Điều trị khô mắt khi nào cần phẫu thuật?
Điều trị khô mắt khi nào cần phẫu thuật? Bác sĩ vivision sẽ giải đáp các trường hợp cần phẫu thuật và phương pháp điều trị khô mắt hiệu quả. Khám phá những chỉ định và lợi ích của phẫu thuật trong việc cải thiện tình trạng khô mắt.
Nguyên nhân gây khô mắt
Dưới tác động của các yếu tố môi trường như ô nhiễm, gió bụi, thời tiết khô hanh, bức xạ tia cực tím, khói thuốc lá và thói quen làm việc liên tục trên máy tính hoặc xem tivi làm tăng tình trạng khô mắt, tái phát nhiều lần, đặc biệt ở những người có tiền sử mắc các bệnh về mắt như viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc…
Sử dụng một số thuốc có thể gây khô mắt như kháng histamin, thuốc trị mụn, thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm đau…
Do bệnh lý toàn thân như bệnh đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh lý tuyến giáp. Sau can thiệp phẫu thuật như phẫu thuật Phaco thay thuỷ tinh thể, phẫu thuật Lasik điều trị tật khúc xạ, phẫu thuật mộng…
Triệu chứng của khô mắt
Khô mắt là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là khi chúng ta làm việc nhiều với máy tính hoặc ở trong môi trường khô, nhiều khói bụi. Cảm giác khó chịu do khô mắt gây ra có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
Các triệu chứng thường gặp của khô mắt bao gồm:
- Cảm giác khô, rát, cay mắt đặc biệt khi đi xe máy
- Mỏi mắt, đỏ mắt
- Nhìn mờ tạm thời, cải thiện sau khi chớp mắt, nặng hơn có thể giảm sút thị lực
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Tăng tiết nước mắt: xảy ra ở giai đoạn đầu do cơ thể kích thích tăng tiết nước mắt để bù đắp.
Biến chứng khô mắt do không điều trị
Biến chứng thường gặp do bệnh khô mắt:
- Viêm kết mạc: Nếu không được điều trị, bệnh có thể trở nên nặng hơn, đau nhức và đỏ mắt thường xuyên dẫn đến viêm kết mạc.
- Viêm giác mạc: Đây là biến chứng nghiêm trọng khi khô mắt nặng. Giác mạc thô ráp, mất sự bôi trơn, có thể hình thành tróc biểu mô dạng sợi.
Các phương pháp điều trị khô mắt
Để điều trị khô mắt, đôi khi cần phải giải quyết các vấn đề sức khỏe toàn thân – nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hoặc bác sĩ có thể kê đơn thuốc đặc biệt để giúp mắt bạn tiết ra nhiều nước mắt hơn. Ngoài ra, bạn có thể điều trị khô mắt tại nhà bằng các phương pháp sau:
Sử dụng khăn ấm để chườm mắt
Để giảm kích ứng, hãy sử dụng một chiếc khăn sạch, nhúng vào nước ấm, vắt khô và đặt lên mắt trong khoảng 3-5 phút, đồng thời nhắm mắt lại. Nhẹ nhàng ấn vào mép mi mắt. Hơi nóng giúp nới lỏng lớp dầu bị tắc trong các tuyến. Thực hiện đều đặn hàng ngày để giảm viêm, đỡ nhức mỏi mắt, ổn định lớp nước mắt.
Làm sạch mí mắt
Vệ sinh mí mắt và vùng da xung quanh có thể giúp kiểm soát viêm bờ mi mắt. Dùng một ít dầu gội trẻ em hoặc dung dịch chuyên dụng thoa lên đầu ngón tay, xoa bóp nhẹ vùng da quanh lông mi trong khi nhắm mắt.
Nháy mắt nhiều hơn
Khi sử dụng các thiết bị điện tử, số lần chớp mắt sẽ giảm. Hãy cố gắng chớp mắt thường xuyên khi sử dụng máy tính, xem tivi hoặc dùng điện thoại. Áp dụng quy tắc 20/20: sau 20 phút sử dụng máy tính, nhắm mắt trong 20 giây. Đặt màn hình dưới tầm mắt để không phải mở to mắt, giúp giảm bớt sự bay hơi nước mắt giữa các lần chớp mắt.
Bổ sung axit béo omega-3
Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu đều chứa axit béo omega-3, giúp các tuyến dầu trong mắt hoạt động tốt hơn. Thực phẩm khác giàu omega-3 như dầu thực vật (như dầu canola và dầu đậu nành) và hạt lanh, quả óc chó. Có thể bổ sung omega-3 dưới dạng viên uống, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung.
Uống đủ nước
Khi cơ thể đủ nước, các tuyến lệ sẽ hoạt động hiệu quả hơn, sản xuất đủ lượng nước mắt cần thiết để bôi trơn mắt. Đừng đợi đến khi khát nước mới uống vì lúc đó cơ thể đã bị thiếu nước nhẹ. Lượng nước cần thiết cho mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, độ tuổi, hoạt động thể chất, khí hậu…
Nếu không thích nước lọc, có thể lựa chọn thực phẩm chứa nhiều nước như dưa chuột hoặc dưa hấu, loại trừ đồ uống có ga, có cồn hoặc caffeine. Kiểm tra màu nước tiểu để biết cơ thể có đủ nước hay không: nước tiểu không màu hoặc màu vàng nhạt là dấu hiệu cơ thể đủ nước.
Đeo kính râm
Kính râm khi đi trời nắng giúp bảo vệ mắt khỏi gió, ánh sáng mặt trời, giảm sự bay hơi nước mắt. Tránh để khí thổi từ máy sấy tóc, máy điều hòa hoặc quạt trực tiếp vào mắt.
Điều trị khô mắt khi nào cần phẫu thuật?
Phẫu thuật khô mắt thường được cân nhắc khi tình trạng khô mắt quá nặng và các phương pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả.
Phẫu thuật giúp giữ nước mắt trên bề mặt nhãn cầu
- Nút các điểm lệ bằng nút Silicon (Punctal Plugs): Phương pháp này chèn các nút silicon vào các điểm lệ (lỗ thoát nước mắt) ở góc trong của mí mắt. Nút silicon giúp giữ nước mắt lại trên bề mặt mắt, tăng cường độ ẩm, làm giảm khô mắt
- Phẫu thuật đóng điểm lệ vĩnh viễn bằng đốt điện: Phương pháp này có hiệu quả trong việc ngăn nước mắt thoát ra ngoài và giúp tăng cường độ ẩm cho mắt.
Phẫu thuật giúp tăng tiết nước mắt
Cấy tuyến tạo nước bọt lên mắt là một phương pháp ít sử dụng, trong đó một tuyến tạo nước bọt từ vùng môi dưới được cấy vào mắt. Phương pháp này giúp tăng cường sản xuất nước mắt nhưng thường được áp dụng khi các phương pháp khác không hiệu quả.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng khô mắt kéo dài và cảm thấy các cách điều trị hiện tại không hiệu quả, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Phòng khám vivision (tên cũ là FSEC) sẵn sàng cung cấp sự tư vấn và điều trị tận tình nhất cho bạn.
Lời khuyên
Phẫu thuật thường được coi là phương án cuối cùng để điều trị khô mắt và nên được cân nhắc sau khi các biện pháp khác không hiệu quả. Trước khi quyết định phẫu thuật, điều quan trọng là bạn cần đi khám và để bác sĩ đánh giá chính xác mức độ nặng của tình trạng khô mắt của bạn. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng mắt của bạn và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.
Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: