Hội chứng Sjogren là gì? 1 số cách phòng ngừa hội chứng Sjogren

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Hội chứng Sjogren

Hoi-chung-Sjogren

Hội chứng Sjogren

Bạn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát thị lực do chứng khô mắt diễn ra thường xuyên? Liệu chúng có liên quan tới hội chứng Sjogren, hãy cùng vivision kid tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

Khái niệm

Hội chứng Sjogren là bệnh lý tự miễn tác động tới các tuyến ngoại tiết trong cơ thể như tuyến lệ, tuyến nước bọt và các cơ quan khác như khớp, da, phổi, gan, thận, các tế bào thần kinh. 

Nguyên nhân của Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren thuộc nhóm bệnh tự miễn bị gây ra bởi sự tự tấn công của hệ miễn dịch. Tự miễn làm suy giảm các tuyến ngoại tiết như tuyến lệ, tuyến nước bọt do chính cơ thể người bệnh nhận diện như một tế bào lạ không có lợi nên kích thích hệ miễn dịch tấn công. Cơ chế tự miễn của hội chứng này đang trong  quá trình nghiên cứu nhưng một số minh chứng cho thấy các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh như yếu tố di truyền và tác nhân từ môi trường bên ngoài. 

Biểu hiện Hội chứng Sjogren

Bệnh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh có tỷ lệ mắc bệnh của nữ cao gấp 9 lần so với nam vì hoạt động tự miễn này có xu hướng ảnh hưởng với nữ giới nhiều hơn. Phổ biến nhất trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi. 

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là khô niêm mạc ( khô mắt, miệng ) do sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy và các tuyến gây giảm tiết nước mắt và nước bọt. Hội chứng Sjogren thường xuất hiện kèm theo các bệnh lý hay gặp như viêm khớp, Lopus, viêm động mạch… 

Triệu chứng Hội chứng Sjogren

Hoi-chung-Sjogren

Hai cơ quan chính chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hội chứng Sjogren là tuyến nước mắt và tuyến nước bọt nên dễ diễn ra tình trạng khô mắt, khô miệng. 

  • Khô mắt: Tế bào Lympho dễ dàng thâm nhiễm vào tuyến lệ và tương bào làm giảm tiết nước bọt dẫn đến viêm kết giác mạc khô, mí mắt,đỏ mắt. Người bệnh thường có cảm giác nóng rát hai mắt, cộm và tăng nhạy cảm với ánh sáng. 
  • Khô miệng: Sự thâm nhiễm của tế bào lympho và tương bào xảy ra đối với tuyến nước bọt tương tự tuyến lệ. Đặc trưng của người mắc hội chứng Sjogren khi giảm tiết nước bọt là dễ bị hôi miệng, gặp khó khăn trong ăn uống, nói chuyện. 
  • Ngoài ra các cơ quan khác cũng có thể mắc tình trạng khô niêm mạc như họng, da, âm đạo… 

Một số triệu chứng khác có thể bắt gặp như sau:

 

  • Mệt mỏi
  • Giảm thị lực – nhìn mờ
  • Đau nhiều khớp
  • Sưng viêm tuyến mang tai
  • Sưng hạch
  • Đau dạ dày
  • Sốt, phát ban
  • Viêm mạch máu
  • Viêm tụy
  • Viêm màng phổi

Phòng ngừa Hội chứng Sjogren

Hoi-chung-Sjogren

Dưỡng ẩm cho mắt để hạn chế tình trạng khô mắt

Bạn có thể tham khảo những phương pháp phòng ngừa sau nhằm hạn chế diễn tiến tình trạng của hội chứng Sjogren như:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng các dung dịch súc miệng, đánh răng hằng ngày và thăm khám nha sĩ thường xuyên. Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, thay vào đó là uống nhiều nước khoáng.
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo bổ sung vitamin chống khô mắt
  • Dùng kem dưỡng ẩm cho da.

Hội chứng Sjogren là bệnh lý tự miễn nên không có khả năng nhiễm bệnh ngoại sinh khi tiếp xúc giữa người và người. 

Phương pháp điều trị 

Hoi-chung-Sjogren

Hội chứng Sjogren hiện nay chưa có phương pháp giải quyết triệt để nguyên nhân bệnh mà chỉ có các cách điều trị có vai trò cải thiện triệu chứng. 

Các loại thuốc được chỉ định nhằm giảm khô mắt, tăng tiết nước bọt, giảm đau khớp hay ức chế hệ miễn dịch.

  • Nước mắt nhân tạo, thuốc tăng tiết nước mắt trị khô mắt.
  • Với các trường hợp khô mắt có xuất hiện các biến chứng nặng nề kèm theo viêm loét giác mạc cần phối hợp thêm các loại thuốc kháng sinh, thuốc mỡ sản khoa hay huyết thanh tự thân.
  • Một số thuốc ức chế tự miễn như coticoid…và các loại thuốc giảm đau. 

Kèm theo các phương pháp điều trị bệnh cần kết hợp thói quen sinh hoạt đều đặn, cải thiện sức khoẻ bằng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, protein… đa dạng.

Lời khuyên

Ngoài ra nên tăng thời gian ngoài trời, tập thể dục thể thao tăng sức đề kháng phòng chống các tác nhân gây bệnh. Và quan trọng hơn là cần đi thăm khám để bác sỹ đưa ra lời khuyên cũng như phác đồ điều trị phù hợp cho từng cá nhân, từng giai đoạn.

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

hội chứng sjogren

phòng ngừa hội chứng