Kết quả khám mắt thế nào là bình thường, bất thường?
Việc hiểu rõ kết quả khám mắt là điều cần thiết để đánh giá sức khỏe thị lực của bạn. Nhưng làm thế nào để biết kết quả khám mắt thế nào là bình thường và kết quả khám mắt thế nào là bất thường? Hãy cùng vivision giải đáp trong bài viết sau.
Ý nghĩa các ký hiệu trong phiếu khám mắt
Để hiểu chính xác kết quả khám mắt, bạn cần nắm rõ ý nghĩa của các chỉ số phổ biến được ghi trên giấy khám mắt. Cụ thể như sau:
Chỉ số | Ý nghĩa |
Mắt trái (L) hoặc OS (Oculus Sinister) | Ký hiệu chỉ mắt trái |
Mắt phải (R) hoặc OD (Oculus Dexter) | Ký hiệu chỉ mắt phải |
OU (Oculus Uterque) | Chỉ tình trạng của cả hai mắt |
Diopters (Diop, Độ) | Đơn vị đo lường độ cận thị hoặc viễn thị của mắt |
Sphere (SPH) | Ký hiệu độ cầu của mắt, biểu thị khả năng khúc xạ của thủy tinh thể:
– Dấu trừ (-) như SPH -2.00 nghĩa là mắt bị cận thị. – Dấu cộng (+) như SPH +1.00 biểu thị mắt viễn thị. |
Cylinder (CYL) | Ký hiệu độ loạn của mắt:
– CYL -1.00 cho thấy mắt bị cận loạn. – CYL +1.00 cho thấy mắt bị viễn loạn. – CYL 0.00 nghĩa là không có loạn thị. |
Axis (AXE hoặc AX) | Góc độ của độ loạn thị, thường đo từ 1 đến 180. AXE 90 tương ứng với trục dọc, AXE 180 tương ứng với trục ngang của mắt. |
ADD | Giá trị cộng thêm trong kính hai tròng, dùng để điều chỉnh lão thị. |
AVG | Số đo trung bình từ các lần đo mắt |
KCDT | Khoảng cách giữa hai đồng tử (PD), quan trọng khi cắt kính để đảm bảo mắt nhìn rõ và cân bằng qua tròng kính. |
Xem kết quả độ cận từ phiếu chụp khúc xạ tự động
Để đọc độ cận từ phiếu chụp khúc xạ tự động, bạn cần chú ý đến một số chỉ số quan trọng. Dưới đây là cách đọc và giải thích các thông số trên phiếu chụp khúc xạ tự động:
Dưới đây là cách đọc kết quả kết quả khám mắt từ bảng ký hiệu trên:
- <R>: Mắt phải
- SPH: Độ cận là -3.25
- CYL: Độ loạn là -2.00
- AX: Trục loạn là 175
- Cách đọc: Cận -3.25, loạn -2.00, trục 175
- <L>: Mắt trái
- SPH: Độ cận là -0.75
- CYL: Độ loạn là -3.00
- AX: Trục loạn là 0 (hoặc 180)
- Cách đọc: Cận -0.75, loạn -3.00, trục 0 (hoặc 180)
- Khoảng cách giữa hai đồng tử (PD) là 61 mm
Lưu ý: Kết quả kết quả khám mắt từ máy đo tự động chỉ là thông số tham khảo. Bác sĩ sẽ tinh chỉnh qua các bước kiểm tra để đưa ra độ cận, viễn và loạn thị chính xác hơn cho mắt bạn.
Cách hiểu thông tin về độ cận trong đơn kính
Để đọc độ cận trên một đơn kính, bạn cần chú ý đến các thông số cơ bản sau:
Dưới đây là cách đọc độ cận trên giấy kết quả khám mắt:
- Mắt phải: Thị lực khi không đeo kính là đếm ngón tay ở khoảng cách 4m. Độ cận là -1.75, độ loạn là -1.00, trục 180. Khi đeo kính, thị lực đạt 20/25 (tương đương 8/10).
- Mắt trái: Thị lực khi không đeo kính là đếm ngón tay ở khoảng cách 4m. Độ cận là -2.00, độ loạn là -1.00, trục 5. Khi đeo kính, thị lực đạt 20/20 (tương đương 10/10).
- Khoảng cách đồng tử: Không có thông tin.
Kết quả khám mắt thế nào là bình thường?
Kết quả khám mắt trong phạm vi bình thường bao gồm:
- Thị lực đạt mức 20/20.
- Khả năng nhìn ngoại vi ổn định.
- Nhận biết chính xác các màu sắc khác nhau (nếu được kiểm tra).
- Cấu trúc mắt như giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể trong trạng thái bình thường.
- Không có dấu hiệu đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hay các bệnh lý võng mạc như thoái hóa điểm vàng.
Kết quả khám mắt thế nào là bất thường?
Một số kết quả khám mắt bất thường có thể bao gồm:
- Tăng áp suất mắt: Mức áp suất mắt bình thường dao động từ 10 – 21 mmHg. Nếu áp suất vượt quá 21 mmHg, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.
- Hạn chế thị lực ngoại vi: Khả năng quan sát không gian xung quanh bị giảm, chỉ có thể thấy rõ khi quay đầu hoặc di chuyển mắt. Đây là dấu hiệu ban đầu của tăng nhãn áp và nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất thị lực.
- Đục thủy tinh thể: Khi kiểm tra bằng đèn khe, thủy tinh thể không còn trong suốt có thể cho thấy dấu hiệu của đục thủy tinh thể.
- Bong võng mạc: Sự tách rời võng mạc khỏi các lớp khác của mắt sẽ được phát hiện qua kiểm tra.
- Giảm thị lực sắc nét: Nếu thị lực không rõ nét, có thể bạn đang đối mặt với thoái hóa điểm vàng, một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa.
Ngoài ra các kết quả khám mắt bất thường khác có thể bao gồm:
- Loạn thị xảy ra khi giác mạc có hình dạng bất thường, gây ra sự méo mó trong việc khúc xạ ánh sáng.
- Tắc nghẽn ống lệ.
- Mù màu.
- Loạn dưỡng giác mạc.
- Tình trạng loét hoặc nhiễm trùng ở giác mạc.
- Tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu mắt.
- Bệnh võng mạc do tiểu đường.
- Viễn thị.
- Các chấn thương mắt.
- Nhược thị (mắt lười).
- Cận thị.
- Lão thị.
- Lác mắt.
Một phiếu khám mắt có hiệu lực trong bao lâu?
Thời gian có hiệu lực của phiếu kết quả khám mắt phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng mắt của mỗi người. Đối với trẻ em, đặc biệt là với những trường hợp cận thị, độ khúc xạ có thể thay đổi nhanh chóng, vì vậy các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám định kỳ mỗi 3-6 tháng.
Trong khi đó, người lớn sau 18 tuổi thường có độ khúc xạ ổn định hơn, do đó khoảng thời gian khám mắt định kỳ có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy, phiếu khám mắt sẽ có hiệu quả tốt nhất trong vòng 3-6 tháng đối với trẻ em và 6-12 tháng đối với người lớn. Sau mỗi lần khám, bác sĩ sẽ chỉ định lịch tái khám dựa trên tình trạng mắt cụ thể của mỗi người, và phòng khám sẽ nhắc lịch tái khám trước vài ngày để thuận tiện cho việc sắp xếp thời gian.
Lưu ý khi đọc kết quả đo mắt
- Kết quả đo thị lực qua bảng chữ cái chỉ có giá trị tham khảo, để xác định chính xác tình trạng cận thị cần sử dụng máy đo khúc xạ chuyên dụng.
- Giấy khám mắt còn bao gồm các thông tin như chỉ số khúc xạ, trục loạn, độ thêm, v.v. Những thông tin này cần được bác sĩ giải thích để bạn hiểu rõ về tình trạng mắt của mình.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều chỉnh phù hợp nhất với tật khúc xạ của mình.
Các phương pháp phổ biến để điều chỉnh tật khúc xạ bao gồm:
- Kính gọng: Là phương pháp hiệu quả và phổ biến, giúp điều chỉnh các vấn đề về khúc xạ.
- Kính áp tròng: Mang lại sự thoải mái và tính thẩm mỹ, nhưng cần vệ sinh kỹ để tránh biến chứng mắt.
- Phẫu thuật khúc xạ: Đây là giải pháp điều chỉnh vĩnh viễn, dành cho những người có sức khỏe mắt tốt và đủ điều kiện y tế.
Khi nào cần đi khám mắt?
Khi có dấu hiệu bất thường: Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu như sau, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt sớm:
- Trẻ hay nheo mắt khi nhìn xa hoặc gần, hoặc than phiền không nhìn rõ trên bảng.
- Tiến lại gần để nhìn rõ hơn.
- Nghiêng đầu khi quan sát.
- Nháy mắt liên tục.
- Thường xuyên dụi mắt.
Khám mắt định kỳ: Ngay cả khi không có các triệu chứng nêu trên, việc khám mắt định kỳ vẫn rất cần thiết để phát hiện sớm những bất thường. Nếu chỉ một mắt bị vấn đề, các triệu chứng có thể không rõ ràng, do đó việc kiểm tra mỗi 3-6 tháng sẽ giúp theo dõi sự thay đổi của mắt một cách hiệu quả.
Việc hiểu các chỉ số trên giấy khám mắt sẽ giúp phụ huynh nắm rõ hơn về tình trạng mắt và mức độ phát triển tật khúc xạ của trẻ, hỗ trợ trong việc quyết định thời điểm khám mắt định kỳ. Nếu cần giải nghĩa kết quả khám mắt, hãy nhắn tin cho vivision qua Zalo để đội ngũ chuyên gia hướng dẫn chi tiết.
Lời khuyên
Ngày càng nhiều người mắc tật khúc xạ ở mắt, đặc biệt là trẻ em. Việc thăm khám định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh ở mắt. Dựa vào kết quả khám mắt, bạn có thể biết được sức khoẻ của mắt.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: