Điều trị tắc lệ đạo: Lựa chọn phương pháp nào phù hợp?
Mặc dù không phải là bệnh hiếm gặp nhưng nếu không điều trị tắc lệ đạo kịp thời sẽ gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến mắt, gây khó khăn cho cuộc sống, sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng, không biết nên chọn lựa phương pháp điều trị nào cho phù hợp.
Khái niệm tắc lệ đạo
Tắc lệ đạo là hiện tượng tắc ống lệ mũi gây chảy nước mắt. Nói cách khác, đây là tình trạng tắc nghẽn 1 phần hoặc hoàn toàn sự lưu thông nước mắt trong hệ thống ống nối thông giữa mắt xuống mũi.
Tức là, khi đó nước mắt không còn thoát được xuống mũi như bình thường, gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống, kích thích hoặc làm cho mắt bị nhiễm trùng mạn tính.
Hiện tượng tắc lệ đạo khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ em bị tắc lệ đạo bẩm sinh và đa số sẽ tự khỏi khi trẻ lên 1 tuổi. Còn đối với người lớn, hiện tượng này sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm trùng, sưng nề, có khối u ở mắt và thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.
Nguyên nhân gây tắc lệ đạo
Muốn điều trị tắc lệ đạo hiệu quả thì đầu tiên, các bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh là gì? Đó có thể là bởi:
- Tắc lệ đạo bẩm sinh. Lý do là vì quá trình hình thành lệ đạo trong bài thai chưa hoàn chỉnh nên đầu dưới của ống lệ mũi còn màng tắc hoặc vì biến dạng ống xương của ống lệ mũi (còn gọi là dò ống lệ mũi bẩm sinh).
- Điểm lệ (điểm khởi đầu của ống lệ đạo) cư ngụ ở góc trong của mắt bị hẹp hoặc không có.
- Các bệnh viêm nhiễm lâu ngày như viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính (sẽ kích thích các mô tạo sẹo gây tắc nghẽn đường dẫn nước mắt).
- Bị tắc nghẽn đường thoát nước mắt của ống lệ mũi vì Polyp mũi.
- Bị đau mắt hột hoặc viêm kết mạc (nghĩa là bề mặt nhãn cầu và mặt trong mi mắt được bao phủ bởi 1 lớp màng trong suốt gọi là kết mạc. Nghiêm trọng hơn là sau 1 đợt viêm kết mạc do siêu vi, hệ thống lệ đạo có thể bị ảnh hưởng theo và dẫn đến tắc nghẽn. Tuy nhiên, rất ít gặp)..
- Bất kỳ 1 khối u, sẹo nào tại mắt cũng có khả năng gây co kéo chèn ép ống dẫn nước mắt,
- Nguy cơ bị đứt lệ quản hoặc điểm lệ bị co kéo lệch đi hay bị tắc bởi các chấn thương mắt mũi, phẫu thuật xoang hàm. Ngoài ra chấn thương mũi như gãy mũi, mô sẹo… cũng là tác nhân gây nghẹt hệ thống lệ đạo.
- Thay đổi do tuổi tác. Tức là điểm lệ của người lớn tuổi thường bị hẹp dần, dẫn đến bít tắc điểm lệ làm cho nước mắt không chảy xuống lệ quản được.
- Bất thường vùng xương hàm mặt như hội chứng Down hoặc các rối loạn khác… cũng làm tăng nguy cơ bị tắc lệ đạo.
Triệu chứng của tắc lệ đạo
Điều trị tắc lệ đạo không khó nếu bạn “nắm vững” những triệu chứng của tình trạng này như sau:
- Kể cả khi không có cảm xúc hoặc không bị kích ứng mà nước mắt vẫn tràn ra. Thậm chí có thể kèm theo chất nhầy do túi lệ sản xuất.
- Nước mắt sẽ chảy nhiều và liên tục khi bị tác động bởi các yếu tố như gió, khói, bụi, thời tiết lạnh, hơi cay, ánh sáng chói mắt…
- Hiện tượng mắt bị đỏ ở tròng trắng, chảy gỉ mắt, mắt có ghèn, thị lực dần mờ đi, có sự dung, đau ở phần góc mắt… thường xuyên xảy ra.
- Nước mắt đục, mắt bị mờ nhòe, chảy mủ, thậm chí lông mi bị đóng váng… Đó đều là những biểu hiện chứng tỏ bệnh đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng.
- Sốt nhẹ, mỏi mắt… cũng đồng thời xảy ra.
Ngày nay, vẫn chưa có biện pháp cụ thể để phòng ngừa tắc lệ đạo bẩm sinh. Còn riêng trường hợp tắc lệ đạo do chấn thương hay phẫu thuật thì tốt nhất nên tránh để bị những tổn thương này. Đối với bệnh nhân mắc những bệnh viêm nhiễm mãn tính ở mắt như viêm kết mạc, đau mắt hột… thì chữa trị sớm, dứt điểm và triệt để cũng sẽ góp phần hạn chế tắc lệ đạo.
Phương pháp điều trị tắc lệ đạo
Có rất nhiều phương pháp điều trị tắc lệ đạo mà các bạn có thể tham khảo, đó là:
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc nhỏ mắt sẽ giúp giảm viêm trong việc chữa trị tắc lệ đạo.
- Nước muối sinh lý không chỉ giúp đôi mắt luôn sạch sẽ mà còn hỗ trợ làm giảm bớt triệu chứng viêm tắc lệ đạo hiệu quả.
- Nước mắt nhân tạo: Mang lại công dụng tuyệt vời là bôi trơn, từ đó mắt sẽ không bị khô hay mỏi mắt.
- Corticosteroid: Được dùng để chữa viêm tắc lệ đạo nặng. Lưu ý, loại thuốc này chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi nó có tác dụng phụ khá nguy hiểm khi dùng trong khoảng 1 thời gian dài và liều lượng không đúng.
Điều trị bằng thủ thuật
Những thủ thuật thường gặp là:
Massage túi lệ: Đối với những em bé bị tắc lệ đạo bẩm sinh, bố mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng góc trong của mắt, nhằm giúp mở ống lệ mũi.
Bơm rửa lệ đạo: Cụ thể, người thực hiện sẽ dùng xi lanh với kim thẳng hoặc kim cong bơm nước với áp lực mạnh vào hệ thống lệ đạo, thông qua lỗ lệ.
Mục đích là để đẩy các chất làm bít tắc xuống mũi hoặc trào ngược ra lệ quản ở phía đối diện. Phương pháp thực sự hiệu quả đối với các trường hợp mới bị viêm tắc hoặc viêm tắc chưa hoàn toàn (bán tắc).
Đặt ống thông hoặc stent: Trong trường hợp bị tắc lệ đạo trầm trọng hoặc áp dụng thủ thuật trên không hiệu quả thì ở lệ đạo,bác sĩ sẽ đặt 1 stent nhỏ hoặc ống thông, mục đích là luôn giữ cho ống mở, nước mắt được phép chảy qua.
Phẫu thuật
Khi can thiệp bằng thuốc và thủ thuật thất bại, bác sĩ sẽ xem xét, đánh giá vị trí và mức độ tắc nghẽn để chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật. Ngày nay, có 2 phương pháp phẫu thuật chữa trị tắc lệ đạo phổ biến, đó chính là:
- Nối thông lệ mũi: Yêu cầu phải rạch 1 bên sống mũi, dẫn đến việc để lại vết sẹo trên khuôn mặt của bệnh nhân.
- Đặt ống nong lệ đạo: Mặc dù không gây tổn thương da nhưng phương pháp chỉ được áp dụng trong 1 số trường hợp. Vị trí mổ được xác định chính xác hơn, từ đó tăng cường hiệu quả của việc phẫu thuật, hỗ trợ người bệnh phục hồi nhanh chóng mà không để lại sẹo.
Nên điều trị tắc tuyến lệ bằng phương pháp nào?
Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn điều trị tắc lệ đạo theo phương pháp nào thì hãy cân nhắc 1 số yếu tố như dưới đây, sau đó hãy quyết định:
- Tình trạng tắc nghẽn lệ đạo đến mức độ như thế nào rồi?
- Nguyên nhân gây tắc lệ đạo.
- Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
- Chi phí điều trị.
Để quyết định được chính xác phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần tham khảo sự tư vấn, hỗ trợ của bác sĩ nhãn khoa giỏi chuyên môn, chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm. Họ sẽ đưa ra đánh giá cụ thể về tình trạng của bạn, sau đó đề xuất phương pháp thích hợp nhất.
Phòng ngừa tắc lệ đạo
Để phòng ngừa nguy cơ bị tắc lệ đạo, các bạn có thể áp dụng biện pháp sau:
- Thường xuyên rửa tay và rửa thật kỹ.
- Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ
- Không được dụi mắt quá nhiều. Đồng thời, khi chạm vào mắt, không được để tay bẩn, lấm lem.
- Hạn chế tình trạng viêm nhiễm tại mắt do sử dụng chung đồ như khăn mặt, mỹ phẩm…
- Bác sĩ chỉ định mới được sử dụng thuốc cho mắt. Không tự ý dùng.
- Khám định kỳ mắt để theo dõi và phát hiện sớm tình trạng của bệnh.
Vì thế, người bệnh hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị tắc lệ đạo phù hợp nhất với bản thân. Đừng quên đặt lịch khám tại vivision (tên cũ là FSEC) ngay hôm nay, để được đội ngũ chuyên gia y tế giàu chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ bạn nhé!
Lời khuyên
Tắc lệ đạo là một tình trạng bệnh lý cần được điều trị kịp thời và hiệu quả để tránh những biến chứng nguy hiểm. Việc lựa chọn phương pháp chữa trị sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,như mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc nghẽn, nguyên nhân gây tắc lệ đạo, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và chi phí điều trị…
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.
Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.