Điều trị giác mạc chóp – 1 số phương pháp điều trị giác mạc chóp
Giác mạc chóp là bệnh lý thường xảy ra ở hai mắt dẫn đến nhìn mờ, nhìn thành hai hình, nhạy cảm với ánh sáng, cận và loạn thị không đều, nguy cơ thủng giác mạc, sẹo giác mạc cao nếu không được điều trị kịp thời.
Lưu ý, giác mạc chóp là một căn bệnh có thể phát triển đặc biệt nhanh nếu không được can thiệp.
Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh giác mạc chóp tại đây.
Vậy có những cách nào để điều trị giác mạc chóp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách chữa căn bệnh này nhé.
Nhận biết bệnh giác mạc chóp
Dấu hiệu sớm: Giảm thị lực, nhìn gần hơn bình thường, độ mở khe mi theo hướng dọc hẹp, thay đổi công suất cận thị, loạn thị, thay đổi trục của loạn thị, loạn thị không đều, thay đổi ánh đồng tử, mỏng hóa ở đỉnh giác mạc, tạo chóp
Giai đoạn muộn: Ánh đồng tử không đều, tạo nhiều chóp hơn sau đó hình thành sẹo giác mạc, nhãn áp giảm, phù giác mạc cấp tính, nguy cơ thủng giác mạc cao.
Đánh giá giác mạc chóp
Trước khi điều trị giác mạc cóp, chúng ta cần đánh giá mức độ của giác mạc chóp.
- Đánh giá mức độ cận/ loạn thị mà giác mạc chóp gây ra và mức độ thị lực sau chỉnh kính (kính gọng/kính tiếp xúc)
- Đánh giá bằng bản đồ giác mạc
Độ cong vồng mặc trước và mặt sau của giác mạc (giác mạc chóp có thể phát hiện sớm hơn ở loại chụp bản đồ giác mạc độ cong mặt sau)
Độ dày giác mạc trung tâm
- Khám sinh hiển vi giác mạc: dấu hiệu bất thường: Vòng Vogt, sẹo giác mạc, nguy cơ thủng giác mạc
Điều trị giác mạc chóp bằng kính tiếp xúc
Sau khi đánh giá cẩn thận bản đồ giác mạc, một số loại kính tiếp xúc (kính áp tròng) có thể được cung cấp để điều trị giác mạc chóp:
- Kính tiếp xúc cứng – lựa chọn hàng đầu
- Kính tiếp xúc mềm, loạn thị – chỉ phù hợp với giác mạc chóp mức độ nhẹ hoặc những người không thích ứng được với kính cứng, thông thường cần đeo thêm một kính gọng loạn thị kèm theo
- Kính Piggyback (kính cõng) – kính tiếp xúc mềm nằm dưới đỡ cho kính tiếp xúc cứng – giảm sự kích thích của kính cứng, tăng mức độ thoải mái, giảm thiểu sự bong tróc biểu mô giác mạc.
Tuy nhiên kính này có nhược điểm khó vệ sinh hơn và giảm sự truyền khí của kính.
- Kính tiếp xúc củng mạc hoặc bán củng mạc – Phương pháp cuối cùng nếu không thể sử dụng bất kỳ loại kính tiếp xúc cứng nào.
- Kính tiếp xúc Hybrid – là sự kết hợp đặc biệt giữa kính tiếp xúc cứng và kính tiếp xúc mềm, thích hợp ở giai đoạn nhẹ và trung gian. Nhược điểm: Thiết kế hạn chế và độ truyền khí thấp
Các khía cạnh cần xem xét khi đặt kính tiếp xúc:
- Mức độ tiến triển của bệnh
- Bản đồ giác mạc
- Thị lực
- Mức độ thích nghi với kính tiếp xúc
Mục tiêu cần đạt được khi sử dụng kính tiếp xúc:
- Thị lực tốt nhất có thể
- Tối thiểu mức độ gây rối loạn sinh lý giác mạc
- Tối ưu hóa mức độ thoải mái của người sử dụng
- Chạm nhẹ lên vùng chóp
- Giảm thiểu tạo bóng khí
- Tối ưu hóa mức độ chuyển động của kính, chuyển sự đè nén của kính ra vùng chu vi
- Độ truyền khí của kính phải tốt để không gây phù giác mạc sau khi sử dụng
Lưu ý khi sử dụng kính tiếp xúc: tuân thủ tuyệt đối cách đeo tháo và chăm sóc kính theo chỉ dẫn của y bác sĩ.
Phương pháp điều trị giác mạc chóp khác
Liệu pháp Cross linking
Đây là một phương pháp điều trị giác mạc chóp mới bằng các kỹ thuật hỗ trợ hiện đại làm tăng khả năng bền vững của giác mạc.
- Phương pháp này được tiến hành kết hợp với phẫu thuật Lasik
- Thủ thuật xâm lấn tối thiểu bằng sử dụng một lượng tia UV A và thuốc nhỏ mắt Riboflavin đặc biệt để tăng cường các sợi collagen tại giác mạc
- Mắt được điều trị có thể đau trong khoảng 3-5 ngày, hồi phục trong 1 tuần hoặc lâu hơn
- Biến chứng có thể gặp phải : 3% bệnh nhân có mắt được điều trị bị mất khả năng nhìn do mờ đục giác mạc, viêm giác mạc, nhiễm trùng,…
Phẫu thuật
- 10 – 20% Bệnh nhân phải dùng biện pháp phẫu thuật để điều trị giác mạc chóp
- Nếu trì hoãn quá lâu có thể ảnh hưởng đến tiên lượng mảnh ghép do: Giác mạc mỏng; sự khác nhau giữa độ dày GM người cho và nhận .
- Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là ghép giác mạc xuyên do thời gian tồn tại của mảnh ghép lớn nhất, có thể thực hiện ở bất kì giai đoạn nào. Phương pháp khác: Ghép lớp giác mạc xuyên, ghép biểu mô giác mạc.
- Biến chứng của phương pháp phẫu thuật: (Ít gặp trên bệnh nhân tuân thủ tốt)
- Thải ghép
- Viêm giác mạc
Chóp mới có thể hình thành ngay trên mảnh ghép → phẫu thuật nhiều lần/ sử dụng thêm kính tiếp xúc kèm theo.
Để biết chính xác mức độ bệnh mà mình đang gặp phải cũng như cách điều trị phù hợp nhất, hãy đến với vivision kid để đội ngũ y bác sĩ và các cử nhân khúc xạ nhãn khoa hàng đầu có thể chăm sóc mắt cho bạn nhé!
Lời khuyên
Bài viết này đã cung cấp cho bạn các kiến thức về giác mạc chóp cũng như các ưu và nhược điểm của từng phương pháp điều trị của bệnh giác mạc hình chóp.
Nếu bạn đang găp phải bệnh này và băn khoăn không biết điều trị như nào thì có thể bài viết này có thể giúp bạn phần nào.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: