Đục thủy tinh thể nhẹ: Dấu hiệu, nguy cơ và hướng điều trị

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Đục thủy tinh thể – nguyên nhân hàng đầu của mù lòa trên thế giới. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đục thủy tinh thể nhẹ, việc hiểu về tình trạng bệnh là rất quan trọng.  Không phải bị đục thủy tinh thể sẽ luôn luôn cần phẫu thuật, đục thủy tinh thể nhẹ có thể chưa cần phẫu thuật nhưng vẫn ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Đục thủy tinh thể nhẹ là gì?

Đục thủy tinh thể là một bệnh lý phổ biến, khi có sự thay đổi cấu trúc trong thủy tinh thể có thể dẫn đến tình trạng đục. Thủy tinh thể thường có độ trong suốt nhưng khi bị đục, nó có thể dẫn đến mắt nhìn  mờ đi và ảnh hưởng đến khả năng  truyền ánh sáng, hình ảnh đến võng mạc.

Duc-the-thuy-tinh

Hình ảnh mắt đục thuỷ tinh thể

Dấu hiệu của đục thủy tinh thể nhẹ có thể chưa ảnh hưởng đến thị lực và thường chỉ được phát hiện khi bác sĩ mắt kiểm tra. Tuy nhiên, khi bệnh lý tiến triển và ảnh hưởng đến thị lực, các triệu chứng có thể xuất hiện như sau:

  • Nhìn mờ: Thủy tinh thể đục có thể làm nhìn mờ và khả năng nhìn rõ vật cũng giảm đi;
  • Chói mắt và quầng sáng: Các bệnh nhân có thể trải qua cảm giác chói mắt khi đối mặt với nguồn sáng và nhìn thấy quầng sáng xung quanh nguồn sáng;
  • Thay đổi màu sắc: Có thể xuất hiện sự thay đổi trong việc nhìn màu sắc, bao gồm cả việc nhìn thấy màu sắc nhạt hoặc màu vàng hơn bình thường;
  • Nhìn hai hình ở một mắt: Đối với một số người, triệu chứng có thể xuất hiện ở một mắt hoặc mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau giữa hai mắt;
  • Thay đổi kính thường xuyên: Bệnh nhân có thể cảm nhận cần phải thay đổi kính với tần suất thường xuyên hơn để duy trì khả năng nhìn rõ.

Đối với những triệu chứng nói trên, việc thăm bác sĩ mắt để được chẩn đoán chính xác là rất cần thiết.

Nguyên nhân khiến bạn mắc đục thủy tinh thể nhẹ

Đục thủy tinh thể nhẹ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các yếu tố sau:

  • Tiểu đường: Người mắc tiểu đường có nguy cơ cao hơn về các vấn đề mắt, bao gồm đục thủy tinh thể. Sự tăng glucose trong máu có thể gây tổn thương cho cấu trúc của thủy tinh thể;
  • Tia UV: Tiếp xúc với tia UV có thể góp phần vào việc hình thành đục thủy tinh thể. Sự phơi nhiễm dài hạn dưới tác động của ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho cấu trúc mắt;
  • Thuốc lá: Hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến mắt bao gồm cả đục thủy tinh thể. Các hợp chất hóa học trong thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mắt;
hut-thuoc-la-tang-nguy-co-duc-thuy-tinh-the

Hút thuốc lá tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể

  • Thuốc Corticoid: Sử dụng lâu dài các loại thuốc có chứa Corticoid có thể gây đục thủy tinh thể dưới bao sau ở mắt;
  • Chấn thương mắt: Chấn thương hoặc tổn thương mắt có thể gây ra đục thủy tinh thể một mắt.

Đục thủy tinh thể có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống không?

Đục thủy tinh thể là một bệnh lý mắt phổ biến, tác động của nó đối với cuộc sống hàng ngày có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và các yếu tố cá nhân. Trong các trường hợp đục thủy tinh thể nhẹ và không ảnh hưởng đến thị lực quá nhiều, bệnh nhân có thể không phát hiện ra bệnh lý này. Vì thế, cuộc sống hàng ngày có thể vẫn diễn ra bình thường và không gây quá nhiều phiền toái.

Khi mức độ đục thủy tinh thể lớn hơn sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động trong cuộc sống thường ngày, có thể xuất hiện những khó khăn trong việc đọc sách, lái xe, nhìn màu sắc. 

Quyết định liệu có nên thực hiện phẫu thuật để loại bỏ đục thủy tinh thể hay không thường phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh lý đối với chất lượng cuộc sống và cảm nhận cũng như nguyện vọng từ bệnh nhân. Các yếu tố như khó khăn trong công việc, hoạt động hàng ngày, thẩm mỹ có thể được xem xét trong quá trình đưa ra quyết định.

Trong một số trường hợp, bác sĩ nhãn khoa có thể quyết định theo dõi và kiểm tra định kỳ sự tiến triển của đục thủy tinh thể. Nếu tình trạng không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày và không phát triển nhanh chóng, quyết định phẫu thuật có thể được lùi lại..

Một số biện pháp điều trị với đục thủy tinh thể nhẹ

Điều trị tạm thời

  • Điều chỉnh nguồn sáng tốt hơn: Sử dụng đèn có độ sáng điều chỉnh được để giảm độ chói lên mắt;
  • Chỉnh kính: Sử dụng kính với độ phù hợp giúp giảm bớt các triệu chứng như mờ mắt, khó nhìn rõ;
  • Kiểm soát đường huyết: Nếu người bệnh có tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết sẽ giúp kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của đục thủy tinh thể.

Điều trị khỏi hoàn toàn – Phẫu thuật

  • An toàn, hiệu quả: Phẫu thuật thay thế thủy tinh bằng thấu kính nhân tạo, giúp cải thiện thị lực;
  • Thị lực cải thiện nhiều sau phẫu thuật: Đã có nhiều trường hợp thị lực được cải thiện rõ ràng sau phẫu thuật;
  • Không cần đeo kính nữa: Thường sau phẫu thuật, người bệnh không cần phải đeo kính để nhìn xa gần;
  • Ngăn chặn sự tiến triển của glaucoma: Đối với bệnh nhân có đồng thời đục thủy tinh thể và glaucoma, phẫu thuật sớm có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của glaucoma;
  • Tránh biến chứng: Mổ sớm có thể  giảm nguy cơ phát triển các biến chứng nặng hơn. Khi bệnh tiến triển nặng việc phẫu thuật sẽ khó khăn hơn;
  • Thị lực kém gây nguy hiểm: Đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động hàng ngày như lái xe, đọc biển báo, đơn thuốc.
phau-thuat-the-thuy-tinh

Điều trị đục thuỷ tinh thể bằng cách phẫu thuật

Quyết định về phương pháp điều trị nên được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên nghiệp, dựa trên tình trạng sức khỏe và mong muốn của bệnh nhân.

Nếu bạn có dấu hiệu của đục thủy tinh thể nhẹ, thăm khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và hướng điều trị hợp lý, vì hiện nay điều trị đục thủy tinh thể đã rất phát triển, được thực hiện an toàn và nhanh chóng.

Việc thăm khám tại cơ sở chất lượng cũng rất quan trọng. vivision kid với đội ngũ y bác sĩ giàu năm kinh nghiệm cùng với thiết bị y khoa hiện đại sẽ là nơi lý tưởng để bạn có thể thăm khám về sức khỏe mắt của mình. 

Lời khuyên

Nếu bạn có dấu hiệu của đục thủy tinh thể nhẹ, thăm khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và hướng điều trị hợp lý, vì hiện nay điều trị đục thủy tinh thể đã rất phát triển, được thực hiện an toàn và nhanh chóng. Việc thăm khám tại cơ sở chất lượng cũng rất quan trọng. vivision kid với đội ngũ y bác sĩ giàu năm kinh nghiệm cùng với thiết bị y khoa hiện đại sẽ là nơi lý tưởng để bạn có thể thăm khám về sức khỏe mắt của mình

vivisionkid
Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Đục thuỷ tinh thể

đục thủy tinh thể nhẹ

FSEC chính thức đổi tên thành VIVISION KID

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

Vì sao không nên sử dụng kính áp tròng quá hạn sử dụng?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

[Hỏi-Đáp] Tại sao đeo kính áp tròng bị mờ?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường