Giác mạc dày bao nhiêu thì mổ được Lasik? Làm thế nào khi giác mạc quá mỏng?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Chiều dày giác mạc là một yếu tố quan trọng trong phẫu thuật khúc xạ Lasik vì bản chất của phương pháp phẫu thuật này là tác động lên giác mạc và làm mỏng giác mạc. Vậy với độ dày giác mạc bao nhiêu thì có thể thực hiện phẫu thuật này? Cùng tìm hiểu với vivision nhé!

Độ dày giác mạc bao nhiêu thì mổ được Lasik?

Giác mạc là một cấu trúc trong suốt rất quan trọng của mắt. Nó có tác dụng như một thấu kính hội tụ giúp ánh sáng qua mắt hiện ảnh lên võng mạc, giúp chúng ta có thể nhìn thấy vật thể. Bình thường giác mạc dày khoảng 500 đến 600 micromet (um). Khi độ dày dưới 500 um được coi là giác mạc mỏng.

Do-day-giac-mac-duoc-chup-bang-may-chup-ban-do-giac-mac

Độ dày giác mạc được đo bằng máy chụp bản đồ giác mạc

Tuy nhiên, mắt là một khối cầu chứa dịch ở trong và giác mạc là cấu trúc phải chịu áp lực nội nhãn rất lớn. Giác mạc càng mỏng thì sau mổ khả năng chịu lực càng yếu đi, lâu dài sẽ dẫn đến các hậu quả như:

  • Tái cận: Nếu giác mạc mỏng dưới ngưỡng cho phép mà vẫn phẫu thuật, áp lực nội nhãn sẽ đẩy cong giác mạc lại, tức là trục nhãn cầu cũng sẽ dài ra. Lúc này, hình ảnh sẽ hội tụ phía trước võng mạc dẫn tới tình trạng tái cận thị;
  • Mắt khô: Đối với giác mạc có độ cong bình thường, màng phim nước mắt sẽ dễ dàng bao phủ hết bề mặt giác mạc. Khi giác mạc quá mỏng sẽ có khuynh hướng cong nhiều hơn ở vị trí mỏng nhất, làm cho màng nước mắt khó tiếp xúc và dẫn đến khô mắt. Tình trạng này có thể thành mãn tính và gây ảnh hưởng đến thị lực;
  • Giãn lồi giác mạc: Đây là một hậu quả hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Giãn, lồi giác mạc là hiện tượng độ cong bề mặt giác mạc không đều, làm cho ánh sáng đi qua giác mạc bị “bẻ cong” theo nhiều hướng, khiến hình ảnh bị méo mó, mờ nhòe, nhìn đôi (song thị),…
Mat-co-the-bi-kho-sau-phau-thuat-lasik

Mắt có thể bị khô sau khi phẫu thuật Lasik

Độ dày giác mạc có tăng lên được không? Làm sao để giác mạc dày lên?

Giác mạc không thể dày lên được bởi giác mạc có độ dày nhất định, không thể dày lên hay tự nhiên mỏng đi được nếu không có tác động vật lý hay bệnh lý. Thông thường, giác mạc sẽ mỏng đi khi những người có tật khúc xạ ở mắt thực hiện phẫu thuật Lasik để điều trị bệnh lý của mình. Lúc này, phẫu thuật Lasik sẽ mài vạt đi một phần giác mạc khiến chúng mỏng đi sau đó chiếu Laser để khử độ cận, cải thiện thị lực.

Ngoài ra ở các trường hợp bệnh lý, điển hình là giác mạc chóp cũng sẽ làm giác mỏng dần. Vì vậy, có thể nói giác mạc chỉ có thể mỏng đi khi thực hiện phẫu thuật mắt hoặc gặp vấn đề bệnh lý chứ không có cách nào để giúp chúng dày lên được.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ dày giác mạc

Mỗi người sẽ có một độ dày giác mạc nhất định, không giống nhau. Sự khác biệt này phụ thuộc vào một số yếu tố như: 

  • Tuổi: Về mặt sinh lý học, giác mạc sẽ mỏng dần theo tuổi;
  • Giới tính: Giác mạc ở nam giới dày hơn nữ giới;
  • Chủng tộc: Tùy từng chủng tộc mà độ dày giác mạc cũng khác nhau;
  • Một số tình trạng nhiễm trùng tại mắt như viêm giác mạc cũng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, làm thay đổi độ dày giác mạc.

Khi giác mạc mỏng bạn nên làm gì?

Do phẫu thuật Lasik thông qua chiếu laser sẽ làm mỏng đi nhu mô giác mạc nên trước khi quyết định có mổ được Lasik hay không, bác sĩ sẽ khám mắt tổng quát, xác định độ khúc xạ, khám bản đồ giác mạc và xác định chiều dày giác mạc…

Nếu bệnh nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì bác sĩ đưa ra chỉ định phẫu thuật lasik. Ngược lại, khi không đủ tiêu chuẩn để thực hiện phẫu thuật Lasik, bạn sẽ được tư vấn một số biện pháp điều trị thay thế khác phù hợp hơn. Ví dụ như: 

  • Phẫu thuật Relex Smile;
  • Phẫu thuật Smartsurface;
  • Phẫu thuật Clear;
  • Phẫu thuật Femto Lasik;
  • Một số phương pháp khác nữa…

Sau khi xác định được phương pháp phẫu thuật phù hợp, việc giữ cho đôi mắt khỏe mạnh trước và sau phẫu thuật bằng cách chăm sóc mắt là điều rất cần thiết.

Vệ sinh mắt sạch sẽ: Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý có thể được thực hiện nhiều lần trong ngày, giúp loại bỏ bụi bẩn, dị vật, bảo vệ tốt cho giác mạc. Bạn có thể thực hiện với quy trình như sau:

  • Bước 1: Rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay;
  • Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý vào mắt, chú ý chỉ nên nhỏ từng giọt một và nhỏ vào góc mắt trong;
  • Bước 3: Sử dụng gạc y tế, tẩm ướt gạc bằng nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng bắt đầu từ khóe mắt kéo sang đến đuôi mắt;
  • Bước 4: Vệ sinh tương tự cho mắt còn lại, chú ý nên dùng từng gạc riêng cho mỗi mắt để tránh lây nhiễm chéo nếu một bên mắt bị viêm nhiễm.

Massage mắt: Bài tập massage mắt có tác dụng thư giãn mắt, hạn chế hiện tượng nhức mỏi mắt. Quy trình massage mắt tiêu chuẩn là:

  • Bước 1: Chú ý rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch rửa tay trước khi massage.
  • Bước 2: Dùng ngón giữa và ngón áp út (ngón số 3 và 4) vuốt nhẹ nhàng lên – xuống vùng đuôi mắt 5 lần.
  • Bước 3: Sử dụng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng bóp từ vùng đầu cho đến đuôi lông mày trong 5 lần.
  • Bước 4: Dùng ngón cái xoa hoặc vuốt nhẹ nhàng vào da vùng dưới mắt trong 5 lần.
Cac-buoc-massage-mat-giup-thu-gian-mat

Các bước massage mắt giúp thư giãn mắt

Ngủ đủ giấc: Sau một ngày hoạt động mệt mỏi, ban đêm là thời điểm mắt cần được thư giãn, nghỉ ngơi. Nếu thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ thì mắt phải tiếp tục hoạt động, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng không đủ. Lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như: thâm quầng mắt, khô mắt, nhức mỏi, cận thị, loạn thị… Vì vậy, việc đảm bảo một giấc ngủ đủ sẽ bảo vệ toàn diện cho đôi mắt của bạn.

Chế độ dinh dưỡng: Việc đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mắt cũng là cách để tăng cường sức khỏe cho mắt, ngăn ngừa một số bệnh lý về mắt. Để mắt được “sáng” hơn, khỏe hơn, bạn có thể tham khảo các nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Vitamin A: Đây là loại vitamin rất tốt cho những cận thị, mắc khô mắt, hay nhức mỏi mắt,… Ví dụ: sữa, lòng đỏ trứng, gan động vật,…
  • Beta carotene: Đây là tiền chất vitamin A, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Hợp chất này thường có nhiều trong rau củ quả có màu vàng hoặc rau xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, rau ngót,…
  • Vitamin E: hạn chế tác hại của ánh sáng xanh lên mắt, chống oxy hóa. Các thực phẩm giàu vitamin E như: các loại hạt: đậu nành, đậu phộng,…
  • Omega-3: Đây là một nhóm acid béo rất cần thiết cho mắt, giúp tăng độ ẩm cho mắt, giảm khô, mỏi mắt, đau nhức mắt.
Cac-thuc-pham-tot-cho-mat

Các thực phẩm tốt cho mắt

Tái khám định kỳ: Sau khi mổ mắt, bạn cần tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ nhằm theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị cũng như phát hiện kịp thời nếu xảy ra các biến chứng.

Để được vivision tư vấn về vấn đề mổ cận và giác mạc, hãy gọi ngay đến hotline 0334141213.

Lời khuyên

Hiện nay, với nền y học hiện đại, có nhiều phương pháp mổ cận có thể áp dụng trong trường hợp giác mạc mỏng. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất, hãy đi khám bác sĩ tại các cơ sở Nhãn khoa uy tín để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

giác mạc

giác mạc dày bao nhiêu thì mổ được

mổ cận

Kính cận cho trẻ em: Nên chọn gọng nhựa hay kim loại?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

So sánh kính cận phân cực và kính chống UV

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Kính cận phân cực: khi nào cần thiết?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy