Đỡ ngứa khóe mắt bằng cách sửa những thói quen này cho trẻ
Ngứa khóe mắt, khô mắt, dụi mắt là những triệu chứng bố mẹ hay thấy ở trẻ thường xuyên sử dụng điện thoại. Những thói quen xấu này khiến cho mắt gặp nhiều vấn đề khó chịu. Bố mẹ hãy chủ động giúp con thay đổi để không có tình trạng mắt bị ngứa.
Ngứa khóe mắt có thể do những nguyên nhân nào
Ngứa khóe mắt là một triệu chứng thường gặp, nó có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý khác nhau hoặc đơn giản là do mắt tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng. Tình trạng ngứa khóe mắt mặc dù không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra cảm giác ngứa khóe mắt? Dưới đây là một số nguyên nhân thường gây ra triệu chứng khó chịu này:
Viêm kết mạc dị ứng mắt là tình trạng kết mạc mắt bị kích ứng bởi các dị nguyên (hay còn gọi là yếu tố gây dị ứng). Viêm kết mạc dị ứng được cho nguyên nhân hay gặp nhất gây ngứa khóe mắt. Tác nhân gây dị ứng có thể là: bụi phấn, phấn hoa, nước hoa, lông thú cưng, thuốc nhỏ mắt, dung dịch chứa kính tiếp xúc, phấn trang điểm, hóa chất…
Ngứa khóe mắt trong viêm kết mạc dị ứng được mô tả là cảm giác ngứa dữ dội, khiến người bệnh bứt dứt khó chịu, dụi mắt thường xuyên. Ngoài ra, viêm kết mạc dị ứng còn kèm theo các triệu chứng khác như: đỏ mắt. chảy gỉ mắt, chảy nước mắt,… Ngoài ra, viêm kết mạc do nguyên nhân vi khuẩn, virus cũng gây ra ngứa khóe mắt, nhưng không điển hình như dị ứng.
Viêm bờ mi đa số là tình trạng kích thích bờ mi một cách mạn tính do tắc tuyến Meibomius, tăng chế tiết lipid và nhiễm khuẩn bờ mi gây ra bởi tụ cầu. Triệu chứng chính là cảm giác ngứa, nóng rát mắt, bờ mi sưng phù, đỏ ửng bờ mi do gãi nhiều. Trong trường hợp nặng, mãn tính, có thể rụng lông mi, ổ áp xe nhỏ trong nang lông mi.
Chắp mắt là tổn thương viêm nhiễm dạng hạt mỡ mạn tính trong tuyến Meibomius, tắc nghẽn tuyến này. Chắp thường xuất hiện với một nốt không đau, hay gặp ở mi dưới, đôi khi ở mi trên. Các dấu hiệu của chắp mắt: ngứa, không đau, sẫm màu, nốt lồi lên từ sụn mi mắt.
Lẹo mắt dễ bị nhầm với chắp mắt, đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Lẹo được nhìn thấy dưới dạng ổ áp xe nhỏ ở mi mắt, do nhiễm trùng cấp tuyến Meibomius gây ra bởi tụ cầu gọi là lẹo trong. Cũng có thể là một ổ áp xe nhỏ của nang lông mi hoặc đi kèm tuyến Zeis, Moll gây ra bởi tụ cầu gọi là lẹo ngoài. Lẹo mắt có thể vỡ chảy mủ, sưng đỏ.
Đeo kính áp tròng không đảm bảo vệ sinh cũng gây ngứa khóe mắt. Kính áp tròng là loại kính hỗ trợ thị lực được đặt tiếp xúc với giác mạc. Chính vì thế quy trình đeo kính và tháo kính cần đảm bảo vệ sinh, tránh vi khuẩn nhân cơ hội tấn công vào mắt. Vệ sinh kính hằng ngày bằng dung dịch chuyên dụng hoặc sử dụng kích áp tròng một lần là cách để hạn chế tối đa việc gây viêm nhiễm mắt, làm cho người sử dụng bị ngứa mắt.
Mắt bị khô có thể gây ra tình trạng ngứa mắt. Khô mắt xảy ra khi lớp màng nước mắt trên bề mặt nhãn cầu không được duy trì liên tục, mà lớp màng này nhanh bị vỡ, loang lổ khiến cho mắt không duy trì được độ ẩm sinh lý. Người bị khô mắt thường xuyên than phiền là ngứa khóe mắt, cay mắt, bỏng rát mắt, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.
Việc thăm khám để tìm nguyên nhân gây ngứa khóe mắt là rất cần thiết để tránh những tổn thương lâu dài cho mắt. Đồng thời điều chỉnh những thói quen sau cho trẻ để giảm nguy cơ bị ngứa mắt, bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
Thói quen khiến trẻ khô mắt từ đó bị ngứa khóe mắt
Với sự phát triển của xã hội, trẻ em hầu như được chăm sóc bởi ông bà thay vì Có ít sự quan tâm của bố mẹ, trẻ học nhiều thói quen không tốt khiến cho gia tăng tỷ lệ mắc bệnh về mắt ở trẻ em, triệu chứng ngứa khóe mắt theo đó cũng gặp nhiều hơn. Sau đây là một số thói quen xấu mà rất nhiều trẻ em đang gặp phải:
- Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều: đây là vấn đề được đề cập rất nhiều. Trẻ em ngày nay được tiếp xúc rất sớm với máy tính, điện thoại nhằm mục đích giải trí như chơi game, xem quảng cáo,… nhưng người lớn hầu như chưa nhận thức được tác hại của nó. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại chứa tia UV, sử dụng nhiều khiến trẻ dễ bị khô mắt, cận thị. Nghiên cứu cho thấy, tần số chớp mắt của trẻ giảm đến một nửa so với bình thường khiến cho tình trạng khô mắt thường xuyên xảy ra. Bố mẹ có thể thấy trẻ hay dụi mắt, nháy mí mắt, ngứa khóe mắt;
- Cho trẻ trong môi trường điều hòa quá lâu cũng là một nguyên nhân dẫn đến khô mắt. Lạnh quá hay nóng quá cũng đều làm cho màng nước mắt nhanh chóng bị bốc hơi. Nếu màng nước mắt không kịp tái tạo kịp thời, dần dần sẽ dẫn đến khô mắt;
- Trẻ uống ít nước: Uống đủ nước vốn dĩ không chỉ tốt cho mắt mà còn rất cần thiết cho toàn cơ thể, uống ít nước thì việc chế tạo màng phim nước mắt cũng dễ bị gián đoạn dẫn đến khô mắt, ngứa khóe mắt;
- Lười ăn hoa quả, rau xanh: đây là những thực phẩm có nhiều vitamin như A,C, B. Việc bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt là một cách giúp mắt khỏe mắt, tránh những triệu chứng bất thường;
- Không che chắn khi đi ở những nơi bụi bặm, ánh sáng chói lóa giữa trưa cũng có thể gây ngứa mắt.
Khi mắt trẻ khô hoặc ngứa mắt, khóe mắt, trẻ có xu hướng dùng tay dụi mắt, việc này có thể kích thích sản xuất nước mắt và làm dịu mắt lúc đó nhưng lâu dài càng khiến mắt trẻ ngứa hơn.
Chăm sóc đôi mắt như thế nào khi bị ngứa khóe mắt
Khi trẻ than phiền về triệu chứng ngứa mắt, bố mẹ có thể rửa mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý một cách nhẹ nhàng. Sau đó theo dõi tiếp triệu chứng, nếu vẫn không đỡ thì nên cho trẻ thăm khám chuyên gia để tìm nguyên nhân gây ngứa.
Những biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà mà bác sĩ khuyên nên áp dụng:
- Massage đôi mắt cho trẻ;
- Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm ngứa;
- Tra nước nhỏ mắt sinh lý không kê đơn hoặc nước mắt nhân tạo;
- Cho trẻ ngủ đủ giấc, hạn chế dùng thiết bị điện tử;
- Duy trì độ ẩm trong nhà.
Lời khuyên
Vậy có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa khóe mắt cho trẻ. Ba mẹ nên cho trẻ thăm khám tại các phòng khám mắt chuyên nghiệp đồng thời tập cho bé những thói quen tốt để bảo vệ thị lực ngay từ những giai đoạn đầu đời.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.
Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: