Điều trị cận thị 1.50 diop như thế nào ?
Cận thị 1.50 diop là loại cận thị nhẹ nên các triệu chứng chưa rõ ràng. Vì vậy phụ huynh và trẻ thường bỏ qua. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời đúng cách sẽ tiến triển ngày càng nặng lên.
Cận 1.50 độ là nặng hay nhẹ?
Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất, người bị cận thường có thể nhìn được rõ các vật ở gần nhưng lại khó khăn khi nhìn vật ở xa. Do hình ảnh người cận quan sát thấy được hội tụ trước võng mạc, vì vậy khi người cận thị nhìn các vật ở xa thường phải nheo mắt.
Triệu chứng của người mắc cận thị
Khi bị cận thị, bệnh nhân sẽ gặp phải khó khăn khi quan sát các vật ở xa. Các biểu hiện và triệu chứng khác của cận thị gồm:
- Nhìn thấy hình ảnh mờ khi nhìn vào vật thể ở xa;
- Thường xuyên phải nheo mắt;
- Nhức đầu do thấy mỏi mắt;
- Khó nhìn thấy vật vào ban đêm.
Thông thường cận thị có thể sẽ được phát hiện sớm ở lứa tuổi học sinh (gọi là cận thị học đường hoặc cận thị bẩm sinh). Đặc biệt, cách nhận biết cận thị ở trẻ em như sau:
- Khi xem tivi, máy tính trẻ cần phải lại gần mới xem được;
- Đọc bài trẻ hay bị nhảy hàng hoặc trẻ phải dùng ngón tay của mình để dò theo các chữ khi đọc;
- Ở lớp trẻ phải đứng/ngồi lại gần bảng mới nhìn được;
- Hay phải cúi lại gần để nhìn sách;
- Nheo mắt lại hoặc nghiêng đầu để nhìn các vật ở xa;
- Trẻ hay dụi mắt mặc dù không thấy buồn ngủ;
- Thường hay kêu mỏi mắt, nhức đầu hoặc chảy nước mắt;
- Sợ ánh sáng hoặc thấy bị chói mắt, không thích thú với các hoạt động phải nhìn xa….
Theo phân loại mức độ cận thị của IMI
- Cận thị nhẹ: từ 0.25 D đến 3.00 D;
- Cận thị trung bình : 3.25 D–> nhỏ hơn 6.00 D;
- Cận thị nặng : lớn hơn bằng 6.00 D.
Theo phân loại cận thị 1.50 độ là cận thị nhẹ.
Phương pháp điều trị cận thị 1.50 diop
- Đeo kính gọng;
- Kính áp tròng ban ngày;
- Kính áp tròng ban đêm Ortho-K;
- Phẫu thuật.
Cận thị có thể chữa khỏi được bằng phương pháp phẫu thuật mắt. Tuy nhiên, ở trẻ dưới 18 tuổi chưa đủ tuổi để được phẫu thuật tật khúc xạ. Vì vậy phương pháp điều trị cận thị tối ưu nhất có thể vẫn là đeo kính gọng hoặc khính Ortho-k (kính áp tròng đêm ).
Với những trẻ em bị cận thị, cha mẹ phụ huynh cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ (3-6 tháng /1 lần) nhằm kiểm tra tiến triển của cận thị, cần thay kính kịp thời để trẻ nhìn được rõ hơn. Việc không thường xuyên thay kính sẽ khiến thị lực của trẻ giảm sút, nếu đeo kính sai độ sẽ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn làm độ cận tăng nhanh hơn.
Một số phương pháp điều trị cận thị hiện nay gồm:
Đeo kính gọng
Đây là một giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém chi phí nhất để điều chỉnh tật cận thị. Người bị cận thị thường dùng thấu kính phân kỳ. Tuy nhiên kính gọng sẽ đem lại một số những bất tiện cho người sử dụng như: Ít có thể tham gia được những hoạt động thể thao mạnh, tầm nhìn sẽ bị mờ khi trời mưa. Bên cạnh đó, đây chỉ là một giải pháp tạm thời, không điều trị được triệt để và chỉ có thể sử dụng trong thời gian nhất định, cần phải thay kính mới khi độ cận tăng.
Đeo kính áp tròng
Kính áp tròng mềm cũng là một giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của kính áp tròng là tính thẩm mỹ cao, nhược điểm là có thể sẽ bị dị ứng với kính áp tròng nếu như mắt mẫn cảm hoặc mắt dễ bị khô. Ngoài ra, kính áp tròng nếu không được vệ sinh đúng cách có thể gây các bệnh viêm nhiễm cho mắt. Bệnh nhân sẽ phải thay kính khi hết hạn sử dụng và mỗi lần thay kính chi phí tương đối cao.
Chỉnh hình cho giác mạc tạm thời bằng Ortho K
Phương pháp này áp dụng để trị cận thị cho những người chưa đủ tuổi phẫu thuật (dưới 18 tuổi) hoặc những người không muốn phẫu thuật. Ortho K là kính áp tròng ban đêm, khử độ cận tạm thời bởi có khả năng chỉnh hình giác mạc.
Tuy nhiên khi ngừng sử dụng chúng, giác mạc sẽ dần quay về tình trạng cong như ban đầu, không điều chỉnh được triệt để được tật khúc xạ cận thị. Thêm vào đó, phương pháp này còn có một nhược điểm là ít hiệu quả đối với độ cận nặng, nó chỉ có tác dụng tạm thời, giá kính Ortho K còn đắt đỏ và vẫn có thể bị viêm nhiễm mắt.
Phẫu thuật tật khúc xạ
Ưu điểm của phẫu thuật tật khúc xạ là hiệu quả của phương pháp đem lại tốt, độ an toàn cao, thời gian để phục hồi sau phẫu thuật sẽ ngắn và có thể có khả năng điều trị triệt để tật khúc xạ. Tuy nhiên về mặt giá cả thì phẫu thuật còn cao và nhiều người còn e ngại đối với việc phẫu thuật ở vùng mắt.
Phẫu thuật Phakic
Phương pháp phẫu thuật này còn gọi là đặt kính nội nhãn, thường sử dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ. Nhược điểm của phương pháp này là có khả năng tăng nhãn áp hoặc viêm nhiễm, thời gian phục hồi lâu hơn phương pháp phẫu thuật khúc xạ.
Phẫu thuật thay thế thủy tinh thể
Phương pháp này là phương pháp cuối cùng trong điều trị tật khúc xạ, chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá nặng mà không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác.
Nguy cơ tăng độ khi bị cận 1.50 diop
Đối với trẻ em
- Nếu tăng độ từ độ tuổi trước 18: Trẻ em thường có khả năng tăng độ cận thị, và tốc độ tăng độ cận thường cao từ 7-12 tuổi;
- Tốc độ tăng sẽ giảm dần ở độ tuổi 13-18: Tuy nhiên, ở sau độ tuổi 12, tốc độ tăng độ cận thị thường giảm dần, và đôi khi sẽ ổn định lại ở mức độ nhất định khi trẻ tới độ tuổi 18;
- Quan trọng của điều trị và kiểm soát sự tiến triển của cận thị: Do tốc độ tăng độ cận thị cao ở trẻ em, điều trị và kiểm soát sự tiến triển là rất quan trọng để có thể đảm bảo sức khỏe mắt tốt nhất trong quá trình phát triển.
Đối với người lớn
- Thường duy trì ở mức độ cận ổn định: Người lớn thường trải qua một quá trình phát triển mắt và thay đổi cận thị khi còn trẻ, nhưng sau đó một thời gian, độ cận có thể được ổn định và ít có xu hướng tăng đột ngột như ở trẻ em;
- Kiểm tra định kỳ thường xuyên: Người lớn cần thực hiện kiểm tra mắt định kỳ nhằm theo dõi sự ổn định hoặc thay đổi về độ cận, và nếu cần thiết, điều chỉnh kính theo sự thay đổi này.
Lời khuyên
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị cận thị 1,5 độ. Hãy tìm hiểu và lắng nghe từ chuyên gia để lựa chọn phương pháp phù hợp. Tái khám định kỳ 3 tháng 1 lần nên được duy trì. Cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường như nhìn mờ đột ngột, đau nhức mắt.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: