Làm sao để biết mắt có dị vật giác mạc?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

vào ngày 31/07/2024

Khi mắt có dị vật giác mạc, có thể bạn sẽ cảm thấy cộm, đau nhức mắt hoặc như có cát, rác bụi trong mắt. Vậy khi gặp trường hợp này thì nên lấy dị vật trong mắt như thế nào cho hợp lý và an toàn nhất. Vivision sẽ cho bạn biết vài phương pháp dưới đây.

Dị vật giác mạc là gì?

Dị vật giác mạc xảy ra khi một vật thể lạ dính vào bề mặt của giác mạc, lớp màng mỏng và trong suốt nằm ở phía trước của mắt. Đây chính là một trong những loại chấn thương mắt khá thường gặp, đứng sau trầy xước giác mạc. Dị vật giác mạc đến từ bụi bẩn, cát, mảnh kim loại, đến các hạt nhỏ vô tình bay vào mắt khi bạn đang hoạt động ngoài trời hay trong môi trường có nhiều nguy cơ.

Mặc dù dị vật giác mạc thường không gây mất thị lực và nhiều trường hợp chỉ là những vết thương nông, lành tính, nhưng chúng có thể gây ra sự khó chịu lớn cho người bệnh. Dị vật giác mạc có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác của mắt như viêm giác mạc, loét giác mạc, hoặc thậm chí nhiễm trùng nghiêm trọng ở mắt nếu không sớm điều trị.

Biểu hiện của dị vật giác mạc

Khi mắt bị dính dị vật giác mạc, cơ thể sẽ có phản ứng khó chịu ngay lập tức, tạo ra một loạt các triệu chứng để cảnh báo. 

Biểu hiện của dị vật giác mạc

Biểu hiện của dị vật giác mạc

  • Dị vật bám trên giác mạc sẽ gây ra phản ứng viêm, khiến mắt trở nên đỏ và kích ứng. Cảm giác cộm như có hạt cát trong mắt là biểu hiện điển hình của tình trạng này.
  • Chảy nước mắt: Khi mắt cố gắng đẩy dị vật ra ngoài, các tuyến nước mắt sẽ hoạt động mạnh hơn, dẫn đến việc mắt bị ướt và cảm giác cay khó chịu.
  • Cảm giác khó chịu khi chớp mắt: Khi chớp mắt mí mắt sẽ cọ xát với dị vật với tròng mắt, tạo ra cảm giác đau rát và không cộm xốn. Mỗi lần chớp mắt, bạn có thể cảm thấy như có một hạt nhỏ đang cắm vào giác mạc.
  • Mắt mờ hoặc thị lực bị ảnh hưởng: Dị vật nằm trên giác mạc có thể làm cản trở tầm nhìn, khiến mắt mờ và thị lực bị ảnh hưởng. Tuy không quá không nghiêm trọng, nhưng khi thị lực bị suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt khá nhiều.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng: Là phản ứng tự nhiên của mắt, tính trạng ‘sợ ánh sáng’ khi bị kích ứng hoặc tổn thương. Người bị dị vật giác mạc thường cảm thấy đau đớn và rất khó chịu ở mắt khi tiếp xúc với ánh sáng chói.
  • Xuất huyết dưới kết mạc: Trong một số trường hợp, dị vật có thể gây vỡ các mạch máu nhỏ dưới kết mạc, dẫn đến hiện tượng xuất huyết, khiến mắt có những đốm đỏ hoặc mảng đỏ trên lòng trắng của mắt.

Nguyên nhân gây dị vật giác mạc là gì?

Dị vật giác mạc có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày, làm việc, hoặc các hoạt động ngoài trời.

  • Vôi bột: Vôi bột có thể bay vào mắt khi bạn đang làm việc trong môi trường xây dựng hoặc cải tạo nhà cửa. 
  • Nguồn gốc thực vật: Các mảnh nhỏ từ cây cỏ, lá cây, hoặc thậm chí là cát bụi có nguồn gốc từ thực vật cũng có thể gây ra dị vật giác mạc. Các dị vật dạng thực vật có khả năng gây nhiễm nấm giác mạc.
  • Bụi kim loại: Đây là một nguyên nhân phổ biến trong các ngành công nghiệp nặng như hàn xì, mài, hoặc cắt kim loại. Bụi kim loại nếu bay vào mắt có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là gây hoại tử giác mạc nếu không được điều trị đúng cách.
  • Kính áp tròng: Sử dụng kính áp tròng không đúng cách hoặc vệ sinh không đúng cách có thể dẫn đến việc kính áp tròng trở thành dị vật gây tổn thương giác mạc. Kính áp tròng bị nứt hoặc mòn cũng có thể gây cộm và làm xước giác mạc.
Kính áp tròng gây dị vật trong mắt

Kính áp tròng gây dị vật trong mắt

Không nên tự mua thuốc tra mắt hoặc tự lấy dị vật ra khỏi mắt, đặc biệt là khi dị vật nằm sâu hoặc làm tổn thương giác mạc. Nếu tự xử lý ở nhà có thể dẫn đến nhiễm trùng, đôi khi làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách xử lý dị vật giác mạc

Việc xử lý dị vật giác mạc cần được thực hiện sớm nhất có thể, tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi phát hiện. 

  • Rửa Mắt Đơn Giản: Khi dị vật chỉ là những hạt bụi nhỏ hoặc cát, rác nhỏ. Bạn có thể rửa mắt nhẹ nhàng tại nhà, bằng nước sạch hoặc dung dịch muối sinh lý. Hãy để nước chảy qua mắt từ góc trong ra góc ngoài, tránh làm nước chảy ngược vào trong mắt.
  • Dùng Tăm Bông Ẩm: Nếu dị vật là một mảnh nhỏ bám vào bề mặt giác mạc và không thể rửa sạch, bạn có thể dùng một tăm bông ẩm và nhẹ nhàng lấy dị vật ra. Tuy nhiên, hãy thực hiện việc này cẩn thận để tránh làm trầy xước giác mạc thêm.
Dùng tăm bông ẩm lấy dị vật trong mắt

Dùng tăm bông ẩm lấy dị vật trong mắt

  • Sử Dụng Mũi Khoan Giác Mạc Nhãn Khoa (Spud): Trong các trường hợp dị vật cứng đầu, nằm sâu hoặc bám chặt vào giác mạc, bác sĩ nhãn khoa có thể sử dụng một công cụ đặc biệt gọi là spud – một loại mũi khoan nhỏ để loại bỏ dị vật mà không làm tổn thương giác mạc. Quá trình này thường được thực hiện dưới sự kiểm soát của kính hiển vi để đảm bảo độ chính xác cao.

Không được sử dụng các dụng cụ sắc nhọn, như kim hoặc nhíp kim loại, để lấy dị vật ra khỏi mắt. Vì nếu không cẩn thận có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn cho giác mạc.

Cách phòng tránh dị vật giác mạc

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để tránh bị dị vật giác mạc, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Tuyệt đối không lấy tay dụi mắt: Dù mắt bạn có bị ngứa hay khó chịu đến đâu, đừng dụi mắt bằng tay, vì điều này có thể đẩy dị vật vào sâu hơn hoặc làm tổn thương giác mạc thêm.
  • Đeo kính bảo hộ: Phải  luôn đảm bảo mắt bạn an toàn khi tiếp xúc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, cát, dễ bay vào mắt. Hoặc khi tham gia vào các công việc có nguy cơ cao như mài, khoan, cưa gỗ, hãy đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi các vật thể lạ có thể bay vào.
  • Đeo kính khi chơi thể thao hoặc tham gia hoạt động ngoài trời: Kính bảo vệ mắt sẽ giúp ngăn chặn các vật thể lạ như cát, bụi, hoặc côn trùng bay vào mắt khi bạn tham gia các hoạt động ngoài trời.
  • Không sử dụng nhíp hoặc đồ dùng sắc nhọn lấy dị vật: Những dụng cụ này có thể làm tổn thương giác mạc. Các dụng cụ nhọn, cứng có thể gây nguy hiểm khi không sử dụng cẩn thận.
  • Hạn chế đứng hoặc đi gần nơi khoan, mài, cưa gỗ: Nếu không thể tránh, hãy luôn đeo kính bảo hộ khi ở gần những khu vực này để bảo vệ mắt khỏi những hạt nhỏ có thể bay vào.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về dị vật giác mạc hoặc cần kiểm tra sức khỏe mắt tổng quát, hãy liên hệ và đặt lịch với vivision ngay hôm nay. 

Lời khuyên

Dị vật giác mạc là một tình trạng phổ biến nhưng không nên bị xem nhẹ. Nhiều trường hợp không gây nguy hiểm nhiều cho người bệnh, tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng đáng lo ngại hơn. Nếu bạn nghi ngờ hay cảm thấy mắt có dị vật, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ chuyên về mắt để được kiểm tra nhé.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Xuân Thủy ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Dị vật giác mạc

lấy dị vật trong mắt

Sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin 1% như thế nào?

Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh

Ai nên sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin 1%?

Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh

[Hỏi-Đáp] Khóc khi đeo kính áp tròng có sao không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý