Đục bao sau thể thủy tinh có nguy hiểm không?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Đục bao sau thủy tinh thể tiến triển nhanh, hay gặp ở người trẻ tuổi và có thể gây mù lòa hoàn toàn. Câu hỏi đặt ra “Đục bao sau thủy tinh thể có nguy hiểm không? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trên.

duc-bao-sau-thuy-tinh-the-o-nguoi-tre

Đục bao sau thủy tinh thể ở người trẻ

Đục bao sau thể thủy tinh là gì?

Đục thủy tinh thể được biết đến là tình trạng thể thủy tinh ở mắt bị mất tính trong suốt. Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt trong hệ thống quang học của mắt. Nó có tác dụng hội tụ ánh sáng giúp ta nhìn rõ vật.

Thủy tinh thể được cấu tạo gồm 3 phần: Màng bọc hay còn gọi là bao thể thủy tinh bọc bên ngoài, lớp tế bào biểu mô chỉ có ở mặt trước, vỏ và nhân nằm ở giữa. Phân loại đục thủy tinh thể theo vị trí đục, gồm: 

  • Đục nhân trung tâm thể thủy tinh;
  • Đục vỏ thể thủy tinh;
  • Đục bao sau.

Trong đó, đục bao sau thể thủy tinh liên quan đến sự di trú và phát triển bất thường của các tế bào biểu mô vào khu vực bao sau của thể thủy tinh khiến bao sau dày lên và đục.

Đục thủy tinh thể bao sau có thể là hậu quả của chấn thương, dùng các thuốc corticosteroid toàn thân hay tại mắt hoặc ảnh hưởng của các bức xạ ion hóa như: Tia cực tím, tia X.

Mức độ đục bao sau được đánh giá như sau: 

  • Đục bao sau độ 0: Kích thước vùng đục theo chiều dục nhỏ hơn 1mm;
  • Đục bao sau độ 1: Kích thước vùng đục theo chiều dọc từ 1mm tới dưới 2mm;
  • Đục bao sau độ 2: Kích thước vùng đục theo chiều dọc từ 2mm tới dưới 3mm;
  • Đục bao sau độ 3: Kích thước vùng đục theo chiều dọc từ 3mm trở lên;
  • Đục bao sau độ 4: Không thể đo được kích thước do có đục nhân và đục vỏ che lấp.
cau-truc-thuy-tinh-the

Cấu trúc thủy tinh thể

Đục bao sau có thể xảy ra đơn độc hoặc kết hợp những loại đục thủy tinh thể khác.

Triệu chứng của đục bao sau thủy tinh thể 

Đục thủy tinh thể bao sau thường xảy ra ở những người trẻ tuổi hơn so với đục nhân và đục vỏ thể thủy tinh. Triệu chứng của đục thủy tinh thể bao sau nhìn chung cũng mang những đặc điểm giống với các loại đục thủy tinh thể khác:

  • Giảm thị lực: Thị lực giảm ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ đục đặc biệt thường gây giảm thị lực nhìn gần. Thị lực có thể tăng lên trong điều kiện ánh sáng kém hoặc giảm xuống khi gặp cường độ ánh sáng cao;
  • Chói và lóa mắt: Hiện tượng này hay xảy ra khi nhìn thấy các nguồn sáng mạnh trong môi trường chập choạng tối, kèm theo xuất hiện các quầng ánh sáng xung quanh;
  • Nhìn đôi một mắt: Cảm giác có bóng mờ song song với hình ảnh thực do điểm bị đục thì hình ảnh sẽ mờ, còn chỗ không bị đục hình ảnh rõ;
  • Rối loạn màu sắc: Màu sắc bị biến đổi so với thực tế, đặc biệt với các gam màu xanh.  
loa-sang-khi-bi-duc-thuy-tinh-the

Lóa sáng khi bị đục thủy tinh thể

Vùng đục trong đục thủy tinh thể bao sau thường khu trú ở lớp vỏ sau và gần trục thị giác. Vì vậy, tuy diện đục nhỏ nhưng gây giảm thị lực nhiều đặc biệt là thị lực nhìn gần và đục bao sau thường tiến triển nhanh.

Đục bao sau thủy tinh thể có nguy hiểm không

Tuy đục bao sau thủy tinh thể có một số đặc điểm nặng hơn các loại đục khác như: Bệnh tiến triển nhanh hơn, chỉ cần diện tích đục nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực, nhưng, đục bao sau thủy tinh thể không phải bệnh lý nguy hiểm hay ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Tuy nhiên, bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và làm việc, gián tiếp gây ra những tai nạn khi thị lực giảm như: Tai nạn khi tham gia giao thông, ngã khi lên xuống cầu thang.

Cũng giống như các loại đục khác, đục bao sau có thể điều trị bằng phẫu thuật thay thủy tinh thể.  Nhưng nếu để lâu không điều trị, dù có phẫu thuật thành công thì thị lực của người bệnh có thể không hồi phục được.

Nguyên nhân của hậu của này được giải thích là: Khi các tế bào thần kinh thị giác ở võng mạc không được tiếp xúc với ánh sáng, não bộ sẽ nhận định rằng tế bào không được sử dụng và dẫn đến thoái hóa dần. Chính vì vậy, sau khi phẫu thuật thay thủy tinh thể, người bệnh thường phải trải qua quá trình điều trị nhược thị để phục hồi thị lực, cân bằng thị lực hai mắt.  

Vì vậy, khó phát hiện ra đục thủy tinh thể, người bệnh nên phẫu thuật sớm vì:  

  • Để lâu bệnh tiến triển nặng gây nhiều biến chứng, thậm chí mù lòa hoàn toàn;
  • Phẫu thuật đơn giản, nhanh, an toàn;
  • Sau phẫu thuật thời gian hồi phục thị lực nhanh hơn. 

Đục bao sau có thể tiến triển nhanh và ảnh hưởng thị lực nhiều hơn so với các loại đục thủy tinh thể khác, tuy nhiên bệnh không nguy hiểm nếu người bệnh đi thăm khám và tiếp nhận điều trị phẫu thuật sớm.

Phát hiện bệnh bằng thăm khám định kỳ được cho là cách tốt nhất để hạn chế biến chứng nặng về thị lực cho người bệnh. 

Lời khuyên

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Đục bao sau

Đục bao sau có nguy hiểm không