự khác biệt trong độ cận giữa kính gọng và lens mắt. Khi một người muốn chuyển đổi giữa hai loại kính, để có độ cận chính xác và thoải mái, quan trọng nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. 

Đeo lens

Quá trình thăm khám mắt trước khi sử dụng lens mắt

Đeo lens mắt cũng có nhược điểm so với đeo kính gọng khiến người bệnh phải hết sức lưu ý khi chuyển đổi kính. Đối với người bị cận thị kèm theo loạn thị, việc dùng kính gọng sẽ dễ dàng chỉnh kính phù hợp với loạn thị, nhưng đôi với lens mắt thì cần phải được thiết kế riêng bằng máy móc hiện đại và đa phần người bệnh phải chờ đợi lâu mới nhận được kính.

Đối với người loạn thị cao thì được khuyến cáo nên sử dụng kính gọng thay vì đeo lens mắt để kiểm soát độ loạn dễ hơn. Như vậy, chỉ có bác sĩ mới cân nhắc được lợi – hại của việc đeo lens mắt và giúp bạn có lựa chọn đúng khi chọn kính hỗ trợ thị lực cho mình. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng số kính của kính gọng sang kính áp tròng?

Việc sử dụng độ cận của kính gọng để đặt làm lens mắt có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn sau: 

  • Chênh lệch của trục (Axis): Trục của kính gọng và lens mắt có thể khác nhau, và việc không điều chỉnh trục đúng cách có thể dẫn đến việc nhìn mờ, nhanh mỏi mắt, nhức đầu và không thoải mái
  • Cự ly tiêu cự (Focal Length): Lens mắt thường có cự ly tiêu cự khác nhau so với kính gọng. Sự chênh lệch này có thể gây khó chịu, căng thẳng mắt hoặc mất tập trung khi sử dụng. Về lâu về dài, việc sử dụng sai độ kính cho lens mắt dễ làm tăng độ cận và dẫn tới nguy cơ nhược thị cao
  • Chất lượng hình ảnh giảm: Lens mắt được thiết kế để đem đến một thị trường nhìn rộng và liền mạch. Nếu sử dụng độ cận  của kính gọng có thể làm giảm chất lượng hình ảnh và làm mất đi một số lợi ích của lens mắt
  • Không thoải mái khi đeo: Sử dụng số kính của kính gọng có thể làm giảm điều này và gây khó khăn trong việc thích nghi.

Trước khi thực hiện bất kỳ chuyển đổi nào, bạn nên thảo luận với bác sĩ mắt hoặc chuyên gia kính thuốc để đảm bảo rằng bạn có số kính và thiết kế kính phù hợp với mắt của mình.

Lời khuyên

Khi chuyển từ đeo kính gọng sang đeo lens, bạn nên đi khám lại mắt ở những phòng khám uy tín để chọn được loại lens phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng được hướng dẫn cách đeo lens mắt, cách vệ sinh đúng để tránh những biến chứng do đeo lens mắt gây ra.

Khúc xạ Nhãn khoa Bùi Thanh Huyền
Khúc xạ Nhãn khoa Bùi Thanh Huyền
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Gắn thẻ:

cách đeo lens

đeo lens

kính gọng