Dụng cụ lấy dị vật mắt: Hướng dẫn sử dụng và xử lý

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Đỗ Thị Thuý Hằng

vào ngày 30/07/2024

Khi gặp phải dị vật trong mắt, sử dụng dụng cụ lấy dị vật mắt đúng cách rất quan trọng để bảo vệ thị lực. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình để loại bỏ dị vật, các dụng cụ để thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.

Dấu hiệu khi có dị vật ở mắt

Dị vật có thể vào mắt từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: bụi, đất, sạn, côn trùng trong không khí, phấn trang điểm, lông mi giả hoặc thậm chí là mảnh nhựa hay kim loại trong các môi trường làm việc đặc thù. Dù là nguyên nhân gì, dị vật trong mắt thường gây ra cảm giác khó chịu và triệu chứng phổ biến hay gặp như:

  • Khi có dị vật trong mắt, anh/ chị có thể cảm thấy căng tức, vướng víu, ngứa ngáy hoặc nhức mỏi, đặc biệt là khi chớp mắt.
  • Nước mắt có thể chảy nhiều hơn và mắt có thể bị đỏ do sự xuất huyết ở giác mạc.
  • Mắt có thể bị mờ, khó nhìn rõ hoặc trở nên nhạy cảm với ánh sáng.
Mắt bị cộm là một trong những dấu hiệu dị vật ở mắt thường gặp phải

Mắt bị cộm là một trong những dấu hiệu dị vật ở mắt thường gặp phải

Các dị vật mắt thường gặp phải

Dị vật trong kết mạc thường xảy ra do các tai nạn trong các hoạt động hàng ngày, khi các vật thể nhỏ từ môi trường xung quanh vô tình lọt vào mắt. Những loại dị vật phổ biến trong mắt bao gồm:

  • Lông mi
  • Gỉ mắt
  • Mùn cưa
  • Bụi
  • Kính áp tròng
  • Hạt kim loại
  • Mảnh thủy tinh

Bụi và cát có thể vào mắt do gió hoặc các mảnh vụn rơi xuống. Các vật liệu kim loại hoặc thủy tinh thường lọt vào mắt do sự cố nổ, tai nạn liên quan đến công cụ lao động như búa, khoan hoặc máy cắt cỏ. Dị vật bay vào mắt với tốc độ cao có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng.

Dụng cụ lấy dị vật mắt thường dùng

Khi phát hiện dị vật trong mắt, việc xử lý nhanh chóng và chính xác là cực kỳ quan trọng để bảo vệ giác mạc và các cấu trúc xung quanh. Tùy thuộc vào loại và kích thước của dị vật, có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Dưới đây là các phương pháp thường dùng:

Dung dịch nhỏ mắt: Để loại bỏ dị vật, có thể sử dụng dung dịch nhỏ mắt. Hiện nay, có nhiều loại dung dịch rửa mắt có sẵn trên thị trường, hầu hết được thiết kế để nhỏ trực tiếp vào mắt.

Tăm bông: Nhấc nhẹ mí mắt lên và đưa đầu tăm bông vào phía sau mí kết hợp với việc đảo tròng mắt. Kiểm tra xem tăm bông đã lấy được dị vật hay chưa. Lau nhẹ nhàng bằng tăm bông, chuyển động chấm lên chấm xuống, tránh quẹt khắp mắt

Rửa bằng nước: Nên sử dụng cốc rửa mắt và vệ sinh với nước sạch. Nếu không có cốc rửa mắt, có thể dùng bát nhỏ hoặc cốc để chứa nước, sau đó dội vào mắt. Một cách khác là để mắt dưới vòi nước chảy chậm hoặc vòi hoa sen để làm sạch nhanh hơn.

Đối với các dị vật có kích thước lớn: Việc loại bỏ chúng thường đòi hỏi sự can thiệp chuyên sâu và các dụng cụ chuyên dụng mà bác sĩ sử dụng.

Những dị vật này không thể được xử lý bằng các phương pháp thông thường hoặc dụng cụ cơ bản, cần dùng các công cụ và kỹ thuật đặc biệt để đảm bảo việc loại bỏ dị vật diễn ra an toàn và hiệu quả, đồng thời tránh gây tổn thương thêm cho mắt.

Sử dụng tăm bông để lấy dị vật ở mắt

Sử dụng tăm bông để lấy dị vật ở mắt

Cách xử trí khi bị dị vật ở mắt

Khi xuất hiện dấu hiệu dị vật trong giác mạc, tuyệt đối không dụi mắt hoặc ấn mạnh vào mắt bị tổn thương. Hãy rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch, nhắm mắt nhẹ nhàng hoặc đắp một lớp gạc mỏng. Sau đó, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, sử dụng dụng cụ lấy dị vật mắt xử lý kịp thời.

Tại cơ sở y tế, bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra thị lực và sử dụng máy sinh hiển vi để phát hiện dị vật, kiểm tra cấu trúc của mắt. Nếu bệnh nhân cảm thấy khó chịu trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc tê để giảm cảm giác không thoải mái trên bề mặt nhãn cầu. Sau khi xác định vị trí của dị vật, quy trình loại bỏ sẽ bao gồm các bước sau:

  • Gây tê tại chỗ: Để giảm cảm giác đau đớn trong quá trình xử lý.
  • Sử dụng dụng cụ lấy dị vật mắt chuyên dụng: Tiến hành lấy dị vật ra và làm sạch khu vực nơi dị vật bám vào giác mạc. Đối với dị vật rỉ sắt, cần loại bỏ hoàn toàn vòng rỉ sắt.
  • Rửa mắt: Rửa sạch mắt và tra thuốc mỡ kháng sinh, băng mắt để bảo vệ. Nếu là dị vật thực vật dùng dung dịch Betadin 5% để rửa mắt nhằm ngăn ngừa viêm loét giác mạc do nấm.
Dụng cụ lấy dị vật mắt từ bác sĩ chuyên khoa

Dụng cụ lấy dị vật mắt từ bác sĩ chuyên khoa

Hãy đặt lịch ngay với vivision (tên cũ là FSEC) để được thăm khám và xử lý dị vật giác mạc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ sử dụng dụng cụ lấy dị vật mắt chuyên dụng. Cùng với đó, cung cấp sự chăm sóc tận tình và các phương pháp điều trị tiên tiến, giúp anh/chị loại bỏ dị vật và bảo vệ sức khỏe đôi mắt của mình!

Lời khuyên

Trong trường hợp dị vật bị đâm sâu vào kết mạc hoặc giác mạc và không thể loại bỏ bằng các dụng cụ thông thường, hoặc nếu mắt vẫn cảm thấy cộm, đau nhói sau khi đã thực hiện các biện pháp trên, anh/ chị nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Thạc sĩ Đỗ Thị Thuý Hằng
Bác sĩ Đỗ Thị Thuý Hằng
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Bác sĩ Nhãn khoa

Uy tín: Bác sĩ Hằng luôn chiếm được tình cảm của các bạn nhỏ bởi sự hài hước và gần gũi. Bác mong muốn các con được sử dụng những phương pháp điều trị và chăm sóc mắt tốt, hiện đại và phù hợp nhất, bác sĩ cũng luôn cập nhật và đóng góp các ý kiến liên quan tới chuyên môn, máy móc, kỹ thuật đảm bảo cho mắt của trẻ được thăm khám và cho ra kết quả tốt nhất.

Gắn thẻ:

Dấu hiệu dị vật ở mắt

Dụng cụ lấy dị vật mắt

Lấy dị vật ở mắt