Đối tượng nào nên dùng kính áp tròng ban đêm?
Kính áp tròng ban đêm có khả năng thay đổi độ cong bề mặt giác mạc của mắt, giúp người mắc tật khúc xạ cải thiện thị lực. Để tìm hiểu ai thích hợp sử dụng kính áp tròng, hãy cùng vivision tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé!
Kính áp tròng ban đêm là kính gì?
Kính áp tròng ban đêm hay còn gọi là Ortho-K đây là loại kính áp tròng cứng được thiết kế đặc biệt. Kính được đeo vào ban đêm trước khi đi ngủ và tháo ra khi thức dậy, lúc này người dùng có thể nhìn rõ mọi vật mà không cần phải đeo kính nào khác.
Tác dụng của kính áp tròng Ortho-K
Đeo kính áp tròng ban đêm là cách điều trị tật khúc xạ không cần phẫu thuật được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là một số công dụng nổi bật của kính này.
- Cải thiện thị lực mà không cần đeo kính cả ngày.
- Thuận tiện, thoải mái và có thể sử dụng bất cứ nơi nào.
- Đáp ứng được các công việc không cần đeo kính như: diễn viên, cảnh sát, vận động viên,…
- Là lựa chọn tốt nhất đối với những người không thích đeo kính gọng, không muốn phẫu thuật hoặc không thể phẫu thuật.
- Cách sử dụng đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tối ưu.
Ai nên và không nên dùng kính áp tròng ban đêm?
Kính Ortho-K là phương pháp hiện đại nhất giúp cải thiện thị lực. Tuy nhiên, kính áp tròng Ortho-K dành cho một số đối tượng nhất định. Cụ thể:
Đối tượng nên sử dụng kính áp tròng ban đêm
Đối tượng lý tưởng nhất nên đeo kính Ortho-K là:
- Người mắt tật khúc xạ cận thị dưới 10 độ, loạn thị dưới 3 độ. Ngoài ra, người mắc tật khúc xạ viễn thị vẫn có thể sử dụng kính Ortho-K.
- Trẻ em cận thị và độ cận tăng nhanh.
- Người sử dụng kính gọng không thoải mái, người thường xuyên chơi thể thao, hoạt động mạnh đặc biệt là trẻ em.
- Người chưa đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật.
Đối tượng không nên dùng kính Ortho-K
Những đối tượng không nên sử dụng kính áp tròng Ortho-k:
- Người bị chứng khô mắt, cơ địa bị dị ứng.
- Bán phần trước nhãn cầu bị viêm nhiễm.
- Đã từng thực hiện phẫu thuật để điều trị tật khúc xạ.
- Các bệnh lý ảnh hưởng đến bán phần trước của mắt và kết giác mạc.
Trước khi sử dụng kính Ortho-K, bạn nên trao đổi với bác sĩ nhãn khoa để đảm bảo bạn phù hợp và an toàn đối với sức khỏe của bạn.
Hướng dẫn đeo kính áp tròng Ortho-K đúng cách
Thời gian đeo kính áp tròng ban đêm
- Đeo kính áp tròng Ortho-K khoảng 15 phút trước khi đi ngủ.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng và lau khô trước khi đeo kính.
- Nhỏ nước mắt nhân tạo vào mắt.
- Rửa kính Ortho-K bằng nước muối sinh lý chuyên dụng.
- Kiểm tra kính có bụi không.
- Đặt kính áp tròng vào đầu ngón tay trỏ/ dùng que đeo tháo và nhỏ 1 giọt nước mắt nhân tạo vào kính áp tròng.
- Nhìn thẳng vào gương, dùng ngón tay giữa kéo mi dưới xuống, dùng các ngón tay của bàn tay kia đỡ mí trên của mắt và nhẹ nhàng đặt kính vào tròng mắt.
- Thả mi mắt ra, chớp mắt và nhắm mắt trong vài giây, nhìn thẳng vào gương và kiểm tra vị trí kính, bóng khí.
- Sau khi lắp kính xong, đổ bỏ nước ngâm kính cũ và để khay tự khô.
Hạn sử dụng của kính áp tròng Ortho-K
Theo các chuyên gia nhãn khoa, kính Ortho-K có thời hạn sử dụng khoảng 2 – 3 năm. Tuy nhiên, thời gian thay kính còn phụ thuộc vào quá trình vệ sinh các mảng bám trên kính cũng như theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Tốt nhất, thời gian thay kính nên từ 1 – 2 năm sau khi dùng là tốt nhất hoặc bất cứ khi nào kính bị rơi rớt, vỡ, nứt.
Đeo kính áp tròng Ortho-K bao lâu thì có kết quả?
Kính áp tròng ban đêm (Ortho-K) an toàn hiệu quả với người dùng. Tùy vào mỗi đối tượng sẽ có kết quả như sau:
- Tùy theo độ khúc xạ ban đầu của mỗi người, trung bình từ 1 – 4 tuần người dùng sẽ đạt thị lực tối đa (có một số trường hợp hơn 4 tuần mới đạt được hiệu quả mong muốn).
- Thị lực dao động không đạt mức tối đa trong vài tuần đầu sau khi sử dụng, người dùng có thể phải đeo kính điều chỉnh tạm thời mới đủ thị lực để làm việc, sinh hoạt.
- Một số trường hợp độ khúc xạ thấp, hiệu quả tốt và thị lực có thể đạt mức cao nhất từ 2 – 3 ngày.
Đeo kính áp tròng ban đêm có bị đau mắt, khó ngủ không?
Các chuyên gia nhãn khoa cho rằng, kính Ortho-K không gây đau mắt, khó ngủ. Tuy nhiên, trong vài đêm đầu tiên, mắt người dùng có thể sẽ hơi khó chịu, cộm vướng. Đây là điều hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại.
Thông thường, người dùng cảm thấy như vậy khi chớp mắt. Do đó, bác sĩ thường khuyến khích người dùng nên đi ngủ ngay sau khi đeo kính. Từ đó, hạn chế được các chuyển động của mắt và không gây cảm giác khó chịu.
Hơn nữa, các thương hiệu sản xuất kính hiện nay rất chú trọng đến thiết kế nhằm đảm bảo không gây cảm giác khó chịu và phù hợp với giác mạc người dùng.
05 lưu ý khi dùng kính áp tròng Ortho-K
Một số điều cần lưu ý khi mới sử dụng kính áp tròng ban đêm:
- Trong thời gian đầu, thị lực chưa thể đạt mức tối đa trong ngày. Tuy nhiên, người dùng không nên quá lo lắng vì thị lực có thể tăng dần theo thời gian.
- Bản chất của kính Ortho-K là nén bề mặt giác mạc. Do đó, thị lực vào buổi chiều và tối sẽ kém hơn so với ban ngày. Thị lực dao động giữa buổi sáng và tối sẽ nhiều hơn ở người cận thị cao và ít hơn ở người cận thị thấp.
- Sử dụng kính Ortho-K ở bước cuối cùng trong ngày. Nghĩa là, bạn nên vệ sinh cá nhân trước rồi mới đeo kính. Còn sau khi thức dậy, bạn nên tháo kính Ortho-K trước rồi mới thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Dụng cụ tháo kính được làm từ silicon, vì vậy cần bảo quản vật dụng này ở nơi khô thoáng để tránh bị mốc.
- Khi đi tái khám, người dùng nên mang theo kính để bác sĩ kiểm tra tình trạng kính.
Kính áp tròng ban đêm có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện thị lực ban ngày, tuy nhiên loại kính này sẽ phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe mắt để xem mình có thích hợp sử dụng loại kính này không nhé.
Đặt lịch khám tại vivision để được thăm khám và tư vấn sử dụng kính áp trong ban đêm nhé.
Lời khuyên
Kính áp tròng ban đêm có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện thị lực ban ngày, tuy nhiên loại kính này sẽ phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe mắt để xem mình có thích hợp sử dụng loại kính này không nhé.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: